Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Tính chất hóa học Oxit Bazơ

Tính chất hóa học Oxit Bazơ được VnDoc biên soạn, bổ trợ thêm kiến thức cho Bài 1: Tính chất hóa học của  oxit và phân loại oxit Hóa học 9. Tài liệu được biên soạn với nội dung kiến thức được đi sâu hơn ở từng phần, đưa các dạng bài tập giúp các bạn học sinh nắm chắc lý thuyết từ đó vận dụng vào các dạng bài tập. Hy vọng với tài liệu sẽ giúp các em luyện tập, củng cố kiến thức môn Hóa tốt hơn.

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ, trao đổi tài liệu học tập môn Hóa Học miễn phí trên Facebook: Hóa Học không khó. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.

>>> Mời các bạn tham khảo một số tài liệu liên quan oxit

I. Oxit bazơ

1. Khái niệm Oxit bazơ

  • Thường là oxit của kim loại tương ứng với một bazo

Ví dụ: Na2O tương ứng với bazo NaOH

Cu2O tương ứng với bazo Cu(OH)2

  • Ngoài ra còn có:

Oxit lưỡng tính: Những oxit tác dụng với dung dịch bazơ và tác dụng với dung dịch axit tạo thành muối và nước. Ví dụ: Al2O3, ZnO…..

Oxit trung tính: Oxit trung tính là oxit không phản ứng với nước để tạo bazo hay axit, không phản ứng với bazo hay axit để tạo muối. Ví dụ: CO, NO...

2. Cách gọi tên Oxit bazơ

Tên oxit: Tên nguyên tố + oxit

Ví dụ: BaO: Bari oxit

NO: nito oxit

  •  Nếu kim loại có nhiều hóa trị: Fe( II, III)...

Tên oxit: Tên kim loại ( kèm hóa trị) + oxit

Ví dụ: F2O3 - Sắt (III) oxit

FeO - Sắt (II) oxit

  • Nếu phi kim có nhiều hòa trị: N (II, III, IV...)

Tên oxit:

Tên phi kim ( có tiền tố chỉ số nguyên tử phi kim) + oxit( có tiền tố chỉ nguyên tố oxit)

1: mono 2: đi

3: tri 4: tetra

5: penta

3. Cách gọi tên theo danh pháp IUPAC

- “base” - /beɪs/ - /bêi-s/

- “hydroxide” - /haɪˈdrɒksaɪd/ hay /haɪˈdrɑːksaɪd/ - /’hai-đrooc-xai-đ/

- Cách gọi tên:

TÊN KIM LOẠI + (HÓA TRỊ) + HYDROXIDE

Ví dụ:

Ba(OH)2: barium hydroxide - /be-rì-ầm hai-đrooc-xai-đ/

Fe(OH)3: iron (III) hydroxide - /ai-ần (thri) hai-đrooc-xai-đ/ hay ferric hydroxide - /phe-rik hai-đrooc-xai-đ/

Fe(OH)2: iron (II) hydroxide - /ai-ần (tuu) hai-đrooc-xai-đ/ hay ferrous hydroxide - /phe-rợs hai-đrooc-xai-đ/

II. Tính chất hóa học của Oxit bazơ

1. Oxit bazo tác dụng với nước H2O

  • Một số Oxit bazo tác dụng với nước tạo thành dung dịch bazo (kiềm)

Phương trình phản ứng: Oxit bazo + H2O → Bazo

Ví dụ:

BaO(r) + H2O (dd) → Ba(OH)2,(dd)

K2O + H2O (dd) → 2KOH

BaO + H2O (dd) → Ba(OH)2

  • Một số oxit bazo khác tác dụng với nước như: K2O, Li2O, Rb2O, Cs2O, SrO,…

2. Oxit bazo tác dụng với Axit

  • Oxit bazo tác dụng với axit tạo thành muối và nước

Phương trình phản ứng: Oxit bazo + Axit → Muối + H2O

Ví dụ: CuO(r) + HCl (dd) → CuCl2, dd + H2O

BaO + 2HCl → BaCl2 + H2O

Fe2O3 + 3H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 3H2O

3. Oxit bazo tác dụng với Oxit axit

  • Một số oxit bazo (là những oxit bazo tan trong nước) tác dụng với oxit axit tạo thành muối

