Đề cương ôn tập học kì 2 Văn 8 KNTT có đáp án

Đề cương ôn tập học kì 2 Ngữ văn 8 KNTT

Đề cương ôn tập học kì 2 Ngữ văn 8 Kết nối tri thức được VnDoc đăng tải sau đây bao gồm nhiều câu hỏi ôn tập hay, hệ thống kiến thức được học trong học kì 2 Ngữ văn 8 giúp các em học sinh ôn luyện lại kiến thức thật tốt chuẩn bị tốt cho kì thi cuối học kì 2 lớp 8 sắp tới. Tài liệu có kèm theo đáp án cho các em so sánh và đối chiếu sau khi làm xong. Mời các bạn tải về tham khảo trọn bộ tài liệu.

A. NỘI DUNG ÔN TẬP

1. Phần đọc hiểu

a. Chân dung cuộc sống

b. Tình yêu và ước vọng

c. Nhà văn và trang viết

d. Hôm nay và ngày mai

e. Sách – người bạn đồng hành

2. Phần tiếng Việt

a. Trờ từ và thán từ

b. Thành phần biệt lập

c. Câu phân loại theo mục đích nói, câu phủ định và câu khẳng định

3. Phần Làm văn

a. Viết bài văn phân tích một tác phẩm (truyện)

b. Tập làm một bài thơ tự do

c. Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tự do

d. Viết văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên

e. Viết văn bản kiến nghị về một vấn đề của đời sống

B. BÀI TẬP

1. Phần đọc hiểu

*Đề bài

Văn bản Mắt sói

Câu 1: Nhân vật Sói Lam có tính cách như thế nào?

A. Gan dạ, dũng cảm

B. Yêu thương em

C. Thương mẹ

D. A và B đúng

Câu 2: Nội dung của câu chuyện là gì?

A. Phê phán bọn đi săn, gây tổn thất đến thiên nhiên

B. Ca ngợi tình yêu thương gia đình và lòng gan dạ dũng cảm

C. Thể hiện tình yêu với các loài động vật

D. Tất cả đáp án trên

Văn bản Lặng lẽ Sa Pa

Câu 3: Cốt truyện của Lặng lẽ Sa Pa là gì?

A. Cuộc gặp gỡ đầy bất ngờ giữa ông họa sĩ, cô kĩ sư với anh thanh niên làm công tác khí tượng trên đỉnh Yên Sơn thuộc Sa Pa

B. Cuộc nói chuyện thú vị giữa người lái xe lên Sa Pa với cô kĩ sư và ông họa sĩ già

C. Anh thanh niên làm công tác trên đỉnh Yên Sơn thuộc Sa Pa tự kể về cuộc đời mình

D. Cuộc gặp gỡ giữa những người đang sống và làm việc trên đỉnh Yên Sơn thuộc Sa Pa nhưng trước đó chưa biết về nhau

Câu 4: Tại sao tác giả lại đặt điểm nhìn vào nhân vật ông họa sĩ mà không phải là bác lái xe hay cô kĩ sư?

A. Ông làm nghệ thuật nên có đôi mắt nhìn người tinh tế hơn

B. Ông đã nhiều tuổi nên có vốn sống phong phú hơn

C. Ông đang khát khao tìm kiếm một bức họa để đời

D. Tất cả đáp án trên

Văn bản Bếp lửa

Câu 5: Trong bài thơ Bếp lửa, tuổi thơ người cháu bên bà được tái hiện như thế nào?

A. Một tuổi thơ nhiều niềm vui sướng, hạnh phúc

B. Một tuổi thơ trong chiến tranh biến động dữ dội

C. Một tuổi thơ nhiều gian khổ, thiếu thốn, nhọc nhằn nhưng ấp áp tình yêu thương của bà

D. Tất cả đáp án trên

Câu 6: Nhận định nói đúng nhất ý nghĩa hình ảnh bếp lửa và ngọn lửa?

A. Là một kỉ niệm làm ấm lòng người cháu khi giá rét

B. Tạo thành niềm tin thiêng liêng và kì diệu

C. Là chỗ dựa tinh thần vững chắc để vượt qua mọi khó khăn

D. Tất cả đáp án trên

Văn bản Đồng chí

Câu 7: Hình tượng người lính được tác giả khắc họa qua những phương diện nào?

A. Hoàn cảnh xuất thân

B. Điều kiện sống có nhiều thiếu thốn, gian lao

C. Tình cảm đồng đội có nhiều thắm thiết, sâu sắc

D. Tất cả đáp án trên

Câu 8: Cơ sở hình thành tình đồng chí là?

