Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Tổng hợp công thức hóa học 8 cần nhớ

VnDoc biên soạn nội dung Tổng hợp công thức Hóa học 8 cần nhớ, gồm tất cả Công thức hóa học lớp 8 có trong chương trình, bên cạnh đó có mở rộng nâng cao một số công thức ở lớp trên. Tài liệu giúp các em ghi nhớ kiến thức, vận dụng giải vào bài tập Hóa 9 hiệu quả. Sau đây mời các bạn tham khảo.

A. Một số tài liệu nội dung chương trình Hóa học mới

(Theo chương trình Hóa học mới, tên nguyên tố, cũng nhưng các hợp chất vô cơ sẽ được gọi theo danh pháp Quốc tế)

B. CÁC CÔNG THỨC HÓA HỌC LỚP 8 CẦN NHỚ

Bản quyền thuộc về VnDoc nghiêm cấm mọi hành vi sao chép vì mục đích thương mại

I. Cách tính nguyên tử khối

NTK của A = Khối lượng của nguyên tử A tính bằng gam : khối lượng của 1 đvC tính ra gam

Ví dụ:

NTK của oxi = \frac{{2,{{6568.10}^{ - 23}}g}}{{0,{{16605.10}^{ - 23}}g}} = 16\(\frac{{2,{{6568.10}^{ - 23}}g}}{{0,{{16605.10}^{ - 23}}g}} = 16\)

II. Định luật bảo toàn khối lượng

Cho phản ứng: A + B → C + D

Áp dụng định luật BTKL:

mA + mB = mC + mD

III. Tính hiệu suất phản ứng

Dựa vào 1 trong các chất tham gia phản ứng:

H% = (Lượng thực tế đã dùng phản ứng : Lượng tổng số đã lấy) x 100%

Dựa vào 1 trong các chất tạo thành

 H% = (Lượng thực tế thu được: Lượng thu theo lí thuyết) x 100%

IV. Công thức tính số mol

n = Số hạt vi mô : N

N là hằng số Avogrado: 6,023.1023

n = \frac{V}{{22,4}}\(n = \frac{V}{{22,4}}\)

n = \frac{m}{M}\(n = \frac{m}{M}\) => m = n x M

n = \frac{{P{V_{(dkkc)}}}}{{RT}}\(n = \frac{{P{V_{(dkkc)}}}}{{RT}}\)

Trong đó:

P: áp suất (atm)

R: hằng số (22,4 : 273)

T: nhiệt độ: oK (oC + 273)

V. Công thức tính tỉ khối

Công thức tính tỉ khối của khí A với khí B:

{d_{A/B}} = \frac{{{M_A}}}{{{M_B}}} =  > {M_A} = d \times {M_B}\({d_{A/B}} = \frac{{{M_A}}}{{{M_B}}} = > {M_A} = d \times {M_B}\)

- Công thức tính tỉ khối của khí A đối với không khí:

{d_{A/kk}} = \frac{{{M_A}}}{{29}} =  > {M_A} = d \times 29\({d_{A/kk}} = \frac{{{M_A}}}{{29}} = > {M_A} = d \times 29\)

Trong đó D là khối lượng riêng: D(g/cm3) có m (g) và V (cm3) hay ml

VI. Công thức tính thể tích

Thể tích chất khí ở đktc

V = n x 22,4

- Thể tích của chất rắn và chất lỏng

V = \frac{m}{D}\(V = \frac{m}{D}\)

- Thể tích ở điều kiện không tiêu chuẩn

{V_{(dkkc)}} = \frac{{nRT}}{P}\({V_{(dkkc)}} = \frac{{nRT}}{P}\)

P: áp suất (atm)

R: hằng số (22,4 : 273)

T: nhiệt độ: oK (oC+ 273)