Phương trình phản ứng: Oxit bazo + Oxit axit → Muối

Ví dụ: CaO + CO2 → CaCO3

BaO + CO2 → BaCO3

III. Các dạng bài tập về oxit bazơ

Dạng 1: Xác định công thức của oxit bazơ

  • Bước 1: Đặt CTTQ: Gọi tên Công thức oxit ba zơ cần tìm dựa vào kim loại đề bài cho, hoặc đề bài chưa cho biết kim loại
  • Bước 2: Tính toán các số mol liên quan.
  • Bước 3: Viết PTHH
  • Bước 4: Lập phương trình toán học dựa vào các ẩn số theo cách đặt.

Ví dụ 1: Cho 4,48g một oxit của kim loại hoá trị (II) tác dụng hết 7,84 g axit H2SO4. Xác định công thức của oxit trên.

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

Gọi của oxit cần tìm là: MO ( vì kim loại có hóa trị II)

n H2SO4 = 0,08 mol , n MO = 4,48/(M + 16)

MO + H2SO4 → MSO4 + H2O

Ta có theo phương trình: 1mol     1mol

Theo đề bài:       4,48/(M + 16)     0,08 mol

=> 4,48/(M + 16) = 0,08 => M = 40 (Ca)

Vậy oxit cần tìm là CaO

Ví dụ 2: Khử hoàn toàn 16 gam bột oxit sắt bằng CO ở nhiệt độ cao, sau khi phản ứng kết thúc, khối lượng chất rắn giảm 4,8 gam. Công thức oxit sắt đã dùng là:

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

Phản ứng của oxit + CO thực chất là:

CO + [O] → CO2

=> mchất rắn giảm = mO pứ = 4,8g => nO = 4,8 : 16 = 0,3 mol

=> mFe = mOxit – mO = 16 – 4,8 = 11,2 => nFe = 11,2 : 56 = 0,2 mol

=> nFe : nO = 0,2 : 0,3 = 2 : 3

=> Oxit là Fe2O3

Ví dụ 3: Khử hoàn toàn 1 oxit sắt X ở nhiệt độ cao cần vừa đủ V lit khí CO (dktc), sau phản ứng thu được 0,84 gam Fe và 0,02 mol khí CO2. Công thức của X và giá trị của V là

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

Tổng quát : CO + Ooxit → CO2

=> nO (oxit) = nCO2 = nCO = 0,02 mol => VCO = 0,448 lit = 448 ml

nFe = 0,015 mol => nFe : nO = 0,015 : 0,02 = 3 : 4

=> CT oxit sắt là Fe3O4

Dạng 2: Dạng toán oxit bazơ tác dung với dung dịch axit

Trường hợp 1: Oxit bazơ + dung dịch H2SO4 loãng Muối sunfat + H2O

VD: Na2O + H2SO4 →Na2SO4 + H2O

MgO + H2SO4 → MgSO4 + H2O

Fe2O3 + 3H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 3H2O

Nhận xét:

Các phảng ứng hóa học trên có điểm giống nhau là: nH2SO4 = nH2O

  • Khi chuyển từ oxit thành muối sunfat, thì cứa 1 mol H2SO4 tham gia phản ứng thì khối lượng muối tăng:

( R + 16) gam \overset{\triangle m \uparrow =80g }{\rightarrow}\(\overset{\triangle m \uparrow =80g }{\rightarrow}\)(R + 96) gam → 1 mol H2O sinh ra hoặc 1 mol H2SO4 tham gia phản ứng . Từ đó có công thức:

m muối sunfat = moxit + 80.nH2SO4

Ví dụ 1: Hòa tan hoàn toàn 2,81 gam hỗn hợp gồm Fe2O3, MgO, ZnO trong 500 ml H2SO4 0,1 M (vừa đủ). Sau phản ứng, hỗn hợp muối sunfat khan thu được khi cô cạn dung dịch có khối lượng là

