Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Chất tinh khiết là gì? Ví dụ về chất tinh khiết

Chất tinh khiết là gì? Ví dụ về chất tinh khiết do VnDoc.com biên soạn và đăng tải, hỗ trợ quá trình củng cố bài học và ôn luyện nâng cao khả năng làm bài tập môn Khoa học tự nhiên 6. Mời thầy cô cùng các bạn học sinh tham khảo.

>> Mời các bạn tham khảo một số nội dung câu hỏi liên quan:

I. Chất có ở đâu?

1. Vật thể

Những vật dụng tồn tại biệt lập xung quanh ta hoặc trong không gian được gọi là vật thể

Vật thể tự nhiên: gồm có một số chất khác nhau.

Ví dụ: khí quyển gồm có các chất khí như nitrogen, oxygen,…;

Vật thể nhân tạo: được làm bằng vật liệu. Mọi vật liệu đều là các chất hay hỗn hợp một số chất.

Ví dụ: song sắt cửa sổ, chậu nhựa,

2. Chất có ở đâu?

Chất có trong tự nhiên (đường, cenlulose,…)

Chất do con người điều chế được, như: chất dẻo, cao su,…

II. Chất tinh khiết là gì?

1. Chất tinh khiết

Chất tinh khiết (chất nguyên chất) được tạo ra từ một chất duy nhất.

Ví dụ: Nước cất, oxygen, bạc, muối tinh, đường tinh luyện,...

- Mỗi chất tinh khiết đều có thành phần hóa học và tính chất nhất định. Những tính chất này có thể dùng để nhận biết chất tinh khiết.

Ví dụ: Nước tinh khiết (nước cất) sôi ở 100oC, nóng chảy ở 0oC.

- Chất tinh khiết có thể là:

+ Chất rắn (đường, muối)

+ Chất lỏng (nước cất, cồn ethanol, sulfuric acid)

+ Chất khí (oxygen, hydrogen, nitrogen)

III. Một số tính chất của chất tinh khiết

Chất tinh khiết có thành phần hóa học đồng nhất. Ở quy mô nano, điều này chỉ áp dụng cho một chất được tạo thành từ một loại nguyên tử, phân tử hoặc hợp chất.

Chúng là bất kỳ hỗn hợp đồng nhất nào, vật chất xuất hiện đồng nhất về hình dáng và thành phần, bất kể kích thước mẫu nhỏ đến đâu.

Ví dụ, nước được coi là một chất tinh khiết vì nó chứa chỉ có các phân tử nước H2O, không có tạp chất khác. Tương tự, không khí trong điều kiện bình thường được coi là chất tinh khiết vì nó chứa chủ yếu các khí như oxygen, nitrogen, argon và các thành phần khí khác, không có sự hiện diện của tạp chất đáng kể.

IV. Ví dụ về chất tinh khiết

Một số chất tinh khiết phổ biến hiện nay gồm có: Thiếc, lưu huỳnh, kim cương, nước, đường tinh khiết (saccharose), muối ăn (Sodium Chloride), muối nở (sodium bicarbonate).

Thiếc, lưu huỳnh và kim cương là nguyên tố hóa học.

Đường, muối và muối nở là những chất tinh khiết là hợp chất.

Chất tinh khiết là tinh thể gồm: Muối, kim cương, tinh thể protein, tinh thể đồng sunfat.
Hỗn hợp đồng nhất có thể được coi là ví dụ của các chất tinh khiết như: dầu thực vật, mật ong và không khí.

Lưu ý: Hỗn hợp không đồng nhất không phải là chất tinh khiết, như: sỏi, máy tính, hỗn hợp muối và đường hay một cái cây...

V. Câu hỏi bài tập trắc nghiệm 

Câu 1. Có thể phân biệt bột sắt và bột lưu huỳnh dựa vào:

A. Khả năng hòa tan

B. Khả năng đốt cháy

C. Màu sắc

D. Mùi

Xem đáp án
Đáp án C

Có thể phân biệt bột sắt và bột lưu huỳnh dựa vào: Màu sắc

Câu 2. Dựa vào tính chất nào dưới đây mà ta khẳng định được trong chất lỏng là tinh khiết?

A. Không màu, không mùi

B. Không tan trong nước

C. Lọc được qua giấy lọc

D. Có nhiệt độ sôi nhất định

Xem đáp án
Đáp án D

Dựa vào nhiệt độ sôi nhất định mà ta khẳng định được trong chất lỏng là tinh khiết

Câu 3. Điểm khác nhau giữa nước cất và nước tự nhiên là:

A. Nước cất không màu, nước tự nhiên màu đục

B. Nước cất không mùi, nước tự nhiên có mùi

C. Nước cất có một chất, nước tự nhiên nhiều chất

D. Nước cất không có vị, nước tự nhiên có vị

Xem đáp án
Đáp án C

Điểm khác nhau giữa nước cất và nước tự nhiên là nước cất có một chất, nước tự nhiên nhiều chất.

