Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Tổng hợp câu hỏi trắc nghiệm ôn tập kì 2 Hóa 8 năm 2023

Tổng hợp câu hỏi trắc nghiệm ôn tập kì 2 Hóa 8 năm 2022 được VnDoc biên soạn tổng hợp 90 câu hỏi trắc nghiệm dựa theo nội dung chương trình Hóa học 8. Bộ câu hỏi gồm 3 chương, mỗi chương sẽ gồm những câu hỏi lí thuyết kèm theo bài tập tính toán theo từng cấp độ. Nội dung câu hỏi bám sát khung chương trình, nội dung ôn tập học kì 2 hóa 8. Tài liệu có đáp án đi kèm cho các bạn so sánh và đối chiếu sau khi làm xong.

Giúp các em luyện tập nhanh các nội dung, khả năng vận dụng làm bài tập theo từng cấp độ, thao tác làm bài tập nhanh hơn giúp các em đạt kết quả tốt nhất cho kì thi học kì 2.

A. Một số đề thi học kì 2 Hóa 8 mới nhất 

B. Tài liệu ôn tập học kì 2 Hóa 8 

C. Câu hỏi ôn tập học kì 2 Hóa 8

TỔNG HỢP CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KÌ 2 MÔN HÓA HỌC LỚP 8

Bản quyền thuộc về VnDoc nghiêm cấm mọi hành vi sao chép vì mục đích thương mại

CHƯƠNG IV: OXI- KHÔNG KHÍ

Câu 1: Đốt cháy 6,2 g photpho trong bình chứa 5,6 lít oxi, sau phản có chất nào còn dư?

A. Oxi                                 B. Photpho

C. Hai chất vừa hết            D. Không xác định được

Câu 2: Phát biểu nào sau đây về oxi là không đúng?

A. Oxi là phi kim hoạt động hoá học rất mạnh.

B. Oxi tạo oxit bazơ với hầu hết kim loại

C. Oxi không có mùi và vị

D. Oxi cần thiết cho sự sống

Câu 3: Oxit nào sau đây làm chất hút ẩm?

A. Fe2O3           B. Al2O3                C. CuO             D. CaO

Câu 4: Quá trình nào dưới đây không làm giảm lượng oxi có trong không khí?

A. Sự gỉ của các vật dụng bằng sắt

B. Sự cháy của than tổ ong, bếp củi, bếp ga trong đun nấu

C. Sự quang hợp của cây xanh

D. Sự hô hấp của động vật

Câu 5: Dãy oxit nào có tất cả các oxit đều tác dụng được với nước ở nhiệt độ thường

A. SO3, CaO, CuO, Al2O3               B. SO3, K2O, BaO, N2O5

C. MgO, CO2, SiO2, PbO                D. SO2, Al2O3, HgO, Na2O

Câu 6: Dãy chất chỉ gồm các oxit axit là:

A. CO, CO2, CaO, Al2O3, N2O5           B. SO3, SO2, MnO, Fe2O3, N2O5

C. FeO, Mn2O7, SiO2, CaO, Fe2O3     D. N2O5, CO2, P2O5, SiO2

Câu 7: Một loại đồng oxit có thành phần gồm 8 phần khối lượng đồng và 1 phần khối lượng oxi. Công thức của oxít đó là:

A. Cu2O         B. CuO            C. Cu2O      D. CuO3

Câu 8: Oxit nào là oxit axit trong số các oxit kim loại cho dưới đây?

A. Li2O               B. MgO             C. CrO3                   D.Cr2O3

Câu 9: Oxit kim loại nào dưới đây là oxit axit?

A. MnO           B. Fe2O3           C. ZnO           D. Mn2O7

Câu 10: Oxit phi kim nào dưới đây không phải là oxit axit?

A. CO2                B. CO             C. SiO2           D. Cl2O

Câu 11: Oxit phi kim nào dưới đây không phải là oxit axit?

A. SO2                        B. SO3                        C. NO                                D. N2O5

Câu 12: Oxit phi kim nào dưới đây không phải là oxit axit?

A.N2O                    B. NO3               C. P2O5                 D. N2O5

Câu 13: Phần trăm về khối lượng của oxi cao nhất trong oxi nào cho dưới đây?

A. CuO                    B. ZnO               C. PbO               D. MgO

Câu 14: Oxit nào dưới đây góp nhiều phần nhất vào sự hình thành mưa axit?