A. Từ những người chung nguồn gốc, xuất thân từ các miền quê

B. Những người có chung lý tưởng, chí hướng

C. Những người cùng sống trong cảnh nghèo khó

D. Tất cả đáp án trên

Văn bản Lá đỏ

Câu 9: Đâu là hoàn cảnh sáng tác của bài thơ Lá đỏ?

A. Cuộc kháng chiến Điện Biên Phủ

B. Cuộc kháng chiến thống nhất đất nước bước vào giai đoạn cuối

C. Hiệp định Paris được kí kết

D. Việt Nam Cộng hòa sụp đổ

Câu 10: Cuộc gặp gỡ được nhắc đến trong bài giữa ai với ai?

A. Giữa người lính và một cô thanh niên xung phong

B. Giữa người lính và người vợ anh ấy

C. Giữa tình báo và cô thanh niên

D. Giữa người lính hành quân và hậu phương

Văn bản Những ngôi sao xa xôi

Câu 11: Đâu là nhận xét đúng nhất về hoàn cảnh sống và chiến đấu của các cô gái?

A. Hoàn cảnh sống thảnh thơi, an nhàn và nhiều niềm vui

B. Hoàn cảnh sống vô cùng nguy hiểm, luôn căng thẳng, cái chết luôn rình rập

C. Hoàn cảnh sống bế tắc và không tìm được lối ra

D. Hoàn cảnh sống hiểm nghèo, tuyệt vọng

Câu 12: Công việc của 3 cô gái trong Những ngôi sao xa xôi là gì?

A. Đo khối lượng đất lấp vào hố bom

B. Đếm bom chưa nổ

C. Phá bom

D. Tất cả đáp án trên

Văn bản Nhà thơ của quê hương làng cảnh Việt Nam

Câu 13: Văn bản Nhà thơ của quê hương làng cảnh Việt Nam viết về nhà thơ nào?

A. Xuân Diệu

B. Nguyễn Khuyến

C. Tố Hữu

D. Nguyễn Đình Thi

Câu 14: Câu thơ “Mấy chùm nước giậu hoa năm ngoái” trong bài Thu vịnh gợi lên điều gì?

A. Vui tươi, phấn khởi

B. Bâng khuâng man mác

C. Tâm trạng buồn bã

D. Hào hứng, yêu đời

Văn bản Đọc văn – cuộc chơi tìm ý nghĩa

Câu 15: Phê bình văn học từ xưa đến nay đều chơi trò đi tìm điều gì của văn học?

A. Nội dung của văn học

B. Ý nghĩa của văn bản

C. Lỗi chính tả

D. Lỗi ngữ pháp

Câu 16: Học văn là học những gì?

A. Năng lực cảm thụ văn học

B. Bồi dưỡng thị hiến văn, tiếp nhận kiến thức văn hóa văn

C. Rèn luyện năng lực năng lực biểu đạt, sáng tạo văn

D. Tất cả đáp án trên

Văn bản Miền châu thổ sông Cửu Long cần chuyển đổi từ sống chung sang chào đón lũ

Câu 17: Tác giả giải thích như thế nào về quá trình kiến tạo đồng bằng nói chung?

A. Vùng đồng bằng châu thổ được hình thành và phát triển qua dòng chảy từ thượng nguồn

B. Vùng đồng bằng châu thổ được hình thành và phát triển từ các trận lũ hàng năm

C. Vùng đồng bằng châu thổ được hình thành và phát triển từ các mạch nước, dòng suối, nhánh sông và tụ tập ra sông lớn

D. A và C đúng

Câu 18: Những điểm đặc biệt trong sự hình thành vùng châu thổ sông Cửu Long là gì?

A. Có tuổi địa chất trẻ

B. Nằm tận cùng của lưu vực sông rộng nhất Đông Nam Á

C. Chảy qua nhiều vùng địa chất khác nhau

D. Tất cả đáp án trên

Văn bản Choáng ngợp và đau đớn những cảnh báo từ loạt phim “Hành tinh của chúng ta”

Câu 19: Loạt phim Hành tinh của chúng ta đã đưa ra lời cảnh báo về điều gì?

A. Sự nóng lên của toàn cầu

B. Môi trường sống bị hủy diệt

C. Nhiều loài vật biến mất

D. Tất cả đáp án trên

Câu 20: Thông điệp mà loạt phim mang đến là gì?