VII. Tính thành phần phần trăm về khối lượng của mỗi ngyên tố trong hợp chất

VD: AxBy ta tính %A, %B

\% A = \frac{{{m_A}}}{{{M_{{A_x}{B_y}}}}} \times 100\%  = \frac{{x \times {M_A}}}{{{M_{{A_x}{B_y}}}}} \times 100\%\(\% A = \frac{{{m_A}}}{{{M_{{A_x}{B_y}}}}} \times 100\% = \frac{{x \times {M_A}}}{{{M_{{A_x}{B_y}}}}} \times 100\%\)

VIII. Nồng độ phần trăm

C\%  = \frac{{{m_{ct}}}}{{{m_{dd}}}} \times 100\%\(C\% = \frac{{{m_{ct}}}}{{{m_{dd}}}} \times 100\%\)

Trong đó: mct là khối lượng chất tan

mdd là khối lượng dung dịch

{m_{dd}} = {m_{ct}} + {m_{{H_2}O}}\({m_{dd}} = {m_{ct}} + {m_{{H_2}O}}\)

Trong đó: CM nồng độ mol (mol/lit)

D khối lượng riêng (g/ml)

M khối lượng mol (g/mol)

IX. Nồng độ mol

{C_M} = \frac{{{n_A}}}{{{V_{dd}}}}\({C_M} = \frac{{{n_A}}}{{{V_{dd}}}}\)

Trong đó : nA là số mol

V là thể tích

{C_M} = \frac{{10 \times D \times C\% }}{M}\({C_M} = \frac{{10 \times D \times C\% }}{M}\)

C%: nồng độ mol

D: Khối lượng riêng (g/ml)

M: Khối lượng mol (g/mol)

X. Độ tan

S = \frac{{{m_{ct}}}}{{{m_{{H_2}O}}}} \times 100\(S = \frac{{{m_{ct}}}}{{{m_{{H_2}O}}}} \times 100\)

D. CÁC DẠNG BÀI TẬP HÓA 8

I. Công thức hóa học và tính theo công thức hóa học

1. Lập công thức hóa học của hợp chất khi biết hóa trị

Các bước để xác định hóa trị

Bước 1: Viết công thức dạng AxBy

Bước 2: Đặt đẳng thức: x hóa trị của A = y × hóa trị của B

Bước 3: Chuyển đổi thành tỉ lệ: \frac{x}{y} = \frac{b}{a} = \frac{{b\(\frac{x}{y} = \frac{b}{a} = \frac{{b'}}{{a'}}\)= Hóa tri của B/Hóa trị của A

Chọn a’, b’ là những số nguyên dương và tỉ lệ b’/a’ là tối giản => x = b (hoặc b’); y = a (hoặc a’)

2. Tính thành phần % theo khối lượng của các nguyên tố trong hợp chất AxByCz

Cách 1.

+ Tìm khối lượng mol của hợp chất

+ Tìm số mol nguyên tử mỗi nguyên tố trong 1 mol hợp chất rồi quy về khối lượng

+ Tìm thành phần phần trăm các nguyên tố trong hợp chất

Cách 2. Xét công thức hóa học: AxByCz

\% A = \frac{{x.{M_A}}}{{{M_{hc}}}}.100\% ; \% B = \frac{{y.{M_B}}}{{{M_{hc}}}}.100\% ; \% C = \frac{{z.{M_C}}}{{{M_{hc}}}}.100\%\(\% A = \frac{{x.{M_A}}}{{{M_{hc}}}}.100\% ; \% B = \frac{{y.{M_B}}}{{{M_{hc}}}}.100\% ; \% C = \frac{{z.{M_C}}}{{{M_{hc}}}}.100\%\)

Hoặc %C = 100% - (%A + %B)

3. Lập công thức hóa học của hợp chất khi biết thành phần phần trăm (%) về khối lượng

Các bước xác định công thức hóa học của hợp chất

+ Bước 1: Tìm khối lượng của mỗi nguyên tố có trong 1 mol hợp chất.

+ Bước 2: Tìm số mol nguyên tử của nguyên tố có trong 1 mol hợp chất.

