Đề thi học kì 2 Văn 8 Chân trời sáng tạo - Đề 3
Đề thi học kì 2 Văn 8 Chân trời sáng tạo - Đề 1 có đáp án và ma trận, thầy cô có thể tham khảo ra đề và ôn luyện cho học sinh. Tài liệu giúp các em học sinh ôn luyện lại kiến thức thật tốt chuẩn bị tốt cho kì thi cuối học kì 2 lớp 8 sắp tới.
Đề kiểm tra Văn 8 học kì 2 năm 2024
1. Đề thi học kì 2 Ngữ văn 8 CTST
TRƯỜNG THCS | ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II Môn: Ngữ văn 8 Thời gian làm bài: 90 phút |
Phần I. Đọc hiểu (6,0 điểm)
Bác ơi!
Tố Hữu
Suốt mấy hôm rày đau tiễn đưa Con lại lần theo lối sỏi quen Bác chẳng buồn đâu, Bác chỉ đau | Bác đã đi rồi sao, Bác ơi! Trái bưởi kia vàng ngọt với ai Ôi, phải chi lòng được thảnh thơi |
Câu 1 ( 0,5 điểm). Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào?
Câu 2 (0,5 điểm). Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên.
Câu 3 (0,5 điểm). Trong bài thơ, tác giả đã dùng những hình ảnh nào để miêu tả khung cảnh trong buổi chiều về thăm Bác?
Câu 4: (0,5 điểm) Chỉ ra những đặc điểm của cách gieo vần trong bài thơ trên?
Câu 5 (1,0 điểm). Xác định một biện pháp tu từ được sử dụng trong bài thơ? Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó.
Câu 6 (1,0 điểm) Nêu nội dung chính của bài thơ.
Câu 7 (1,0 điểm) Qua bài thơ tác giả muốn gửi tới người đọc thông điệp gì?
Câu 8 (1,0 điểm) Nêu cảm nhận của em về một hình ảnh mà em tâm đắc nhất trong bài thơ (trả lời trong khoảng 5 đến 7 câu).
Phần II. Viết (4,0 điểm)
Viết bài văn phân tích một tác phẩm truyện mà em đã được học trong chương trình Ngữ văn 8.
2. Đáp án đề thi cuối học kì 2 Văn 8 CTST
YÊU CẦU CHUNG
- Giám khảo phải nắm được nội dung trình bày trong bài làm của học sinh để đánh giá một cách khái quát, tránh đếm ý cho điểm. Vận dụng linh hoạt hướng dẫn chấm điểm, khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo.
- Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách nhưng phải đảm bảo được các yêu cầu cơ bản của đề, diễn đạt tốt vẫn cho đủ điểm.
- Điểm bài kiểm tra là tổng điểm thành phần (có thể lẻ đến 0,25 điểm)
YÊU CẦU CỤ THỂ
Phần | Câu | Nội dung | Điểm |
I |
| ĐỌC HIỂU | 6,0 |
1 | - Thể thơ: bảy chữ. | 0,5 | |
2 | - PTBĐ chính: Biểu cảm | 0,5 | |
3 | -Hình ảnh để miêu tả khung cảnh trong buổi chiều về thăm Bác: Suốt mấy hôm rày đau tiễn đưa Con lại lần theo lối sỏi quen | 0,5 | |
4 | - Gieo vần chân (vần liền, vần cách): đưa – mưa – dừa, quen –lên -đèn,.... | 0,5 | |
5 | HS nêu được 1 phép tu từ: - Điệp từ “tuôn” “Suốt mấy hôm rày đau tiễn đưa Đời tuôn nước mắt, trời tuôn mưa” ⇒ Diễn tả khung cảnh tang lễ đầy bi thương với sự vỡ òa đau đớn của con người với thiên nhiên - “Bác đã đi rồi sao, Bác ơi!” Biện pháp nói giảm nói tránh ( đi). Tác dụng: Làm giảm sự đau thương, mất mát trước sự ra đi của Bác. - Hoán dụ: “Bác ơi, tim Bác mênh mông thế Bằng hình ảnh Tố Hữu ca ngợi lòng yêu nước thương dân, tình nhân ái bao la của Hồ Chí Minh. Tình yêu thương của Bác dành cho con người và vạn vật: như lòng mẹ, yêu thương từ mỗi đời nô lệ đến em thơ, cụ già; từ sự sống non tơ gần gũi quanh mình như mầm non, trái chín, ngọn lúa, cành hoa đến non sông, mọi kiếp người, dân nước, năm châu… | 1,0 | |
6 | - Nỗi đau xót lớn lao và niềm tiếc thương vô hạn của nhà thơ trước sự kiện Bác Hồ qua đời. | 1,0 | |
7 | - Bài thơ là một tiếng khóc tiễn biệt Bác. Thông qua tiếng khóc đau xót, bài thơ đã khắc họa hình tượng Bác Hồ. Một con người sống có lí tưởng cao cả, giàu tình nhân ái, ân nghĩa, sống khiêm tốn, giản dị và quên mình. - Đồng thời, bài thơ còn là sự bày tỏ tình cảm của mọi người Việt Nam trước sự ra đi của Bác. | 1,0 | |
8 | HS chọn hình ảnh, nêu cảm nhận phù hợp với hình ảnh thơ, đảm bảo 5-7 câu. | 1,0 | |
II |
| VIẾT | 4,0 |
| a. Đảm bảo cấu trúc bài văn phân tích một tác phẩm truyện.. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề. | 0,25 | |
b. Xác định đúng yêu cầu của đề: cảm nhận về một tác phẩm truyện. | 0,25 | ||
c. Triển khai vấn đề theo các ý sau: - Mở bài: Giới thiệu ngắn gọn về tác phẩm (nhan đề, tác giả),, nêu ý kiến khái quát về tác phẩm. - Thân bài:Trình bày theo các luận điểm về vẻ đẹp nhân vật trong tác phẩm truyện. + Phân tích nhân chính về các phương diện, đặc điểm nổi bật + Các nhân vật khác… + Đánh giá, nhận xét, so sánh… + Nêu chủ đề của tác phẩm. + Chỉ ra và phân tích tác dụng của một số nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm. - Kết bài: Khẳng định ý nghĩa, giá trị của tác phẩm. | 2,5 | ||
d. Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt | 0,5 | ||
e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận, có cách diễn đạt mới mẻ | 0,5 |
3. Ma trận đề thi học kì 2 Văn 8 CTST
TT | Kĩ năng | Đơn vị kiến thức/ kĩ năng | Mức độ nhận thức | Tổng % điểm | |||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | ||||||||
TNKQ | TL | TNKQ | TL | TNKQ | TL | TNKQ | TL | ||||
1 | Đọc hiểu | 1. Truyện (truyện ngắn, truyện lịch sử) 2. Thơ ( Thơ Đường luật, thơ tự do….) | 0 | 3 | 0 | 3 | 0 | 2 | 0 |
| 60 |
2 |
Viết | Viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học | 0 | 1* | 0 | 1* | 0 | 1* | 0 | 1* | 40 |
Tổng | 15 | 5 | 25 | 15 | 0 | 30 | 0 | 10 | 100 | ||
Tỉ lệ % | 20% | 40% | 30% | 10% | |||||||
Tỉ lệ chung | 60% | 40% |