Tính theo phương trình hóa học
Tính theo phương trình hóa học lớp 8
Chuyên đề Hóa học lớp 8: Tính theo phương trình hóa học được VnDoc sưu tầm và giới thiệu tới các bạn học sinh cùng quý thầy cô tham khảo. Tính theo phương trình hóa học sẽ được áp dụng để Tìm khối lượng chất tham gia và chất sản phẩm hay là Tìm thể tích chất khí tham gia và sản phẩm. Sau đây mời các bạn tham khảo chi tiết.
- Tính theo công thức hóa học
- Các bài tập về lượng chất dư Hóa học 8
- Cách nhận biết các chất hóa học lớp 8 và 9
- Bộ 15 đề thi học kì 1 môn Hóa học lớp 8 năm học 2022 - 2023 Có đáp án
- Đề cương hóa 8 học kì 1 năm 2022 - 2023 có đáp án
A. Lý thuyết bài: Tính theo phương trình hóa học
1. Tìm khối lượng chất tham gia và chất sản phẩm
Cách làm:
Bước 1: Viết phương trình
Bước 2: tính số mol các chất
Bước 3: dựa vào phương trình tính được số mol chất cần tìm
Bước 4: tính khối lượng
Áp dụng nắm chắc các công thức hóa học được cho dưới đây:
m = n . M
M : Khối lượng (g)
n: số mol (mol)
M: Khối lượng mol (g/mol)
n = V /22,4
V: thể tích khí ở đktc
Thí dụ 1: Cho 4 gam NaOH tác dụng với CuSO4 tạo ra Cu(OH)2 kết tủa và Na2SO4. Tính khối lượng Na2SO4
Hướng dẫn giải chi tiết
Các bước tiến hành
Viết phương trình hóa học và cân bằng
2NaOH + CuSO4 → Cu(OH)2↓ + Na2SO4
Tính số mol NaOH tham gia phản ứng
\({n_{NaOH}} = \frac{{{m_{NaOH}}}}{{{M_{NaOH}}}} = 0,1(mol)\)
Tính số mol Na2SO4 thu được
Theo PTHH: 1 mol NaOH phản ứng thu được 0,5 mol Na2SO4
Vậy: 0,1 mol NaOH…………………0,05 mol Na2SO4
Tìm khối lương Na2SO4 thu được
mNa2SO4 = n×M = 0,05×142 = 7,1g
Thí dụ 2: Tính khối lượng NaOH cần dùng để điều chế 7,1g Na2SO4
Hướng dẫn giải chi tiết
Viết phương trình hóa học:
2NaOH + CuSO4 → Cu(OH)2↓ + Na2SO4
Tính số mol Na2SO4 sinh ra sau phản ứng
\({n_{N{a_2}S{O_4}}} = \frac{{{m_{N{a_2}S{O_4}}}}}{{{M_{N{a_2}S{O_4}}}}} = 0,05(mol)\)
Tìm số mol NaOH tham gia phản ứng
Theo phương trình hóa học: để điều chế 1 mol Na2SO4 cần dùng 2 mol NaOH
Vậy muốn điều chế 0,05 mol Na2SO4 cần dùng 0,1 mol NaOH
Tính khối lương NaOH cần dùng
mNaOH = n×M = 0,1×40 = 4(g)
Thí dụ 3. Cho 16,8 gam sắt (Fe) tác dụng vừa đủ với axit clohidric (HCl) thu được muối sắt (II) clorua (FeCl2) và khí hidro (H2)
a) Lập phương trình hóa học của phản ứng trên
b) Tính thể tích khí hidro sinh ra (đktc)
c) Tính khối lượng muối sắt (II) clorua tạo thành
Hướng dẫn giải chi tiết
a) Phương trình phản ứng hóa học
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2
b)
nFe = 16,8/56 = 0,3 mol
Phương trình phản ứng hóa học: Fe + 2HCl → FeCl2 + H2
Theo phản ứng hóa học: 1 2 1 1 mol
Theo đề bài: 0,3 mol → x mol
Phản ứng: 0,3 mol → 0,3 mol
Thể tích của khí H2 là: VH2 = 0,3.22,4 = 6,72 lít
c) Theo phương trình phản ứng nFe = nFeCl2 = 0,3 mol