+ Bước 3: Lập công thức hóa học của hợp chất.

\begin{array}{l}
\% A = \frac{{x.{M_A}}}{{{M_{hc}}}}.100\%   =  >  x  =  \frac{{{M_{hc}}.\% A}}{{{M_A}.100\%  }}\\
 \% B = \frac{{y.{M_B}}}{{{M_{hc}}}}.100\%   =  >  y  =  \frac{{{M_{hc}}.\% B}}{{{M_B}.100\%  }}\\
 \% C = \frac{{z.{M_C}}}{{{M_{hc}}}}.100\%   =  > z  =  \frac{{{M_{hc}}.\% C}}{{{M_C}.100\%  }}
\end{array}\(\begin{array}{l} \% A = \frac{{x.{M_A}}}{{{M_{hc}}}}.100\% = > x = \frac{{{M_{hc}}.\% A}}{{{M_A}.100\% }}\\ \% B = \frac{{y.{M_B}}}{{{M_{hc}}}}.100\% = > y = \frac{{{M_{hc}}.\% B}}{{{M_B}.100\% }}\\ \% C = \frac{{z.{M_C}}}{{{M_{hc}}}}.100\% = > z = \frac{{{M_{hc}}.\% C}}{{{M_C}.100\% }} \end{array}\)

4. Lập công thức hóa học dựa vào tỉ lệ khối lượng của các nguyên tố.

a. Bài tập tổng quát: Cho một hợp chất gồm 2 nguyên tố A và B có tỉ lệ về khối lượng là a:b Hay \left( {\frac{{{m_A}}}{{{m_B}}} = \frac{a}{b}} \right)\(\left( {\frac{{{m_A}}}{{{m_B}}} = \frac{a}{b}} \right)\). Tìm công thức của hợp chất

b. Phương pháp giải

Gọi công thức hóa học tổng quát của 2 nguyên tố có dạng là AxBy. (Ở đây chúng ta phải đi tìm được x, y của A, B. Tìm tỉ lệ: x:y => x, y)

\frac{{{m_A}}}{{{m_B}}} = \frac{{x.{M_A}}}{{y.{M_B}}}  =  \frac{a}{b} =  > \frac{x}{y}  = \frac{{a.{M_B}}}{{b.{M_A}}}\(\frac{{{m_A}}}{{{m_B}}} = \frac{{x.{M_A}}}{{y.{M_B}}} = \frac{a}{b} = > \frac{x}{y} = \frac{{a.{M_B}}}{{b.{M_A}}}\)

=> CTHH

II. Phương trình hóa học. Tính theo phương trình hóa học.

1. Phương trình hóa học

a. Cân bằng phương trình hóa học

a) CuO + H2 → Cu + H2O

b) CO2 + NaOH → Na2CO3 + H2O

c) Zn + HCl → ZnCl2 + H2

d) Al + O2 → Al2O3

e) NaOH + CuSO4 → Cu(OH)2 + Na2SO4

f) Al2O3 + NaOH → NaAlO2 + H2O

g) Fe(OH)3 → Fe2O3 + H2O

h) H3PO4 + Ca(OH)2 → Ca3(PO4)2 + H2O

i) BaCl2 + AgNO3 → AgCl + Ba(NO3)2

k) FeO + H2SO4 → Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết 

a) CuO + H2 → Cu + H2O

b) CO2 + 2NaOH → Na2CO3 + H2O

c) Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2

d) 4Al + 3O2 → 2Al2O3

e) 2NaOH + CuSO4 → Cu(OH)2 + Na2SO4

f) Al2O3 + 2NaOH → 2NaAlO2 + H2O

g) 2Fe(OH)3 → Fe2O3 +3 H2O

h) 2H3PO4 + 3Ca(OH)2 → Ca3(PO4)2 + 3H2O

i) BaCl2 + 2AgNO3 → 2AgCl + Ba(NO3)2

k) 2FeO + 4H2SO4 → Fe2(SO4)3 + SO2 + 4H2O

b. Hoàn thành các phương trình hóa học sau:

1) Photpho + khí oxi → Photpho(V) oxit (P2O5)