Câu 4. Chất nào sau đây được coi là tinh khiết:

(1) Nước sôi

(2) Nước cất

(3) Nước khoáng

(4) Nước đá sản xuất từ nhà máy

(5) Nước lọc

A. (1)

B. (2), (3) và (4)

C. (2) và (5)

D. (2)

Xem đáp án
Đáp án D

Trong nước sôi, nước khoáng, nước đá nhà máy sản xuất, nước lọc còn chứa các chất khác như các loại khoáng chất. Nước chất được tạo thành từ một chất duy nhất là nước.

Câu 5. Những chất nào trong dãy những chất dưới đây chỉ chứa những chất tinh khiết?

A. Nước biển, đường kính, muối ăn

B. Nước sông, nước đá, nước chanh

C. Vòng bạc, nước cất, đường kính

D. Khí tự nhiên, gang, dầu hoả

Xem đáp án
Đáp án C

Chất tinh khiết là: vòng bạc, nước cất, đường kính vì chúng chỉ được tạo thành từ một chất duy nhất.

Loại A vì nước biển có muối, nước.

Loại B vì nước sông còn chứa các loại chất khác và đất, cát,…; nước đá, nước chanh ngoài nước cũng chứa một số thành phần khác.

Loại D vì gang được tạo thành từ sắt và carbon.

Câu 6. Tính chất nào sau đây cho ta biết đó là chất tinh khiết?

A. không màu, không mùi

B. khi đun thấy sôi ở nhiệt độ xác định

C. không tan trong nước

D. có vị ngọt mặn hoặc chua

Xem đáp án
Đáp án B

Câu 7. Dựa vào tính chất nào dưới đây mà ta khẳng định được một chất lỏng là chất tinh khiết

A. Không màu, không mùi.

B. Không tan trong nước.

C. Lọc được qua giấy lọc.

D. Có nhiệt độ sôi nhất định.

Xem đáp án
Đáp án D

Mỗi chất tinh khiết đều có thành phần hóa học và tính chất nhất định như nhiệt độ sôi, nhiệt độ đông đặc…

Câu 8. Chỉ ra dãy nào chỉ gồm toàn là vật thể nhân tạo?

A. Ấm nhôm, bình thủy tinh, nồi đất sét

B. Xenlulozơ, kẽm, vàng

C. Cây cối, bút, tập, sách

D. Nước biển, ao, hồ, suối

Xem đáp án
Đáp án A

Dãy chỉ gồm toàn là vật thể nhân tạo là: Ấm nhôm, bình thủy tinh, nồi đất sét.

Loại B vì: xenlulozơ, kẽm, vàng là các chất.

Loại C vì : cây cối là vật thể tự nhiên.

Loại D vì : Nước biển, ao, hồ, suối là các vật thể tự nhiên.

Câu 9. Để tách rượu ra khỏi hỗn hợp rượu lẫn nước, dùng cách nào sau đây?

A. Lọc

B. Dùng phễu chiết

C. Chưng cất phân đoạn

D. Đốt

Xem đáp án
Đáp án C

Dựa vào tính chất rượu sôi và hóa hơi ở nhiệt độ thấp hơn nước => để tách rượu ra khỏi hỗn hợp rượu lẫn nước, ta dùng phương pháp: chưng cất phân đoạn.

Loại A và B vì hỗn hợp gồm rượu và nước là hỗn hợp đồng nhất.

Loại D vì đốt rượu sẽ chuyển thành chất khác.

Câu 10. Tính chất nào của chất trong số các tính chất sau đây có thể biết được bằng cách quan sát trực tiếp mà không cần dụng cụ đo hay làm thí nghiệm:

A. Màu sắc.

B. Tính tan trong nước.

C. Khối lượng riêng.

D. Dẫn nhiệt, dẫn điện.

Xem đáp án
Đáp án A

Tính chất có thể quan sát trực tiếp: màu sắc, trạng thái.

Tính chất cần dùng dụng cụ đo: khối lượng riêng, nhiệt độ nóng chảy.

Tính chất cần phải làm thí nghiệm: tính tan trong nước, tính dẫn điện, tính cháy được.

..........................

Chia sẻ, đánh giá bài viết
59
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Chuyên đề Hóa học 8

    Xem thêm