Khối lượng muối sắt (II) mFeCl2 = 0,3.(56 + 35,5.3) = 48,75 gam
Thí dụ 4. Cho 11,3 gam hỗn hợp Mg và Zn tác dụng với H2SO4 loãng vừa đủ thu được 6,72 lít khí H2 (ở đktc). Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được lượng muối khan là
Hướng dẫn giải chi tiết
Phương trình phản ứng hóa học:
Mg + H2SO4 → MgSO4 + H2
Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2
Ta có: nH2 = 6,72/22,4 = 0,3 (mol)
=> mH2 = 0,3 . 2 = 0,6 (gam)
Theo PTHH, ta thấy nH2SO4 = nH2 = 0,3 (mol)
=> mH2SO4 = 0,3 . 98 = 29,4 (gam)
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng, ta có:
mmuối khan = mkim loại + mH2SO4 - mH2 = 11,3 + 29,4 - 0,6 = 40,1 (gam)
2. Tìm thể tích chất khí tham gia và sản phẩm
Cách làm:
- Bước 1: Viết phương trình hóa học.
- Bước 2: Tìm số mol khí
- Bước 3: thông qua phương trình hóa học, tìm số mol chất cần tính
- Bước 4: Tìm thể tích khí
Thí dụ 1: Lưu huỳnh cháy trong oxi hoặc trong không khí sinh ra lưu huỳnh đioxit SO2. Hãy tính thể tích (đktc) sinh ra, nếu có 4 gam khí O2 tham gia phản ứng
Hướng dẫn giải chi tiết
- Viết phương trình hóa học
S + O2 \(\overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\) SO2
- Tìm số mol O2 sinh ra sau phản ứng:
nO2 = 0,125 mol
- Tìm số mol SO2 sinh ra sau phản ứng
Theo PTHH: 1 mol O2 tham gia phản ứng sinh ra 1 mol SO2
Vậy : 0,125 mol O2 …………………………. 0,125 mol SO2
- Tìm thể tích khí SO2 (đktc) sinh ra sau phản ứng
VSO2 = n×22,4 = 2,24 (l)
Thí dụ 2: Tìm thể tích khí oxi (đktc) cần dùng để đốt cháy hoàn toàn 64g lưu huỳnh
Đáp án hướng dẫn giải chi tiết
Viết phương trình hóa học:
S + O2 \(\overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\) SO2
- Tính số mol lưu huỳnh tham gia phản ứng
nS = \(\frac{64}{32}\) = 2 mol
- Tính số mol O2 tham gia phản ứng
Theo PTHH: đốt cháy 1 mol S cần dùng 1 mol O2
Vậy : đốt cháy 2 mol S cần 2 mol O2
- Tính thể tích O2 cần dùng:
VO2 = 22,4 × n = 44,8 (l)
Thí dụ 3: Cho 5,4 g Al tác dụng vừa đủ với V lít khí Cl2 ở đktc. Tìm V. Tìm khối lượng sản phẩm
Đáp án hướng dẫn giải chi tiết
Cách 1:
Ta có nAl = MAl/(mAl) = 5,4 / 27 = 0,2 (mol)
PTHH: 2Al + 3Cl2 ----------> 2AlCl3
Từ PTHH: 2 mol 3 mol 2 mol
Từ đề bài: 0,2 mol 0,3 mol 0,2 mol
VCl2 = 0,3 . 22,4 = 6,72 (l)
msản phẩm = 0,2 . 133,5 = 26,7 (g)
Cách 2:
Ta có nAl = MAl/(mAl) = 5,4 / 27 = 0,2 (mol)
PTHH: 2Al + 3Cl2 ----------> 2AlCl3
Theo phương trình ta có: nCl2 = 3/2.nAl = 3/2.0,2 = 0,3 (mol)
Từ đó => thể tích của Cl2, tương tự thì nsản phẩm = 2/2. nAl = 0,2 mol
Từ đó => khối lượng chất sản phẩm tạo thành
Lưu ý: Tính theo phương trình hóa học chỉ liên quan đến đại lượng mol
Tính theo phương trình hóa học là dựa vào tỉ lệ số mol các chất trên phương trình để tính ra khối lượng.