Đáp án hướng dẫn giải

Cách 1:

Cần nhớ phản ứng cho oxit bazơ tác dụng với H2SO4 thì

Số mol H2SO4 = 0,5. 0,1 = 0,05 mol số mol H2O = 0,05 mol

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có:

moxit + maxit sunfuric = mmuối sunfat + m nước

mmuối sunfat = (moxit + maxit sunfuric) - mnước

= (2,81 + 0,05.98) + (0,05.18) = 6,81 gam.

Cách 2:

Số mol H2SO4 = 0,5. 0,1 = 0,05 mol

Áp dụng công thức

ta có: mmuối sunfat = 2,81+0,05.80 = 6,81 g.

Trường hợp 2: Oxit bazơ + dd HCl Muối clorua + H2O

VD:

Na2O + HCl → NaCl + H2O

MgO + 2HCl→ MgCl2 + H2O

Fe2O3 + 6HCl → 2FeCl3 + 3H2O

Nhận xét:

Các phảng ứng hóa học trên có điểm giống nhau là:

nHCl = 2nH2O và nH2O = n [O] trong oxit

Khi chuyển từ oxit thành muối clorua, thì cứ 1 mol H2O sinh ra thì khối lượng muối tăng:

( R + 16) gam \overset{\triangle m\uparrow=55g  }{\rightarrow}\(\overset{\triangle m\uparrow=55g }{\rightarrow}\)(R + 71) gam → 1 mol H2O hoặc 2 mol HCl.

Ví dụ 2: Hòa tan hoàn toàn 2,8 gam hỗn hợp gồm Fe2O3, MgO, CuO cần dùng 200 ml HCl 0,5M. Hỗn hợp muối clorua khan thu được khi cô cạn dd có khối lượng là:

Hướng dẫn giải chi tiết

Cách 1: Cần nhớ phản ứng cho oxit bazơ tác dụng với axit clohiđric thì:

hay nHCl = 0,2.0,5 = 0,1 mol

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có:

moxit + maxit clohiđric = mmuối clorua + mnước

mmuối clorua = (moxit + maxit clohiđric) - mnước

= (2,8 + 0,1.36,5) - 0,05.18 = 5,55 gam.

Cách 2: nHCl = 0,2.0,5 = 0,1 mol. Áp dụng công thức

mmuối clorua = moxit + 27,5.nHCl

= 2,8 + 27,5.0,1 = 5,55 gam.

Ví dụ 3: Cho m gam hỗn hợp gồm MgO, Fe2O3, CuO tác dụng vừa đủ với 300ml dd H2SO4 2M. Cô cạn dd sau phản ứng thu được 80 gam muối khan. Giá trị của m là

Hướng dẫn giải chi tiết

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng

Cần nhớ: Phản ứng cho oxit bazơ tác dụng với H2SO4 thì

Số mol HSO4 = 0,3. 2 = 0,6 mol số mol H2O = 0,6 mol

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có:

moxit + maxit sunfuric = mmuối sunfat + mnước

moxit = (mnước + mmuối sunfat) – maxit sunfuric

= 0,6 .18 + 80 – 0,6.98 = 32 gam.

Ví dụ 4: Chỉ dùng thêm một hoá chất, nêu cách phân biệt các oxit: Na2O, Al2O3, BaO, MgO.