2) Khí hiđro + oxit sắt từ (Fe3O4) → Sắt + Nước

3) Kẽm + axit clohidric → kẽm clorua + hidro

4) Canxi cacbonat + axit clohidric → canxi clorua + nước + khí cacbonic

5) Sắt + đồng (II) sunfat → Sắt (II) sunfat + đồng

Đáp án hướng dẫn giải 

1) Photpho + khí oxi → Photpho(V) oxit (P2O5)

2P + 5O2 → P2O

2) Khí hiđro + oxit sắt từ (Fe3O4) → Sắt + Nước

4H2 + Fe3O4 → 3Fe + 4H2

3) Kẽm + axit clohidric → kẽm clorua + hidro

Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2

4) Canxi cacbonat + axit clohidric → canxi clorua + nước + khí cacbonic

CaCO3 + 2HCl  → CaCl2 + H2O + CO2 

5) Sắt + đồng (II) sunfat → Sắt (II) sunfat + đồng

Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu

c. Chọn CTHH thích hợp đặt vào những chỗ có dấu chấm hỏi và cân bằng các phương trình hóa học sau:

1) CaO + HCl → ? + H2

2) P + ? → P2O5

3) Na2O + H2O →?

4) Ba(NO3)2 + H2SO4 → BaSO4 + ?

5) Ca(HCO3)2 → CaCO3 + CO2 + ?

6) CaCO3 + HCl → CaCl2 + ? + H2O

7) NaOH + ? → Na2CO3 + H2O

Đáp án hướng dẫn giải 

1) CaO + 2HCl → CaCl2+ H2

2) 4P + 5O2 → 2P2O5

3) Na2O + H2O → 2NaOH

4) Ba(NO3)2 + H2SO4 → BaSO4 + 2HNO3

5) Ca(HCO3)2 → CaCO3 + CO2 + H2O

6) CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2 + H2O

7) 2NaOH + CO2 → Na2CO3 + H2O

d. Cân bằng các phương trình hóa học sau chứa ẩn

1) FexOy + H2 → Fe + H2O

2) FexOy + HCl → FeCl2y/x + H2O

3) FexOy + H2SO4 → Fe2(SO4)2y/x + H2O

4) M + H2SO4 → M2(SO4)n + SO2 + H2O

5) M + HNO3 → M(NO3)n + NO + H2O

6) FexOy + H2SO4 → Fe2(SO4)2y/x + SO2 + H2O

Đáp án hướng dẫn giải 

1) FexOy + H2 → Fe + H2O

2) FexOy + 2y HCl→ x FeCl2y/x + y H2O

3) 2FexOy + (6x - 2y) H2SO4 → xFe2(SO4)3 + (3x - 2y) SO2 + (6x - 2y) H2O

4) 2FexOy + (6x - 2y) H2SO4 → xFe2(SO4)3 + (3x - 2y) SO2 + (6x - 2y) H2O

5) (5x - 2y) M + (6nx - 2ny) HNO3 → (5x - 2y)M(NO3)n + nNxOy + (3nx - ny)H2O

6) FexOy + 2y H2SO4 → x Fe2(SO4)2y/x + 2y H2O

2. Tính theo phương trình hóa học

Các công thức tính toán hóa học cần nhớ

n = \frac{m}{M}(mol)\(n = \frac{m}{M}(mol)\)=> m = n.M (g) => M = \frac{m}{n}(g/mol)\(M = \frac{m}{n}(g/mol)\)

Trong đó:

n: số mol của chất (mol)

m: khối lượng (gam)

M: Khối lượng mol (gam/mol)

=> n = \frac{V}{{22,4}}(mol)\(n = \frac{V}{{22,4}}(mol)\) => n = \frac{V}{{22,4}}(mol)\(n = \frac{V}{{22,4}}(mol)\)

V: thề tích chất (đktc) (lít)

3. Bài toán về lượng chất dư

Giả sử có phản ứng hóa học: aA + bB ------- > cC + dD.