Thí dụ 4. Đốt cháy hỗn hợp chứa 4,48 lít CH4 và 2,24 lít C2H4 thì cần V lít O2 (đktc) thu được sản phẩm CO2 và nước. Giá trị của V là
Đáp án hướng dẫn giải chi tiết
nCH4 = 4,48/22,4 = 0,2 mol;
nC2H4 = 2,24/22,4 = 0,1 mol
Phương trình phản ứng
CH4 + 2O2 → CO2 + 2H2O
0,2 → 0,4
C2H4 + 3O2 → 2CO2 + 2H2O
0,1 → 0,3
⟹ nO2 = 0,4 + 0,3 = 0,7 mol
⟹ VO2 = 0,7.22,4 = 15,68 lít
Thí dụ 5. Hòa tan hết 17,05 gam hỗn hợp Al và Zn cần vừa đủ 124,1 gam dung dịch HCl 25% thu được dung dịch muối và khí không màu. Phần trăm khối lượng Zn trong hỗn hợp đầu là
Đáp án hướng dẫn giải chi tiết
mHCl = 124,1.25% = 31,025 gam ⟹ nHCl = 31,025 : 36,5 = 0,85 mol
Đặt nZn = x mol; nAl = y mol
mhh = 65x + 27y = 17,05 (1)
Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2
x → 2x (mol)
2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2.
y → 3y (mol)
⟹ nHCl = 2x + 3y = 0,85 (2)
Từ (1) và (2) ⟹ x = 0,2; y = 0,15
⟹ mZn = 65.0,2 = 13 gam
%Zn = 13/17,05.100% = 76,2%
B. Bài tập phương trình hóa học lớp 8
Câu 1: Cho thanh magie cháy trong không khí thu được hợp chất magie oxit. Biết mMg = 7,2 g. Tính khối lượng hợp chất
A. 2,4 g
B. 9,6 g
C. 4,8 g
D. 12 g
nMg = 7,2/24 = 0,3 mol
Phương trình hóa học
2Mg + O2 → 2MgO
0,3 → 0,3 mol
mMgO = 0,3.40 = 4,8 g
Câu 2: Cho phương trình CaCO3 → CO2 + H2O
Để điều chế 2,24 l CO2 thì số mol CaCO3 cần dùng là
A. 1 mol
B. 0,1 mol
C. 0,001 mol
D. 2 mol
nCO2 = 2,24/22,4 = 0,1 mol
Phương trình hóa học
CaCO3 → CO2 + H2O
0,1 ← 0,1 (mol)
Câu 3: Ba + 2HCl → BaCl2 + H2
Để thu dược 4,16 g BaCl2 cần bao nhiêu mol HCl
A. 0,04 mol
B. 0,01 mol
C. 0,02 mol
D. 0,5 mol
nBaCl2 = 4,16/208 = 0,02 mol
Phương trình hóa học
Ba + 2HCl → BaCl2 + H2
0,04 ← 0,02 mol
Câu 4: Cho 5,6 g sắt tác dụng với dung dịch axit clohidric loãng thu được bao nhiêu ml khí H2
A. 2,24 ml
B. 22,4 ml
C. 2, 24.10-3 ml
D. 0,0224 ml
Phương trình hóa học
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2
Nhìn vào phương trình thấy nFe = nH2 = 5,6/56 = 0,1 mol
VH2 = 0,1.22,4 = 2,24 l = 2,24.10-3 l
Câu 5: Cho 13,7 g Ba tác dụng với 3,2 g oxi thu được hợp chất oxit. Tính khối lượng oxi sau phản ứng
A. 3,2 g
B. 1,6 g
C. 6,4 g
D. 0,8 g
nBa = 13,7/137 = 0,1 mol, nO2 = 3,2/32 = 0,1 mol
Phương trình hóa học
2Ba + O2 \(\overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\)2BaO
Ban đầu: 0,1 0,1 (mol)
Phản ứng: 0,1 0,05 0,1 (mol)
Sau phản ứng: 0 0,05 0,1 (mol)
