Đọc tên nguyên tố Danh pháp một số hợp chất vô cơ theo IUPAC
Hướng dẫn đọc tên nguyên tố hợp chất vô cơ theo danh pháp Mới
Đọc tên nguyên tố - Danh pháp một số hợp chất vô cơ theo IUPAC được VnDoc biên soạn tổng hợp lại hướng dẫn bạn đọc, đọc tên nguyên tố hợp chất vô cơ theo danh pháp Mới đáp ứng chương trình sách giáo khoa mới. Hy vọng giúp ích cho các bạn học sinh cũng như quý thầy cô trong quá trình giảng dạy. Mời các bạn tham khảo chi tiết.
1. Hệ thống tên các nguyên tố
Với hệ thống tiếng Anh, cả nguyên tố và đơn chất đều được biểu diễn bằng thuật ngữ “element”. Tên gọi của nguyên tố và đơn chất theo đó giống nhau.
Bảng nguyên tố hóa học theo IUPAC
Z | Kí hiệu hóa học | Tên gọi | Phiên âm Tiếng Anh | Diễn giải Việt hóa | Ý nghĩa | Ghi chú |
1 | H | Hydrogen | /ˈhaɪdrədʒən/ | ‘hai-đrờ-zần | Hiđro | “đr” là âm kép “đờ rờ”, phát âm nhanh. |
2 | He | Helium | /ˈhiːliəm/ | ‘hít-li-ầm | Heli | |
3 | Li | Lithium | /ˈlɪθiəm/ | ‘lít-thi-ầm | Liti | |
4 | Be | Beryllium | /bəˈrɪliəm/ | bờ-‘ri-li-ầm | Beri | |
5 | B | Boron | /ˈbɔːrɒn/ /ˈbɔːrɑːn/ | ‘bo-roon | Bo | Âm “oo” tương tự âm giữa của hai âm “o” và “a”. |
6 | C | Carbon | /ˈkɑːbən/ /ˈkɑːrbən/ | ‘Ka-bần | Cacbon | Âm “k” tương tự âm đứng giữa hai âm “c” và “kh”. |
7 | N | Nitrogen | /ˈnaɪtrədʒən/ | ‘nai-trờ-zần | Nitơ | “tr” là âm kép “tờ rờ”, phất âm nhanh. |
8 | O | Oxygen | /ˈɒksɪdʒən/ /ˈɑːksɪdʒən/ | ‘óoc-xi-zần | Oxi | Âm “óoc” tương tự là âm đứng giữa hai âm “oc” và “ắc”. |
9 | F | Fluorine | /ˈflɔːriːn/ /ˈflʊəriːn/ /ˈflɔːriːn/ /ˈflʊriːn/ | ‘phlo-rìn | Flo | Âm “phl” âm kép “phờ l-”, phát âm nhanh. |
10 | Ne | Neon | /ˈniːɒn/ /ˈniːɑːn/ | ‘ni-àn | Neon | |
11 | Na | Sodium | /ˈsəʊdiəm/ | ‘sâu-đì-ầm | Natri | |
12 | Mg | Magnesium | /mæɡˈniːziəm/ | Mẹg-‘ni-zi-ầm | Magie | |
13 | Al | Aluminium | /ˌæljəˈmɪniəm/ /ˌæləˈmɪniəm/ /ˌæljəˈmɪniəm/ /ˌæləˈmɪniəm/ | a-lờ-‘mi-ni-ầm | Nhôm | |
14 | Si | Silicon | /ˈsɪlɪkən/ | ‘sík-li-cần | Silic | |
15 | P | Phosphorus | /ˈfɒsfərəs/ /ˈfɑːsfərəs/ | ‘phoos-phờ-rợs | Phốt pho | Âm “oo” tương tự âm giữa của hai âm “o” và “a”. |
16 | S | Sulfur | /ˈsʌlfə(r)/ /ˈsʌlfər/ | ‘sâu-phờ | Lưu huỳnh | |
17 | Cl | Chlorine | /ˈklɔːriːn/ | ‘klo-rìn | Clo | Âm “kl-” là âm kép “kờ l-”, phát âm nhanh. |
18 | Ar | Argon | /ˈɑːɡɒn/ /ˈɑːrɡɑːn/ | ‘a-gàn | Agon | |
