Đề thi học kì 2 Văn 8 Chân trời sáng tạo - Đề 2
Đề thi học kì 2 Văn 8 Chân trời sáng tạo - Đề 1 có đáp án và ma trận, thầy cô có thể tham khảo ra đề và ôn luyện cho học sinh. Tài liệu giúp các em học sinh ôn luyện lại kiến thức thật tốt chuẩn bị tốt cho kì thi cuối học kì 2 lớp 8 sắp tới.
Đề kiểm tra Văn 8 học kì 2 năm 2024
1. Đề thi học kì 2 Ngữ văn 8 CTST
ĐỌC- HIỂU VĂN BẢN: (6.0 ĐIỂM)
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
THU ẨM
Năm gian nhà cỏ thấp le te
Ngõ tối đêm sâu đóm lập lòe
Lưng giậu phất phơ màu khói nhạt
Làn ao lóng lánh bóng trăng loe
Da trời ai nhuộm màu xanh ngắt?
Mắt lão không vầy cũng đỏ hoe
Rượu tiếng rằng hay, hay chả mấy
Độ năm ba chén đã say nhè.
(Nguyễn Khuyến)
Câu 1 (0,5 điểm): Văn bản “Thu ẩm” thuộc thể thơ nào?
Câu 2 (0,5 điểm): Xác định một câu thơ có sử dụng biện pháp nghệ thuật đảo ngữ?
Câu 3 (0,5 điểm): Nêu bố cục của văn bản trên?
Câu 4 (1,0 điểm): Chỉ ra câu hỏi tu từ trong văn bản trên? Nêu tác dụng của câu hỏi tu từ đó?
Câu 5 (1,5 điểm): Nêu nội dung chính của văn bản trên?
Câu 6 (2,0 điểm): Từ phần đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 7-12 dòng) nêu cảm nhận của em về bài thơ trên.
PHẦN II. VIẾT (4,0 điểm)
Viết bài văn phân tích tác phẩm “Bồng chanh do” của Đỗ Chu.
------------------------------Hết----------------------------
2. Đáp án đề thi cuối học kì 2 Văn 8 CTST
PHẦN | CÂU | NỘI DUNG | ĐIỂM |
I |
|
| 6,0 |
1 | - Thể loại: Thơ Thất ngôn bát cú Đường luật. | 0,5 | |
2 | - Câu thơ sử dụng biện pháp nghệ thuật đảo ngữ: “Da trời ai nhuộm màu xanh ngắt?”/ “Rượu tiếng rằng hay, hay chả mấy”. | 0,5 | |
3 | - Bố cục: Đề (câu 1,2) – Thực (câu 3,4) – Luận (câu 5,6) – Kết (câu 7,8) | 0,5 | |
4 | - Câu hỏi tu từ: “Da trời ai nhuộm màu xanh ngắt?”. - Tác dụng: Không nhằm mục đích tìm kiếm câu trả lời mà sử dụng để nhấn mạnh nội dung người nói, người viết muốn gửi gắm. | 0,5 0,5 | |
5 | HS trả lời theo cảm nhận, bám sát nội dung văn bản nhưng cần đảm bảo nội dung sau: - Là một bức tranh mùa thu với đủ sắc màu, âm thanh dưới cái nhìn, dưới con mắt của một nhà thơ, một con người đang đơn đọc, nâng chén với cuộc đời. | 1,5 | |
6 | * Yêu cầu về hình thức (0,5 đ): - Viết đoạn văn (7-12 câu); đảm bảo cấu trúc đoạn văn. - Diễn đạt rõ ràng, mạch lạc. * Yêu cầu về nội dung (1,5 đ): Học sinh có các cách diễn đạt khác nhau nhưng cần hiểu và viết được bài học rút ra từ việc sử dụng thời gian. - Giới thiệu tác giả, tác phẩm. - HS viết được cảm nhận của bản thân về nghệ thuật và nội dung của bài thơ trên. | 2,0 | |
II | VIẾT |
| 4,0 |
PHẦN I |
CÂU
| a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận văn học: Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề. | 0,25 |
b Xác định đúng yêu cầu của đề: Viết bài văn phân tích được một tác phẩm văn học yêu thích. | 0,25 | ||
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau. Nhưng đảm bảo các yêu cầu sau: * Mở bài (0,5 đ) - Giới thiệu tác phẩm (tên tác phẩm, tác giả) + Tên tác phẩm: Bồng chanh đỏ + Tên tác giả: Đỗ Chu - Nêu khái quát chủ đề và một vài nét đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm: Chủ đề tình yêu thương và sự tôn trọng quyền sống tự do đối với loài vật được thể hiện bằng hình thức nghệ thuật đặc sắc. * Thân bài (2,0 đ) - Phân tích chủ đề của tác phẩm: + Hoài phát hiện chim bồng chanh, đi bắt giống chim quý, trả chim về tổ cũ, lén đi bắt chim một mình, mong ước cuộc sống yên bình cho chim bồng chanh đỏ. + Mối quan hệ giữa Hoài với làng quê, đầm sen thơ mộng, nơi sinh sống của giống chim quý, giữa Hoài và anh trai. - Chỉ ra và phân tích tác dụng của một vài nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm: + Ngôi kể: ngôi thứ nhất làm cho câu chuyện khách quan, chân thực. + Chi tiết tiêu biểu: lời nhân vật tôi cuối truyện “Bồng chanh… làm dáng” góp phần thể hiện tình yêu loài vật của Hoài, góp phần thể hiện chủ đề của truyện. + Nhan đề: “Bồng chanh đỏ” là nhan đề hợp lí gắn với chuyện trong tác phẩm: yêu thương, tôn trọng, bảo vệ bồng chanh đỏ. * Kết bài (0,5 đ) - Khẳng định lại chủ đề và giá trị của một vài nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm + Bồng chanh đỏ là truyện giàu ý nghĩa, phù hợp để giáo dục trẻ em biết yêu quý loài vật - Nêu được suy nghĩ, cảm xúc về tác phẩm, chia sẻ bài học rút ra cho bản thân + Tìm hiểu, yêu quý thế giới loài vật + Sống chan hòa với loài vật + Tôn trọng, bảo vệ cuộc sống của loài vật | 3,0 | ||
d. Chính tả ngữ pháp đảm bảo chuẩn chính tả ngữ pháp tiếng Việt. | 0,25 | ||
e. Sáng tạo lời văn kết hợp kể, tả, biểu cảm, sinh động; bài viết lôi cuốn hấp dẫn. | 0,25 |
3. Ma trận đề thi học kì 2 Văn 8 CTST
TT | Kĩ năng | Nội dung/đơn vị kiến thức | Mức độ nhận thức | Tổng % điểm | |||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | ||||||||
TNKQ | TL | TNKQ | TL | TNKQ | TL | TNKQ | TL | ||||
1
| Đọc hiểu
| Thơ Thất ngôn bát cú và Tứ tuyệt Đừng luật |
| 3 |
| 2 |
| 1 | 0 | 0 | 60 |
2 | Viết | Nghị luận văn học | 0 | 1* | 0 | 1* | 0 | 1* | 0 | 1* | 40 |
Tổng | 0 | 20 | 0 | 40 | 0 | 30 | 0 | 10 | 100 | ||
Tỉ lệ % | 20 | 40 | 30 | 10 | |||||||
Tỉ lệ chung | 60% | 40% |