Khối lượng oxi sau phản ứng là m = 0,05.32 = 1,6 g
Câu 6: Cho 19,6 g H2SO4 phản ứng với thanh nhôm thấy có khí bay lên. Xác định thể tích khí đó
A. 4,8 l
B. 2,24 l
C. 4,48 l
D. 0,345 l
nH2SO4 = 19,6/98 = 0,2 mol
Phương trình hóa học
2Al + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2
0,2 0,2
VH2 = 0,2.22,4 = 4,48 lít
Câu 7: Cho 8,45 g Zn tác dụng với 5,376 l khí Clo (đktc). Hỏi chất nào sau phản ứng còn dư
A. Zn
B. Clo
C. Cả 2 chất
D. Không có chất dư
nZn = 8,45/65 = 0,13 mol
nCl2 = 5,376/22,4 = 0,24 mol
Phương trình hóa học
Zn + Cl2 → ZnCl2
Ban đầu: 0,13 0,24 (mol)
Phản ứng: 0,13 0,13 0,13 (mol)
Sau phản ứng: 0 0,11 0,13 (mol)
Vậy sau phản ứng khí clo dư
Câu 8: Nhiệt phân 2,45 g KClO3 thu được O2. Cho Zn tác dụng với O2 vừa thu được . Tính khối lượng chất thu được sau phản ứng
A. 2,45 g
B. 5,4 g
C. 4,86 g
D. 6,35 g
nKClO3 = 2,45/122,5 = 0,02 mol
Phương trình hóa học
2KClO3 → 2KCl + 3O2
0,02 → 0,02 → 0,03 mol
2Zn + O2 → 2ZnO
0,03 → 0,06 mol
Sau phản ứng thu được KCl và ZnO
m = 0,06.81+ 0,02.74,5 = 6,35 g
Câu 9: Đốt cháy 11,2 l CH4 trong không khí thu được khí và nước. Xác định khí và cho biết số mol
A. CO và 0,5 mol
B. CO2 và 0,5 mol
C. C và 0,2 mol
D. CO2 và 0,054 mol
nCH4 = V/22,4 = 0,5 (mol)
Phương trình hóa học
CH4 + 2O2 → CO2 + 2H2O
0,5 → 0,5 mol
Câu 10: Nung 6,72 g Fe trong không khí thu được sắt (II) oxit. Tính mFeO và VO2
A. 1,344 g và 0,684 l
B. 2,688 l và 0,864 g
C. 1,344 l và 8,64 g
D. 8,64 g và 2,234 ml
Phương trình hóa học
2Fe + O2 → 2FeO
0,12 → 0,06→ 0,12 mol
mFeO = 0,12.72 = 8,64 g
VO2 = 0,06.22,4 = 1,344 l
C. Bài tập tự luận tính theo phương trình hóa học
Câu 1. Đốt cháy hoàn toàn 13 gam Zn trong oxi thu được ZnO.
a) Lập phương trình hóa học.
b) Tính khối lượng ZnO thu được?
c) Tính khối lượng oxi đã dùng?
Đáp án hướng dẫn giải
Đốt cháy hoàn toàn 13 gam Zn trong oxi thu được ZnO
a/ Lập phương trình hóa học
2Zn + O2 \(\overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\) 2ZnO
b/Tính khối lượng ZnO thu được ?
nZn = m/M= 13/65 = 0,2 (mol)
Theo phương trình hóa học:
nZnO = nZn = 0,2 (mol)
⇒ mZnO = n.M = 0,2.81 = 16,2 (g)
c/ Tính thể tích oxi đã dùng? (đktc)
Theo phương trình hóa học:
nO2 = 12.nZn= 12.0,2 = 0,1(mol)
⇒VO2 = n.22,4 = 0,1.22,4 =2,24 (l)
Câu 2. Tính thể tích của oxi (đktc) cần dùng để đốt cháy hết 3,1 gam P. Tính khối lượng của chất tạo thành sau phản ứng.