19 | K | Potassium | /pəˈtæsiəm/ | Pờ-‘tes-zi-ầm | Kali | |
20 | Ca | Calcium | /ˈkælsiəm/ | ‘kel-si-ầm | Canxi | |
21 | Sc | Scandium | /ˈskændiəm/ | ‘sken-đì-ầm | Scanđi | |
22 | Ti | Titanium | /tɪˈteɪniəm/ /taɪˈteɪniəm/ | Tì-‘tây-ni-ầm Tài-‘tây-ni-ầm | Titan | |
23 | V | Vanadium | /vəˈneɪdiəm/ | Vờ-‘nây-đi-âm | Vanađi | |
24 | Cr | Chromium | /ˈkrəʊmiəm/ | ‘Krâu-mi-um | Crom | Tránh đọc sai thành chrominum hay chrominium. |
25 | Mn | Manganese | /ˈmæŋɡəniːz/ | ‘me-gờ-nìz | Mangan | |
26 | Fe | Iron | /ˈaɪən/ /ˈaɪərn/ | ‘ai-ần | Sắt | Kí tự “r” trong cách ghi iron là âm câm nên không phát âm. |
27 | Co | Cobalt | /ˈkəʊbɔːlt/ | ‘kâu-bol-t | Coban | Âm “k” tương tự âm đứng giữa hai âm “c” và “kh”. Âm “t” là âm đuôi. |
28 | Ni | Nickel | /ˈnɪkl/ | ‘nik-kồl | Niken | |
29 | Cu | Copper | /ˈkɒpə(r)/ /ˈkɑːpər/ | 'kóop-pờ | Đồng | Âm “oo” tương tự âm giữa của hai âm “o” và “a”. |
30 | Zn | Zinc | /zɪŋk/ | zin-k | Kẽm | Âm “k” trong trường hợp này là âm đuôi. |
33 | As | Arsenic | /ˈɑːsnɪk/ /ˈɑːrsnɪk/ | ‘a-sờ-nịk | Asen | |
34 | Se | Selenium | /səˈliːniəm/ | Sờ-‘li-nì-ầm | Selen | |
35 | Br | Bromine | /ˈbrəʊmiːn/ | ‘brâu-mìn | Brom | Âm “br-” là âm kép “bờ r-”, phát âm nhanh. |
36 | Kr | Krypton | /ˈkrɪptɒn/ /ˈkrɪptɑːn/ | ‘kríp-tan | kripton | |
37 | Rb | Rubidium | /ruːˈbɪdiəm/ | Rù-‘bí-đì-âm | Rubi | |
38 | Sr | Strontium | /ˈstrɒntiəm/ /ˈstrɒnʃiəm/ /ˈstrɑːntiəm/ /ˈstrɑːnʃiəm/ | ‘Stroon-tì-um | Stronti | Âm “str” là âm kép “sờ tr-”, phát âm nhanh. Âm “oo” tương tự âm giữa của hai âm “o” và “a”. |
46 | Pd | Palladium | /pəˈleɪdiəm/ | Pờ-‘lây-đì-ầm | Palađi | |
47 | Ag | Silver | /ˈsɪlvə(r)/ /ˈsɪlvər/ | ‘siu-vờ | Bạc | |
48 | Cd | Cadmium | /ˈkædmiəm/ | ‘kéd-mi-ầm | Cađimi | Dựa vào cách ghi thì Cd là Cadmium chứ không phải Cadminium hay Cadiminum. |
50 | Sn | Tin | /tɪn/ | Tin | Thiếc | |
53 | I | Iodine | /ˈaɪədiːn/ /ˈaɪədaɪn/ | ‘ai-ợt-đin ‘ai-ờ-đai-n | Iot | |
54 | Xe | Xenon | /ˈzenɒn/ /ˈziːnɒn/ /ˈzenɑːn/ /ˈziːnɑːn/ | ‘zê-nan ‘zi-nan | Xenon | |
55 | Cs | Caesium | /ˈsiːziəm/ | si-zì-âm | Xesi | |
56 | Ba | Barium | /ˈbeəriəm/ /ˈberiəm/ | ‘be-rì-ầm | Bari | |
78 | Pt | Platinum | /ˈplætɪnəm/ | ‘plét-ti-nầm | Platin | |
79 | Au | Gold | /ɡəʊld/ | Gâul-đ | Vàng | Khi một âm được kết thúc bằng âm tiết “l” thì âm đó sẽ cần được ôm khẩu hình lại. Âm “đ” trong trường hợp này là âm đuôi. |