Cho nA là số mol chất A, và nB là số mol chất B

\frac{{{n_A}}}{a} = \frac{{{n_B}}}{b}\(\frac{{{n_A}}}{a} = \frac{{{n_B}}}{b}\) => A và B là 2 chất phản ứng hết (vừa đủ)

\frac{{{n_A}}}{a} > \frac{{{n_B}}}{b}\(\frac{{{n_A}}}{a} > \frac{{{n_B}}}{b}\) => Sau phản ứng thì A còn dư và B đã phản ứng hết

\frac{{{n_A}}}{a} < \frac{{{n_B}}}{b}\(\frac{{{n_A}}}{a} < \frac{{{n_B}}}{b}\) => Sau phản ứng thì A phản ứng hết và B còn dư

Tính lượng các chất theo chất phản ứng hết.

Ví dụ 1. Cho 6,5 gam kẽm tác dụng với 36,5 g dung dịch HCl. Tính khối lượng muối tạo thành sau phản ứng.

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

{n_{Zn}} = \frac{{6,5}}{{65}} = 0,1mol\({n_{Zn}} = \frac{{6,5}}{{65}} = 0,1mol\); {n_{HCl}} = \frac{{3,65}}{{36,5}} = 0,1mol\({n_{HCl}} = \frac{{3,65}}{{36,5}} = 0,1mol\)

Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2

Theo phương trình:               1 mol 2 mol 1 mol

Theo đầu bài :                      0,1 mol 0,1 mol 0,05 mol

Xét tỉ lệ: \frac{{0,1}}{1} > \frac{{0,1}}{2}\(\frac{{0,1}}{1} > \frac{{0,1}}{2}\)→ Zn dư, Khối lượng các chất tính theo lượng HCl

{m_{ZnC{l_2}}} = 0,05 \times 136 = 6,8gam\({m_{ZnC{l_2}}} = 0,05 \times 136 = 6,8gam\)

Ví dụ 2: Cho 13 gam Kẽm tác dụng vứi 24,5 gam H2SO4, sau phản ứng thu được muối ZnSO4, khí hidro (đktc) và chất còn dư

a) Viết phương trình phản ứng hóa học

b) Tính thể tích (đktc) khí hidro sinh ra.

c) Tính khối lượng các chất còn lại sau phản ứng

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

a) Phương trình phản ứng hóa học:

Zn + H2SO4 (loãng) → ZnSO4 + H2

b) nZn = 0,2 mol

nH2SO4= 0,25 mol

Phương trình phản ứng hóa học:

                        Zn + H2SO4 (loãng) → ZnSO4 + H2

Theo phương trình: 1 mol 1 mol 1 mol

Theo đầu bài: 0,2 mol 0,25 mol

Xét tỉ lệ:

Zn phản ứng hết, H2SO4 dư, phản ứng tính theo số mol Zn

Số mol của khí H2 phản ứng là: nZn = nH2 = 0,2 mol

Thể tích khí H2 bằng: VH2 = 0,2 . 22,4 = 4,48 lít

c) Chất còn lượng sau phản ứng là ZnSO4 và H2SO4

Số mol của ZnSO4 bằng: nZnSO4 = nZn = 0,2 mol

Khối lượng của ZnSO4 bằng: mZnSO4 = 0,2 . 161 = 32,2 gam

Số mol của H2SO4 dư = Số mol của H2SO4 ban đầu - Số mol của H2SO4 phản ứng = 0,25 - 0,2 = 0,05 mol

Khối lương H2SO4 dư = 0,05 . 98 = 4,9 gam

III. Dung dịch và nồng độ dung dịch

1. Các công thức cần ghi nhớ

a. Độ tan

\begin{array}{l}
S = \frac{{{m_{ct}}}}{{{m_{{H_2}O}}}} \times 100\\
Ha{y^{}}S = \frac{{{m_{ct}} \times \left( {100 + S} \right)}}{{{m_{ddbh}}}}
\end{array}\(\begin{array}{l} S = \frac{{{m_{ct}}}}{{{m_{{H_2}O}}}} \times 100\\ Ha{y^{}}S = \frac{{{m_{ct}} \times \left( {100 + S} \right)}}{{{m_{ddbh}}}} \end{array}\)

b. Nồng độ phần trăm dung dịch (C%)