Đáp án hướng dẫn giải
Số mol P phản ứng là: nP = 3,1/31 = 0,1mol
Phương trình hóa học: 4P + 5O2 \(\overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\) 2P2O5
Tỉ lệ theo phương trình: 4 mol 5 mol 2 mol
Số mol phản ứng: 0,1 mol ? mol ? mol
Nhân chéo chia ngang ta được: nO2 = 0,1.54 = 0,125 mol
=> Thể tích oxi cần dùng là: V = 22,4.n = 22,4.0,125 = 2,8 lít
nP2O5 = 0,1.2/4= 0,05 mol => mP2O5 = 7,1 gam
Câu 3. Đốt cháy hoàn toàn 1,12 lít CH4. Tính thể tích oxi cần dùng và thể tích khí CO2 tạo thành (đktc).
Đáp án hướng dẫn giải
Số mol khí CH4 phản ứng là: nCH4 = 1,12/22,4 = 0,05mol
Phương trình hóa học: CH4 + 2O2 \(\overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\) CO2 + 2H2O
Tỉ lệ theo phương trình: 1mol 2mol 1mol 2mol
0,05 mol ?mol
Từ Phương trình hóa học, ta có: nO2 = 0,05.21 = 0,1mol
=> thể tích khí O2 cần dùng là: VO2 = 22,4.n = 22,4.0,1 = 2,24 lít
nCO2 = nCH4 = 0,05 mol => VCO2 = 0,05.22,4 = 1,12 mol
Câu 4. Biết rằng 2,3 gam một kim loại R (có hoá trị I) tác dụng vừa đủ với 1,12 lit khí clo (ở đktc) theo sơ đồ p/ư:
R + Cl2 → RCl
a) Xác định tên kim loại R
b) Tính khối lượng hợp chất tạo thành
Đáp án hướng dẫn giải
Số mol Cl2 cần dùng là: nCl2 = V,22,4=1,12/22,4 = 0,05 mol
Phương trình hóa học: 2R + Cl2 \(\overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\) 2RCl
Tỉ lệ theo Phương trình: 2mol 1mol 2 mol
?mol 0,05mol
Từ Phương trình hóa học, ta có: nR = 2.nCl2 = 2.0,05 = 0,1 mol
=> Khối lượng mol nguyên tử của R là:
MR= mR/nR = 2,30,1 = 23g/mol
=> R là natri (Na)
Câu 5. Hòa tan hoàn toàn 6,75 gam kim loại nhôm trong dung dịch axit clohidric HCl dư. Phản ứng hóa học giữa nhôm và axit clohidric HCl được biểu diễn theo sơ đồ sau:
Al + HCl → AlCl3 + H2
a) Hãy lập phương trình hóa học của phản ứng.
b) Tính thể tích (ở đktc) của khí H2 sinh ra.
c) Tính khối lượng axit HCl đã tham gia phản ứng.
d) Tính khối lượng muối AlCl3 được tạo thành.
Đáp án hướng dẫn giải
a. Phương trình hóa học
2Al + 6HCl → 2 AlCl3 + 3H2
b.
Ta có: nAl = 6,75/27 = 0,25 mol
Theo phương trình hóa học:
nH2 = 3/2.nAl = 3/2. 0,25 = 0,375 mol
⇒ VH2 = 0,375. 22,4 = 8,4 (lít).
c. Theo phương trình hóa học:
nHCl = 3.nAl = 3.0,5= 0,75 mol
⇒ mHCl = 0,75. 36,5 = 27,375 gam
d. Theo phương trình hóa học:
nAlCl3 = nAl = 0,25 mol
⇒ mAlCl3 = 0,25.133,5 = 33,375g
Câu 6: Đốt cháy 16,8 g Fe trong khí Oxi vừa đủ thì thu được Fe2O3. Cho toàn bộ lượng Fe2O3 tạo thành sau phản ứng này tác dụng với m (g) H2SO4.