Hướng dẫn giải chi tiết bài tập

Trích mẫu thử và đánh số thứ tự

Cho nước vào từng ống nghiệm đã đựng sẵn mẫu thử

Mẫu thử nào tan trong nước là Na2O và BaO

Na2O + H2O → 2NaOH

BaO + H2O → Ba(OH)2

Mẫu thử không tan là Al2O3 và MgO

Sục khí CO2 vào mẫu thử đã tan trong nước, mẫu thử nào xuất hiện kết tủa trắng là BaCO3, chất ban đầu là CaO

CO2 + Ba(OH)2 → BaCO3 + H2O

Mẫu thử không có kết tủa => chất ban đầu là Na2O

Cho NaOH dư vào 2 chất rắn không tan trong nước

Chất nào tan ra => chất rắn ban đầu là Al2O3

Al2O3 + 2NaOH + H2O → 2NaAlO2 + H2

Chất rắn còn lại không tan là MgO

Ví dụ 5. Hòa tan hoàn toàn 2,8 gam hỗn hợp chất rắn gồm Fe2O3, MgO, CuO, ZnO thì cần dùng vừa đủ 200 ml dung dịch HCl 0,5M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch hỗn hợp X gồm các muối. Cô cạn dung dịch X thu được m gam muối khan. Xác định giá trị của m. 

Hướng dẫn giải chi tiết bài tập

nHCl = CM. VHCl = 0,5. 0,2 = 0,1 (mol)

Đặt công thức chung của các oxi là R2On

Phương trình hóa học xảy ra

R2On + 2nHCl → 2RCln + nH2O

0,1 → 0,05 (mol)

Theo phương trình hóa học

nH2O =1/2nHCl =0,1/2 = 0,05 mol

Bảo toàn khối lượng ta có:

moxit + mHCl = mmuối + mH2O

→ 2,8 + 0,1.36,5 = mmuối + 0,05.18

→ mmuối = 5,55 (g)

IV. Bài tập vận dụng liên quan 

Bài 1: Cho 5,6g một oxit của kim loại hoá trị II tác dụng hết 9,8 g axit H2SO4. Xác định công thức của oxit trên.

Hướng dẫn giải bài tập 

nH2SO4 = 0,1 mol

Gọi oxit hóa trị II là MO

Phương trình tổng quát:

MO + H2SO4 → MSO4 + H2

0,14 ←      0,14 mol

MMO = 5,6/0,1 = 56 => MM = 56 - 16 = 40 => Kim loại hóa trị II là Ca

Công thức của oxit là: CaO

Bài 2: Hoà tan hoàn toàn 1 gam oxit của kim loại R cần dùng 25ml dung dịch hỗn hợp gồm axit H2SO4 0,25M và axit HCl 1M. Tìm công thức của oxit trên.

Đáp án hướng dẫn giải

Oxit có dạng RxOy

Phản ứng xảy ra:

RxOy + 2yHCl → xRCl2y/x + yH2

RxOy + yH2SO4→ x/2R2(SO4)y/x + yH2

Ta có: nH2SO4 = 0,025.0,25 = 0,00625 mol; nHCl = 0,025.1 = 0,025 mol

→nRxOy = nHCl/2y + nH2SO4/y = 0,00625/y + 0,025/2y = 0,01875/ y

→MRxOy = Rx + 16y = 1/(0,01875/y) = 160y/3 → R = 112y/3x

Thỏa mãn x = 2; y = 3 suy ra R = 56 nên kim loại cần tìm là Fe.

Oxit là Fe2O3

Bài 3: Có một oxit sắt chưa rõ công thức, chia oxit này làm 2 phần bằng nhau.

a/ Để hoà tan hết phần 1 cần dùng 150ml dung dịch HCl 1,5M.

b/ Cho luồng khí H2 dư đi qua phần 2 nung nóng, phản ứng xong thu được 4,2g sắt.

Tìm công thức của oxit sắt nói trên.

Đáp án hướng dẫn giải

nO(Oxit) = 1/2nHCl = 1/2.0,15.3 = 0,225 mol

nFe = 8,456 = 0,15 mol

Gọi công thức là FexOy

Ta có:

x : y = 0,15 : 0,225 = 2:3 → Fe2O3

Bài 4: Hoà tan hoàn toàn 20,4g oxit kim loại A, hoá trị III trong 300ml dung dịch axit H2SO4 thì thu được 68,4g muối khan. Tìm công thức của oxit trên.