80 | Hg | Mercury | /ˈmɜːkjəri/ /ˈmɜːrkjəri/ | ‘mek-kiờ-ri | Thủy ngân | Âm “iơ” là âm ghép “i ờ”, phát âm nhanh. |
82 | Pb | Lead | /liːd/ | li-đ | Chì | Âm “đ” trong trường hợp này là âm đuôi. |
87 | Fr | Francium | /ˈfrænsiəm/ | ‘phren-si-ầm | Franxi | “phr-” là âm kép “phờ r-”, cần phát âm nhanh. |
88 | Ra | Radium | /ˈreɪdiəm/ | ‘rây-đì-ầm | Rađi |
2. Phân loại và cách gọi tên một số chất vô cơ
2.1. OXIDE (OXIT)
- “oxide” - /ˈɒksaɪd/ hay /ˈɑːksaɪd/ - “óoc-xai-đ”
- Đối với oxide của kim loại (hướng đến basic oxide - oxit bazơ):
TÊN KIM LOẠI + (HÓA TRỊ) + OXIDE
Ví dụ: Na2O: sodium oxide - /ˈsəʊdiəm ˈɒksaɪd/ - /sâu-đì-ầm óoc-xai-đ/.
MgO: magnesium oxide - /mæɡˈniːziəm ˈɒksaɪd/ - /mẹg-ni-zi-ầm óoc-xai-đ/.
2.2. BASE (BAZƠ)
- “base” - /beɪs/ - /bêi-s/
- “hydroxide” - /haɪˈdrɒksaɪd/ hay /haɪˈdrɑːksaɪd/ - /’hai-đrooc-xai-đ/
- Cách gọi tên:
TÊN KIM LOẠI + (HÓA TRỊ) + HYDROXIDE
Ví dụ:
Ba(OH)2: barium hydroxide - /be-rì-ầm hai-đrooc-xai-đ/
Fe(OH)3: iron (III) hydroxide - /ai-ần (thri) hai-đrooc-xai-đ/ hay ferric hydroxide - /phe-rik hai-đrooc-xai-đ/
Fe(OH)2: iron (II) hydroxide - /ai-ần (tuu) hai-đrooc-xai-đ/ hay ferrous hydroxide - /phe-rợs hai-đrooc-xai-đ/
2.3. ACID (AXIT)
“Acid” - /ˈæsɪd/ - /e-xiđ/ hoặc
Ví dụ:
H2SO3 | Sulfurous acid Sulphurous acid | /ˈsʌlfərəs ˈæsɪd/ | /sâu-phơ-rợs e-xiđ/ |
2.4. MUỐI VÀ MỘT SỐ HỢP CHẤT CỘNG HÓA TRỊ KHÁC
[Tên nguyên tố đứng đầu Ammonium (NH4) /əˈməʊniəm/ + Tên gốc muối
Tên gốc muối gồm:
+ Gốc không chứa oxygen → Đuôi ide /aid/
+ Gốc chứa oxgen, hóa trị thấp → đuôi ite /aɪt/
+ Gốc chứa oxygen, hóa trị cao → Đuôi ate /eɪt/
Ví dụ:
GỐC MUỐI | TÊN GỐC | PHIÊN ÂM | VÍ DỤ |
F | -fluoride | /ˈflɔːraɪd/ /ˈflʊəraɪd/ /ˈflʊraɪd/ | NaF: sodium fluoride /sâu-đì-ầm flo-rai-đ/ SF6: sulfur hexafluoride /sâu-phờ hek-xờ flo-rai-đ/ |
>> Chi tiết nội dung cách đọc phiên âm nằm trong nội dung FILE tải về MIỄN PHÍ <<
--------------------------------
Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Đọc tên nguyên tố Danh pháp một số hợp chất vô cơ theo IUPAC. Để có kết quả học tập tốt và hiệu quả hơn.
Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ, trao đổi tài liệu học tập môn Hóa Học miễn phí trên Facebook: Hóa Học không khó. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.