C\%  = \frac{{{m_{ct}}}}{{{m_{dd}}}} \times 100\%\(C\% = \frac{{{m_{ct}}}}{{{m_{dd}}}} \times 100\%\)

Trong đó:

mct: khối lượng chất tan (gam)

mdd: khối lượng dung dịch (gam)

Ví dụ: Hòa tan 15 gam muối vào 50 gam nước. Tình nồng độ phần trăm của dung dịch thu được:

Đáp án hướng dẫn giải

Ta có: mdd = mdm + mct = 50 + 15 = 65 gam

Áp dụng công thức:

C\%  = \frac{{{m_{ct}}}}{{{m_{dd}}}} \times 100\%\(C\% = \frac{{{m_{ct}}}}{{{m_{dd}}}} \times 100\%\)= \frac{{15}}{{65}} \times 100\%  = 23,08\%\(= \frac{{15}}{{65}} \times 100\% = 23,08\%\)

c. Nồng độ mol dung dịch (CM)

{C_M} = {\frac{n}{V}^{}}(mol/l\({C_M} = {\frac{n}{V}^{}}(mol/l'i t)\)

Ví dụ: Tính nồng độ mol của dung dịch khi 0,5 lit dung dịch CuSO4 chứa 100 gam CuSO4

Đáp án hướng dẫn giải 

Số mol của CuSO4 = 100 : 160 = 0,625 mol

Nồng độ mol của dung dịch CuSO4 = 0,625 : 0,5 = 1,25M

d. Công thức liên hệ giữa D (khối lượng riêng), mdd (khối lượng dung dịch) và Vdd (thể tích dung dịch):

D = {\frac{{{m_{dd}}}}{{{V_{dd}}}}^{}}(g/ml) =  >  {m_{dd}}  = D.{V_{dd}}; {V_{dd}}  = \frac{{m_{dd}^{}}}{D}(ml)\(D = {\frac{{{m_{dd}}}}{{{V_{dd}}}}^{}}(g/ml) = > {m_{dd}} = D.{V_{dd}}; {V_{dd}} = \frac{{m_{dd}^{}}}{D}(ml)\)

Dạng I: Bài tập về độ tan

Bài tập số 1: Ở 20oC, 60 gam KNO3 tan trong 190 nước thì thu được dung dịch bão hoà. Tính độ tan của KNO3 ở nhiệt độ đó ?

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

Cứ 190 gam H2O hòa tan hết 60 gam KNO3 tạo dung dịch bão hòa

100 gam H2O hòa tan hết x gam KNO3

SKNO3 = (100.60)/190 = 31,58 

Bài tập số 2: ở 20oC, độ tan của K2SO4 là 11,1 gam. Phải hoà tan bao nhiêu gam muối này vào 80 gam nước thì thu được dung dịch bão hoà ở nhiệt độ đã cho?

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết 

20oC: 100g nước hòa tan tối đa 11,1g K2SO4

Vậy 80 gam nước hòa tan tối đa là:

Số gam muối cần hòa tan: (80.11,1)/100 = 8,88 gam

Bài tập số 3: Tính khối lượng KCl kết tinh đợc sau khi làm nguội 600 gam dung dịch bão hoà ở 80oC xuống 20oC. Biết độ tan S ở 80oC là 51 gam, ở 20oC là 34 gam.

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết 

Ở 80oC, độ tan của KCl là 51 gam:

151 gam dung dịch bão hòa chứa 51 gam KCl

=> 604 gam → 204 gam

Đặt khối lượng KCl tách ra là a gam

Ở 20oC, độ tan của KCl là 34 gam:

134 gam dung dịch bão hòa chứa 34 gam KCl

604 - a gam 204 - a gam

=> 34.(604 - a) = 134.(204 - a) => a = 68 gam

Vậy khối lượng KCl kết tinh được là 68 gam.