Hướng dẫn giải bài tập 

Đặt công thức hóa học tổng quát của oxit là R2O3

Phương trình hóa học:

R2O3 + 3H2SO4  → R2(SO4)3 + 3H2O

Theo phương trình hóa học ta có :

nR2O3 = nR2(SO4)3

<=> 20,42/(R + 48) = 68,42/(R + 288)

<=> 20,4(2R + 288) = 68,4(2R + 48)

<=> 40,8R + 5875,2 = 136,8R + 3283,2

<=> 96R = 2592

=> R = 27 (g/mol) (nhận)

=> R là kim loại nhôm ( Al = 27 )

Vậy công thức hóa học của oxit là Al2O3

Bài 5: Để hoà tan hoàn toàn 64g oxit của kim loại hoá trị III cần vừa đủ 800ml dung dịch axit HNO3 3M. Tìm công thức của oxit trên.

Đáp án hướng dẫn giải 

Gọi công thức hóa học của oxit là: X2O3

nHNO3= CM.Vdd =3.0.8 = 2.4 (mol)

Phương trình tổng quát

X2O3 + 6HNO3 → 2X(NO3)3 + 3H2O (1)

0.4 ← 2.4

Từ(1) ⇒ MX2O3 = m/n =64/0.4 = 160 (g/mol)

⇒ 2X + 48 =160

⇒ X=56 ⇒ X là Fe

Vậy công thức hóa học của oxit là Fe2O3

Bài 6: Khi hoà tan một lượng của một oxit kim loại hoá trị II vào một lượng vừa đủ dung dịch axit H2SO4 4,9%, người ta thu được một dung dịch muối có nồng độ 5,78%. Xác định công thức của oxit trên.

Đáp án hướng dẫn giải 

Công thức oxit kim loại X là XO. Giả sử lấy 1 mol XO

XO + H2SO4 → XSO4 + H2O

1 mol → 1 mol → 1 mol

mH2SO4 = 98 gam => mdd H2SO4 = (98.100)/4,9 = 2000 gam

BTKL: m dung dịch sau phản ứng = mXO + m dung dịch H2SO4

= 1(X + 15) + 2000 = X + 2016 (g)

mXSO4 = 1.(X + 96) = X + 96 = 5,88%.(X + 2016) ⇒ X=24

=> X là Mg

Bài 7: Hoà tan hoàn toàn một oxit kim loại hoá trị II bằng dung dịch H2SO4 14% vừa đủ thì thu được một dung dịch muối có nồng độ 16,2%. Xác định công thức của oxit trên.

Đáp án hướng dẫn giải 

Gọi công thức của oxit hóa trị II là XO

Đặt mol XO = 1 (mol) => mXO = nXO. MXO = X+ 16 (g)

Phương trình hóa học

XO + H2SO4 → XSO4 + H2O

1 → 1 → 1 (mol)

=> mH2SO4 = 98.1 = 98 (g)

mddH2SO4 = (mH2SO4 /C%).100%= (98/14%).100% = 700 (g)

mdd sau = mXO + mH2SO4 = (X +16) + 700 = X + 716 (g)

mXSO4 = X + 96 (g)

Ta có:

%XSO4=mRSO4/mddsau.100%

⇒ 16,22% = (X + 96)/(X + 716).100%

⇒ 16,22X +11613,52 = 100R + 9600

⇒ 83,78X = 2013,52

⇒ X = 24 (Mg)

Vậy công thức của oxit kim loại là MgO.