a) Tìm thể tích khí Oxi để đốt cháy lượng sắt trên
b) Tìm m
Đáp án hướng dẫn giải
a. Số mol của sắt theo đề bài là:
nFe = 16,8/56 = 0,3
Phương trình hóa học
4Fe + 3O2 → 2Fe2O3
0,3 → 0,225 → 0,15
Theo phương trình hóa học:
nO2 = 3/4nFe
nO2 = 0,75.0,3 = 0,225
→ VO2 = 0,225.22,4 = 5,04 lít
b.
Fe2O3 + 3H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 3H2O
0,15 → 0,45 → 0,15
Theo phương trình hóa học ta có:
nFe2O3 = 1/2Fe = 0,15 mol
→ mH2SO4 = 0,45.98 = 44,1 gam
Câu 7: Cho 48 g Fe2O3 tác dụng vừa đủ với HCl.
a) Tìm khối lượng của FeCl3 tạo thành
b) Tìm khối lượng của HCl
Đáp án hướng dẫn giải
a) Phương trình hóa học:
Fe2O3 + 6HCl → 2FeCl3 + 3H2O
Ta có nFe2O3 = 48/160 = 0,3 mol
Theo Phương trình hóa học ta có
nHCl = 6nFe2O3 = 0,3.6 = 1,8 mol
=> mHCl = 1,8.36,5 = 65,7 gam
b) Theo Phương trình hóa học ta có
nFeCl3 = 2. nFe2O3 = 0,3.2 = 0,6 mol
=> mFeCl3 = 0,6.162,5 = 97,5 gam.
Câu 8. Hòa tan hết m gam hỗn hợp X gốm Mg, FeCl3 vào nước chỉ thu được dung dịch Y gồm 3 muối và không còn chất rắn. Nếu hòa tan m gam X bằng dung dịch HCl dư thì thu được 2,688 lít H2 (đktc). Dung dịch Y có thể hòa tan vừa hết 1,12 gam bột Fe. Tính giá trị m.
Đáp án hướng dẫn giải
Mg + 2FeCl3 → MgCl2 + 2FeCl2 (1)
Mg + HCl → MgCl2 + H2 (2)
Từ phản ứng (2) ta có:
nMg = nH2 = 2,688/22,4 = 0,12 mol
Dung dịch Y gồm 3 muối ⇒ MgCl2, FeCl2, FeCl3 ⇒ FeCl3 sau phản ứng (1) còn dư.
⇒ nFeCl3(1) = 2.nMg = 2.0,12 = 0,24g
Fe + 2FeCl3 → 3FeCl2 (3)
⇒ nFeCl3(3) = 2nFe = 0,04 mol
⇒ nFeCl3 bđ = nFeCl3(3) + nFeCl3(1) = 0,04+0,24 = 0,28g
⇒ mX = 0,12.24 + 0,28.(56+35,5.3) = 48,3g
D. Câu hỏi bài tập tự luyện
Câu 1: Cho 24 gam oxi tác dụng với H2SO4 có trong dung dịch loãng.
a) Tìm thể tích khí Hiđro sinh ra (ở đktc)
b) Tìm khối lượng của H2SO4
c) Tìm khối lượng của CaSO4 tạo thành sau phản ứng
Câu 2: Cho 32 gam Oxi tác dụng vừa đủ với Magie.
a) Tìm khối lượng của Mg trong phản ứng.
b) Tìm khối lượng của Magie oxit tạo thành
Câu 3: Để điều chế 55,5 gam CaCl2 người ta cho Ca tác dụng với HCl
a) Tìm khối lượng của Ca và HCl trong phản ứng
b) Tìm thể tích khí Hiđro sinh ra (ở đktc)
Câu 4. Đốt cháy hoàn toàn 24 gam Mg trong oxi thu được MgO.
a) Lập phương trình hóa học.
b) Tính khối lượng MgO thu được?
c) Tính khối lượng oxi đã dùng?