Bài tập số 4: Biết độ tan S của AgNO3 ở 60oC là 525 gam, ở 10oC là 170 gam. Tính lượng AgNO3 tách ra khi làm lạnh 2500 gam dung dịch AgNO3 bão hoà ở 60oC xuống 10oC.

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết 

Độ tan của AgNO3 ở 60oC là 525 (g)

Ở 60oC cứ 100g dung môi có 525 g AgNO3

⇒ Cứ 2500 - mAgNO3 60o g dung môi có mAgNO3 60o g AgNO3

Lập tỉ lệ:100/(2500−mAgNO3) = 525/(mAgNO3)

mAgNO3 60o = 2100 (g) ⇒ mdm=  400(g)

Ở 10oC cứ 100 g dung môi có 170g AgNO3

⇒Cứ 400 g dung môi có mAgNO3 10oC g AgNO3

Lập tỉ lệ: 100/400=170/mAgNO3

⇒ mAgNO3 10oC = 680(g)

mtách ra = mAgNO3 60o - mAgNO3 10oC = 2100 - 680 = 1420 (g)

Bài tập số 5: Hoà tan 120 gam KCl và 250 gam nớc ở 50oC (có độ tan là 42,6 gam). Tính lượng muối còn thừa sau khi tạo thành dung dịch bão hoà?

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết 

Ở 50oC có:

Cứ 100g nước hòa tan tối đa 42,6 g KCl

Cứ 250g nước hòa tan tối đa x g KCl

=> x = (250.42,6)/100 = 106,5 g

Lượng muối còn thừa sau khi tạo thành dd bão hòa là:

mmuối còn thừa = 120 - 106,5 = 13,5 (g)

Dạng II: Pha trộn dung dịch xảy ra phản ứng giữa các chất tan với nhau hoặc phản ứng giữa chất tan với dung môi → Ta phải tính nồng độ của sản phẩm (không tính nồng độ của chất tan đó).

Ví dụ: Khi cho Na2O, CaO, SO3... vào nước, xảy ra phản ứng:

Na2O + H2O → 2NaOH

CaO + H2O → Ca(OH)2

Bài tập số 1: Cho 6,2 gam Na2O vào 73,8 gam nước thu được dung dịch A. Tính nồng độ của chất có trong dung dịch A?

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết 

nNa2O = 6,2/62 = 0,1 mol

Phương trình hóa học

Na2O + H2O → 2NaOH

0,1 → 0,2 (mol)

mNaOH = 0,2.40 = 8 gam

mdd A = mNa2O + mnước = 6,2 + 73,8 = 80 gam

-> C% NaOH (dd A) = 8/80 .100% = 10%

Bài tập số 2: Cho 6,2 gam Na2O vào 133,8 gam dung dịch NaOH có nồng độ 44,84%. Tính nồng độ phần trăm của chất có trong dung dịch?

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết 

nNa2O = 6,2/62 = 0,1 mol

Phương trình hóa học

Na2O + H2O → 2NaOH

⇒nNaOH tạo ra = 0,1.2 = 0,2 mol

nNaOH = (133,8.44,84)/(100.40) = 1,5 mol

⇒nNaOH = 1,5 + 0,2 = 1,7 mol

Bảo toàn khối lượng: mNa2O +  mdd NaOH = mdd spu = 6,2 + 133,8 = 140 gam

⇒C%dd= (1,7.40)/140⋅100%=48,6%

Bài tập số 3: Cho 6,9g Na và 9,3g Na2O vào 284,1 g nước, được dung dịch A. hỏi phải lấy thêm bao nhiêu gam NaOH có độ tinh khiết 80%(tan hoàn toàn) cho vào để được dung dịch 15%

nNa = 0,3 (mol); nNa2O = 0,15 (mol)

Phương trình hóa học

Na + H2O →  NaOH + 1/2 H2

0,3→ 0,3→ 0,15 (mol)

Na2O + H2O →  2 NaOH

0,15 → 0,3(mol)

=> nNaOH(sau p.ứ) = 0,6 (mol)

mddNaOH(sau p.ứ) = 284,1+ 6,9 + 9,3 - 0,15.2= 300 (g)

Gọi x là kim loại của NaOH tinh khiết 80% lấy thêm.