A. Trồng cây gây rừng

B. Đừng xả rác ra biển

C. Hãy cứu lấy hành tinh của chúng ta trước khi quá muộn

D. Hãy bảo vệ những loài vật trước khi chúng biến mất

Văn bản Diễn từ ứng khẩu của thủ lĩnh da đỏ Xi-át-tơn

Câu 21: Diễn từ ứng khẩu của thủ lĩnh da đỏ Xi-át-tơn là văn bản được ra đời trong hoàn cảnh nào?

A. Khi Tổng thống Mĩ muốn mua đất của người da đỏ

B. Khi chiến tranh thế giới thứ nhất nổ ra

C. Khi nạn phân biệt chủng tộc diễn ra nghiêm trọng

D. Khi thế giới đang trong cuộc chiến tranh lạnh

Câu 22: Diễn từ ứng khẩu của thủ lĩnh da đỏ Xi-át-tơn đã phê phán gay gắt những hành động và thái độ gì của người da trắng thời đó?

A. Tàn sát những người da đỏ

B. Hủy hoại nền văn hóa của người da đỏ

C. Thờ ơ, tàn nhẫn đối với thiên nhiên và môi trường sống

D. Xâm lược thuộc địa, các dân tộc khác

2. Phần tiếng Việta. Trờ từ và thán từ

Câu 1: Trợ từ là gì?

A. Là những từ dùng làm dấu hiệu biểu lộ cảm xúc, tình cảm, thái độ của người nói hoặc dùng để gọi đáp

B. Là những từ chuyên đi kèm một từ ngữ trong câu, dùng để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá sự vật, sự việc được nói đến ở từ ngữ đó

C. Là những từ đọc giống nhau nhưng có ý nghĩa khác nhau

D. Là những từ đi sau động từ hoặc tính từ để bổ nghĩa cho động từ hoặc tính từ

Câu 2: Thán từ là gì?

A. Là những từ dùng để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá sự vật, sự việc được nói đến trong câu

B. Là những từ làm dấu hiệu biểu lộ cảm xúc, tình cảm, thái độ của người nói hoặc dùng để gọi đáp

C. Là những từ đọc giống nhau nhưng có ý nghĩa khác nhau

D. Là những từ dùng để nối các vế câu trong một câu ghép

Câu 3: Khi sử dụng thán từ gọi đáp, cần chú ý đến những điểm gì?

A. Đối tượng giao tiếp

B. Ngữ điệu

C. A và B đúng

D. A và B sai

b. Thành phần biệt lập

Câu 4: Thành phần biệt lập của câu là gì?

A. Bộ phận không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự việc của câu

B. Bộ phận đứng trước chủ ngữ, nêu sự việc được nói tới của câu

C. Bộ phận tách khỏi chủ ngữ và vị ngữ, chỉ thời gian, địa điểm…

D. Bộ phận chủ ngữ hoặc vị ngữ trong câu

Câu 5: Tác dụng của thành phần tình thái là gì?

A. Được dùng để thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc được nói tới trong câu

B. Thành phần tình thái không tham gia vào việc diễn đạt sự việc của câu là thành phần biệt lập

C. A và B đúng

D. A và B sai

Câu 6: Thành phần cảm thán được sử dụng làm gì?

A. Bộc lộ tâm lí của người nói

B. Bộc lộ suy nghĩ thầm lặng của con người

C. Bộc lộ quan điểm, thái độ đánh giá sự vật, hiện tượng của con người

D. Tất cả đáp án trên

Câu 7: Điền vào chỗ (…) để hoàn chỉnh câu sau:

“Thành phần … được dùng để bộc lộ tâm lí người nói (vui, buồn, mừng, giận…)”

A. Tình thái

B. Cảm thán

C. Gọi đáp

D. Phụ chú

Câu 8: Câu văn nào dưới đây không chứa thành phần cảm thán?

A. Chao ôi, bắt gặp con người như anh ta là một cơ hội hữu hạn cho sáng tác, nhưng hoàn thành sáng tác còn là cả một chặng đường dài

B. Trời ơi, chỉ còn năm phút!

C. Có lẽ khổ tâm đến nỗi không khóc được, nên anh phải cười vậy thôi

D. Ôi, độ ấy sao mà vui tới thế

c. Câu phân loại theo mục đích nói, câu phủ định và câu khẳng định

Câu 9: Câu hỏi (nghi vấn) là kiểu câu gì?