Câu 5. Hòa tan hoàn toàn 6,75 gam kim loại nhôm trong dung dịch axit clohidric HCl dư. Phản ứng hóa học giữa nhôm và axit clohidric HCl được biểu diễn theo sơ đồ sau:
Al + HCl → AlCl3 + H2
a) Hãy lập phương trình hóa học của phản ứng.
b) Tính thể tích(ở đktc) của khí H2 sinh ra.
c) Tính khối lượng axit HCl đã tham gia phản ứng.
d) Tính khối lượng muối AlCl3 được tạo thành.
Câu 6. Cho 8,1g nhôm vào cốc đựng dung dịch loãng chứa 29,4 gam H2SO4.
a) Sau phản ứng nhôm hay axit còn dư?
b) Tính thể tích H2 thu được ở đktc?
c) Tính khối lượng các chất còn lại trong cốc?
Câu 7. Cho một lá nhôm nặng 0,81gam dung dịch chứa 2,19 gam HCl
a) Chất nào còn dư, và dư bao nhiêu gam
b) Tính khối lượng các chất thu được sau phản ứng là?
Câu 8. Cho 13 gam Kẽm tác dụng vứi 24,5 gam H2SO4, sau phản ứng thu được muối ZnSO4, khí hidro (đktc) và chất còn dư
a) Viết phương trình phản ứng hóa học
b) Tính thể tích (đktc) khí hidro sinh ra.
c) Tính khối lượng các chất còn lại sau phản ứng
Câu 9. Cho sắt tác dụng với dd axit H2SO4 theo sơ đồ sau:
Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2
Có 22,4 gam sắt tác dụng với 24,5 gam H2SO4. Tính:
a) Thể tích khí H2 thu được ở đktc.
b) Khối lượng các chất còn lại sau phản ứng.
Câu 10. Cho 10 gam CaCO3 vào dung dịch chứa 3,65 gam HCl
a) Sau phản ứng chất nào dư và dư bao nhiêu gam?
b) Tính thể tích CO2 thu được ở đktc?
c) Muốn phản ứng xảy ra vừa đủ, cân phải thêm chất nào và thêm vào bao nhiêu gam?
Câu 11. Cho 200g dung dịch Ba(OH)2 17,1% vào 500g dung dịch hỗn hợp (NH4)2SO4 1,32% và CuSO4 2%. Sau khi kết thúc tất cả các phản ứng ta thu được khí A, kết tủa B và dung dịch C.
a) Tính thể tích khí A (đktc)
b) Lấy kết tủa B rửa sạch và nung ở nhiệt cao đến khối lượng không đổi thì được bao nhiêu gam rắn?
c) Tính nồng độ % của các chất trong C.
Câu 12. Trong phòng thí nghiệm, người ta thường dùng muối KNO3 để điều chế khí oxi bằng phản ứng phân hủy. Để điều chế 1,12 lít khí O2 (đktc) thì khối lượng muối cần dùng là
Câu 13. Cho 2,44 gam hỗn hợp muối Na2CO3 và K2CO3 tác dụng vừa đủ với dung dịch H2SO4 0,5M, sau phản ứng thu được 0,448 lít CO2 ở đktc. Thể tích dung dịch H2SO4 0,5 M cần dùng là:
Câu 14. Cho 11,8 gam hỗn hợp X gồm Al và Cu vào dung dịch NaOH (loãng, dư). Khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 6,72 lít khí H2 (đktc). Khối lượng của Cu trong hỗn hợp X là.
---------------------------
Trên đây là những nội dung chính Tính theo phương trình hóa học mà VnDoc đã cung cấp tới các bạn học sinh. Hy vọng đây là tài liệu hay giúp các em biết vận vào giải các bài tập Hóa 8, từ đó học tốt môn Hóa hơn.
Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Chuyên đề Toán 8, Chuyên đề Vật Lý 8, Chuyên đề Hóa 8, Tài liệu học tập lớp 8 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.
Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THCS miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 8. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.