=> Kim loại chất tan NaOH sau khi trộn vào cùng: mNaOH(cuối)= 0,6.23 + 0,8x = 13,8 + 0,8x (g)

Kim loại dung dịch NaOH sau thêm là: mddNaOH(cuối) = 300 + x (g)

Vì dd NaOH cuối có nồng độ 15% nên ta có pt:

(13,8 + 0,8x)/(300 + x.100) =15%

⇔x = 48

Vậy cần thêm 48 gam NaOH độ tinh khiết 80%

Câu hỏi vận dụng tự luyện:

Bài tập số 1: Ở 20oC, 60 gam KNO3 tan trong 190 nước thì thu được dung dịch bão hoà. Tính độ tan của KNO3 ở nhiệt độ đó ?

Bài tập số 2: ở 20oC, độ tan của K2SO4 là 11,1 gam. Phải hoà tan bao nhiêu gam muối này vào 80 gam nước thì thu được dung dịch bão hoà ở nhiệt độ đã cho ?

Bài tập số 3: Tính khối lượng KCl kết tinh đợc sau khi làm nguội 600 gam dung dịch bão hoà ở 80oC xuống 20oC. Biết độ tan S ở 80oC là 51 gam, ở 20oC là 34 gam.

Bài tập số 4: Biết độ tan S của AgNO3 ở 60oC là 525 gam, ở 10oC là 170 gam. Tính lượng AgNO3 tách ra khi làm lạnh 2500 gam dung dịch AgNO3 bão hoà ở 60oC xuống 10oC.

Bài tập số 5: Hoà tan 120 gam KCl và 250 gam nớc ở 50oC (có độ tan là 42,6 gam). Tính lượng muối còn thừa sau khi tạo thành dung dịch bão hoà?

Bài tập số 6: Cho 6,2 gam Na2O vào 73,8 gam nước thu được dung dịch A. Tính nồng độ của chất có trong dung dịch A ?

Bài tập số 7: Cho 6,2 gam Na2O vào 133,8 gam dung dịch NaOH có nồng độ 44,84%. Tính nồng độ phần trăm của chất có trong dung dịch ?

Bài tập số 8: Cần cho thêm a gam Na2O vào 120 gam dung dịch NaOH 10% để được dung dịch NaOH 20%. Tính a ?

Bài tập số 9. Hòa tan hoàn toàn 124 gam natri oxit vào 876 gam nước, phản ứng sinh ra natri hiđroxit. Nồng độ phần trăm của dung dịch thu được là:

Bài tập số 10. Trộn 150g dung dịch NaOH có nồng độ 20% với 50g dung dịch NaOH có nồng độ 5%. Xác định nồng độ phần trăm của dung dịch thu được.

Bài tập số 11. Dung dịch HCl bán trên thị trường có nồng độ phần trăm cao nhất là 37%, khối lượng riêng D = 1,19 g/ml. Hãy tính nồng độ mol/l của 10 ml dung dịch trên. 

Để xem toàn bộ nội dung cũng như bài tập từng dạng bài tập Hóa 8 mời các bạn tham khảo tại:

Các dạng bài tập Hóa 8

..........................

Để có kết quả học tập tốt và hiệu quả hơn, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Giải bài tập Hóa học 8; Chuyên đề Hóa học 8; Trắc nghiệm Hóa Học 8 online mà VnDoc tổng hợp biên soạn và đăng tải.

 Ngoài ra, mời các bạn học sinh còn có thể tham khảo các đề thi học kì 1 lớp 8 đầy đủ các môn học mà chúng tôi đã sưu tầm và chọn lọc. Với đề thi học kì lớp 8 này giúp các bạn rèn luyện thêm kỹ năng giải đề và làm bài tốt hơn. Chúc các bạn ôn thi tốt. 

Chia sẻ, đánh giá bài viết
80
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
🖼️

Gợi ý cho bạn

Xem thêm
🖼️

Chuyên đề Hóa học 8

Xem thêm