A. Là kiểu câu dùng để ra mệnh lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo…

B. Là kiểu câu chủ yếu được dùng để hỏi

C. Là kiểu câu được dùng để bộc lộ cảm xúc của người nói hay người viết

D. Là kiểu câu cơ bản, phổ biến nhất trong giao tiếp, đảm nhiệm chức năng chính là kể, nhận định, thông báo, miêu tả… nhưng cũng có khi được dùng để yêu cầu, đề nghị hay bộc lộ cảm xúc

Câu 10: Câu khiến (cầu khiến) là kiểu câu gì?

A. Là kiểu câu dùng để ra mệnh lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo…

B. Là kiểu câu chủ yếu được dùng để hỏi

C. Là kiểu câu được dùng để bộc lộ cảm xúc của người nói hay người viết

D. Là kiểu câu cơ bản, phổ biến nhất trong giao tiếp, đảm nhiệm chức năng chính là kể, nhận định, thông báo, miêu tả… nhưng cũng có khi được dùng để yêu cầu, đề nghị hay bộc lộ cảm xúc

Câu 11: Câu cảm (cảm thán) là kiểu câu gì?

A. Là kiểu câu dùng để ra mệnh lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo…

B. Là kiểu câu chủ yếu được dùng để hỏi

C. Là kiểu câu được dùng để bộc lộ cảm xúc của người nói hay người viết

D. Là kiểu câu cơ bản, phổ biến nhất trong giao tiếp, đảm nhiệm chức năng chính là kể, nhận định, thông báo, miêu tả… nhưng cũng có khi được dùng để yêu cầu, đề nghị hay bộc lộ cảm xúc

Câu 12: Câu kể (trần thuật) là kiểu câu gì?

A. Là kiểu câu dùng để ra mệnh lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo…

B. Là kiểu câu chủ yếu được dùng để hỏi

C. Là kiểu câu được dùng để bộc lộ cảm xúc của người nói hay người viết

D. Là kiểu câu cơ bản, phổ biến nhất trong giao tiếp, đảm nhiệm chức năng chính là kể, nhận định, thông báo, miêu tả… nhưng cũng có khi được dùng để yêu cầu, đề nghị hay bộc lộ cảm xúc

Câu 13: Dòng nào nói đúng nhất dấu hiệu nhận biết của câu phủ định?

A. Là câu có những từ ngữ cảm thán như: biết bao, ôi, thay…

B. Là câu có sử dụng dấu chấm than khi viết

C. Là câu có những từ ngữ phủ định như: không, chẳng, chưa…

D. Là câu có ngữ điệu phủ định

Câu 14: Câu khẳng định là gì?

A. Là câu không có phương tiện thể hiện sự phủ định vốn thường được dùng để đánh dấu câu khẳng định.

B. Là câu xác nhận có sự tồn tại của một đối tượng hay của một diễn biến nào đó.

C. Là câu có những từ ngữ phủ định như: không, chẳng, chả, chưa, không phải (là), chẳng phải (là), đâu có phải (là), đâu (có)…

D. A và B đúng

3. Phần Làm văn

a. Viết bài văn phân tích một tác phẩm (truyện)

Đề 1. Phân tích truyện Lặng lẽ Sa Pa

Đề 2. Phân tích truyện Những ngôi sao xa xôi

b. Tập làm một bài thơ tự do

Đề 1. Sáng tác một bài thơ tự do theo chủ đề yêu thích

Đề 2. Sáng tác một bài thơ tự do theo chủ đề mùa hè

c. Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tự do

Đề 1. Viết đoạn văn nêu cảm nhận về bài thơ Đồng chí

Đề 2. Viết đoạn văn nêu cảm nhận về bài thơ Bếp lửa

d. Viết văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên

Đề 1. Thuyết minh về hiện tượng tự nhiên mà em thấy hứng thú

Đề 2. Thuyết minh về hiện tượng mưa

e. Viết văn bản kiến nghị về một vấn đề của đời sống

Đề 1. Viết văn bản kiến nghị về việc tổ chức một hoạt động ngoại khóa để nâng cao kĩ năng sống cho học sinh.

Đề 2. Viết văn bản kiến nghị về việc tổ chức buổi đi xem phim liên quan đến tác phẩm văn học

C. LỜI GIẢI CHI TIẾT

1. Phần đọc hiểu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

D

B

A

D

C

D

D

D

B

A

B

D

B

B

B

D

B

D

D

C

A

C

2. Phần tiếng Việt

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

B

B

C

A

C

A

B

C

B

A

C

D

C

D

3. Phần làm văn

Mời các bạn xem tiếp đáp án trong file tải về

Đánh giá bài viết
1 1.485
Sắp xếp theo

    Đề thi học kì 2 lớp 8 môn Văn

    Xem thêm