Bài 8: Cho m gam hỗn hợp gồm MgO, Fe2O3, CuO tác dụng vừa đủ với 300 ml dung dịch H2SO4 1M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 40 gam muối khan. Giá trị của m là

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết 

Phản ứng cho oxit bazơ tác dụng với H2SO4

Số mol H2SO4 bằng :

0,3. 1 = 0,3 mol

==> Số mol H2O = 0,3 mol

moxit + maxit sunfuric = mmuối sunfat + mH2O

=> moxit= ( mH2O + mmuối sunfat) - maxit sunfuric

= 0,3. ( 18 - 98 ) + 80 = 16 gam

Bài 9: Cho x gam hỗn hợp gồm MgO, Fe2O3, ZnO, CuO tác dụng vừa đủ với 150 gam dung dịch HCl 7,3%. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 11,5 gam muối khan. Giá trị của m là

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

mHCl = 150.7,3/100 = 10,95 gam => nHCl = 0,3 mol

Oxit bazơ tác dụng với HCl thì

Áp dụng bảo toàn khối lượng ta có

moxit + maxit clohiđric = mmuối clorua + mnước

moxit = (mnước + mmuối clorua) – maxit clohiđric

= (0,15 .18 + 11,5) – 0,3.36,5 = 3,25 gam

Bài 10: Cho 4,26 gam hỗn hợp X gồm ba kim loại Mg, Cu và Al ở dạng bột tác dụng hoàn toàn với oxi thu được hỗn hợp Y gồm các oxit có khối lượng 6,66 gam. Thể tích dung dịch HCl 4M vừa đủ để phản ứng hết với Y là.

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

Mg, Cu, Al + O2 → Các oxit

Áp dụng bảo toàn khối lượng ta có:

mO2 = moxit - mkim loại = 6,66 – 4,26 = 2,4 gam

→ nO2 = 0,075 mol

→ nO = 2.nO2 = 0,15 mol

Khi cho các oxit kim loại + HCl thì bản chất là:

O2- + 2H+ → H2O

Ta có: nH+ = 2.nO2- = 2.0,15 = 0,3 mol = nHCl → Vdd = 0,3: 2 = 0,15 lít = 150 ml

Bài 11: Dùng 400ml dung dịch Ba(OH)2 0,1M hấp thụ hoàn toàn V lít khí SO2 (đktc). Sau phản ứng thu được muối BaSO3 không tan. Giá trị bằng số của V là:

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

nBa(OH)2 = 0,04 mol

SO2 + Ba(OH)2 → BaSO3 + H2O

Tỉ lệ 1 1

Phản ứng ?mol 0,04 mol

Từ phương trình => nSO2= n Ba(OH)2 = 0,04 mol

=> VSO2 = nCO2 . 22,4 = 0,04 . 22,4 = 0,896 lít

V. Bài tập tự luyện

Câu 1. Cho m gam hỗn hợp các oxit CuO, Fe2O3, ZnO tác dụng vừa đủ với 50 ml dung dịch HCl 2M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 3,071 g muối clorua. Tính giá trị của m.

Câu 2. Cho 10 gam một kim loại kiềm thổ M tác dụng hết với nước thoát ra 5,6 lít khí (đktc). Xác định kim loại M

Câu 3. Một mẫu K và Ba tác dụng với nước dư thu được dung dịch X và 3,36 lít khí H2. Xác định thể tích dung dịch H2SO4 2M cần dùng để trung hòa hết X.

Câu 4. Hòa tan hết m gam kim loại M bằng dung dịch H2SO4 loãng, rồi cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 5m gam muối khan. Xác định kim loại M.

Câu 5. Hòa tan 2,4 gam oxit của một kim loại hóa trị II vào 21,9 gam dung dịch HCl 10% thì vừa đủ. Xác định tên oxit đó.

Mời các bạn tham khảo thêm 1 số tài liệu mới nhất được VnDoc biên soạn

Trên đây VnDoc đã đưa tới các bạn Tính chất hóa học Oxit Bazơ. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Trắc nghiệm Hóa học 9, Giải sách bài tập Hóa 9, Giải bài tập Hóa học 9 giúp các bạn rèn luyện thêm kỹ năng giải đề và làm bài tốt hơn. Chúc các bạn học tốt.

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THCS miễn phí trên Facebook: Luyện thi lớp 9 lên lớp 10. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
15
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Hóa 9 - Giải Hoá 9

    Xem thêm