A. CO2                B. CO                C. SO2             D. N2O5

Câu 15: Khi thổi không khí vào nước nguyên chất, dung dịch thu được hơi có tính axit. Khí nào sau đây gây nên tính axit đó?

A. CO2                   B. H2                C. N2         D. O2

Câu 16: P có thể có hoá trị III hoặc V. Hợp chất có công thức P2O5 có tên goi là:

A. Điphotpho oxit                 B. photpho oxit

C. Photpho pentaoxit           D. Điphotpho pentaoxit

Câu 17: Tại sao trong phòng thí nghiệm người ta lại điều chế oxi bằng cách nhiệt phân KClO3 hay KMnO4 hoặc KNO3?

A. Dễ kiếm, giá thành rẻ                                 B. Giàu oxi và dễ phân huỷ ra oxit

C. Phù hợp với thiết bị máy móc hiện đại       D. Không độc hại, dễ sử dụng

Câu 18: Trong thí nghiệm điều chế khí oxi tại sao người ta thu khí oxi qua nước?

A. Khí oxi nhẹ hơn nước           B. Khí oxi tan rất nhiều trong nước

C. Khí O2 tan ít trong nước      D. Khí oxi hóa lỏng ở - 183oC

Câu 19: Chọn định nghĩa chất xúc tác đúng và đầy đủ nhất trong số các định nghĩa sau:

A. Chất xúc tác là chất làm cho phản ứng hoá học xảy ra nhanh hơn.

B. Chất xúc tác là chất làm cho phản ứng hoá học xảy ra nhanh hơn nhưng không tham gia vào phản ứng

C. Chất xúc tác là chất làm cho phản ứng hoá học xảy ra nhanh hơn và tiêu hao trong phản ứng

D. Chất xúc tác là chất làm cho phản ứng hoá học xảy ra nhanh hơn nhưng không bị tiêu hao trong phản ứng.

Câu 20: Trong phòng thí nghiệm cần điều chế 2,24 lít O2 (đktc). Dùng chất nào sau đây để cần ít khối lượng nhất :

A. KClO3             B. KMnO4             C. KNO3                  D. H2O (điện phân)

Câu 21: Để sản xuất khí O2 trong công nghiệp người ta sử dụng chất nào sau đây:

A. KMnO4             B. KClO3              C. KNO3              D. Không khí

Câu 22: Thế nào là phản ứng phân huỷ

A. Phản ứng phân huỷ là phản ứng hoá học trong đó một chất sinh ra một chất mới

B. Phản ứng phân huỷ là phản ứng hoá học trong đó một chất sinh ra hai chất mới

C. Phản ứng phân huỷ là phản ứng hoá học trong đó một chất sinh ra hai hay nhiều chất mới

D. Phản ứng phân huỷ là phản ứng hoá học có chất khí thoát ra

Câu 23: Câu nào đúng khi nói về không khí trong các câu sau?

A. Không khí là một nguyên tố hoá học

B. Không khí là một đơn chất

C. Không khí là một hỗn hợp chất của 2 nguyên tố là oxi và nitơ

D. Không khí là hỗn hợp của 2 khí là oxi và nitơ

Câu 24: Trong 32g CuSO4 có chứa bao nhiêu gam đồng?

A. 12,8g            B.12,6g             C. 12,5 g             D.12,7g

Câu 25: Phần trăm khối lượng của Fe trong FeO là:

A. 77,78%           B. 78,78%         C. 78,77%            D. 79,78%

Câu 26: Hợp chất Y có 74,2% natri về khối lượng, còn lại là Oxi. Phân tử khối của Y là 62 g đvC. Công thức hóa học của hợp chất Y là:

A. NaO

B. Na2O

C.NaO2

D. Hợp chất không tồn tại

Câu 27: Trong x gam quặng sắt hematit có chứa 5,6g Fe. Khối lượng Fe2O3 có trong quặng đó là:

A. 6g

B. 7g

C. 8g

D. 9g

Câu 28: Trong oxit, kim loại có hoá trị III và chiếm 52,94% về khối lượng là:

A. Cr2O3

B. Al2O3

C. As2O3

D. Fe2O3

Câu 29: Một loại oxit sắt trong đó cứ 14 phần sắt thì có 6 phần oxi (về khối lượng). Công thức của oxit sắt là:

A. FeO

B. Fe2O3

C. Fe3O4

D. Không xác định

Câu 30: Đốt chấy 6,4g lưu huỳnh trong một bình chứa 2,24 lít khí O2 (đktc). Thể tích khi SO2 thu được là:

A. 4,48lít

B. 2,24 lít

C. 1,12 lít

D. 3,36 lít

Câu 31: Người ta thu khí oxi bằng cách đẩy không khí là nhờ dựa vào tính chất:

A. Khí oxi nhẹ hơn không khí

B. Khí oxi nặng hơn không khí

C. Khí oxi dễ trộn lẫn với không khí

D. Khí oxi ít tan trong nước

Câu 32: Sự oxi hoá chậm là:

A. Sự oxi hoá mà không toả nhiệt

B. Sự oxi hoá mà không phát sáng

C. Sự oxi hoá toả nhiệt mà không phát sáng

D. Sự tự bốc cháy

Câu 33: Có 3 oxit sau: MgO, SO3, Na2O. Có thể nhận biết được các chất đó bằng thuốc thử nào sau đây?

A. Chỉ dùng nước

B. Chỉ dùng dung dịch kiềm

C. Chỉ dùng axit

D. Dùng nước và giấy quì

Câu 34: Tỉ lệ khối lượng của nitơ và oxi trong một oxit là 7:20. Công thức của oxit là:

A. N2O

B. N2O3

C. NO2

D. N2O5

Câu 35: Phản ứng nào dưới đây là phản ứng hoá hợp

A. CuO + H2 \overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\(\overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\) Cu + H2O

B. CaO + H2O \overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\(\overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\) Ca(OH)2

C. 2MnO4 \overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\(\overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\) K2MnO4 + MnO2 + O2

D. CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O

Câu 36: Có 4 lọ đựng riệng biệt: nước cất, dung dịch H2SO4, dung dịch NaOH, dung dịch NaCl. Bằng cách nào có thể nhận biết được mỗi chất trong các lọ?

A. Giấy quì tím                             B. Giấy quì tím và đun cạn

C. Nhiệt phân và phenolphtalein D. Dung dịch NaOH

Câu 37: Có 4 lọ mất nhãn đựng 4 chất bột màu trắng gồm: CaO, Na2O, MgO và P2O5. Dùng thuốc thử nào để nhận biết các chất trên?

A. Dùng nước và dung dịch H2SO4

B. Dùng dung dịch H2SO4 và phenolphtalein

C. Dùng nước và giấy quì tím

D. Không có chất nào thử được

CHƯƠNG V: HIĐRO- NƯỚC

Câu 38: Cho 24g CuO tác dụng với khí H2 khi đun nóng. Thể tích khí H2 (đktc) cho phản ứng trên là:

A. 11,2 lít

B. 13,44 lít

C. 6,72 lít

D. 2,24 lít

Câu 39: Cho khí H2 tác dụng với Fe2O3 đun nóng thu được 5,6g Fe. Khối lượng Fe2O3 đã tham gia phản ứng là:

A. 12g

B.13g

C.15g

D.16g

Câu 40: Cho 13g Zn vào dung dịch chứa 0,5 mol HCl. Thể tích khí H2(đktc) thu được là:

A. 1,12lít

B. 2,24 lít

C. 3,36 lít

D. 4,48 lít

Câu 41: Axit là những chất làm cho quì tím chuyển sang màu nào trong số các màu cho dưới đây?

A. Xanh

B. Đỏ

C. Tím

D. Không xác định được

Câu 42: Chất làm quì tím chuyển sang màu đỏ là chất nào dưới đây:

A. H2O

B. NaCl

C. HCl

D. NaOH

Câu 43: Một số hoá chất được để trên 1 ngăn tủ có khung bằng kim loại. Său một năm người ta thấy khung kim loại bị gỉ. Hoá chất nào dưới đây có khả năng gây ra hiện tượng trên?

A. Rượu etylic(etanol)

B. Dây nhôm

C. Dầu hoả

D. Axit clohiđric

Câu 44: Chất X là một chất lỏng không màu, có khả năng làm quì tím chuyển sang màu đỏ. Nó tác dụng với một số kim loại giải phóng hiđro và nó giải phóng khí CO2 khi thêm vào muối hiđrocacbonat, X là chất nào

A. X là một chất kiềm

B. X là một bazơ

C. X là một muối

D. X là một Axit

Câu 45: Cặp chất nào sau đây khi tan trong nước chúng tác dụng với nhau tạo ra chất kết tủa?

A. NaCl và AgNO3

B. KOH và HCl

C. NaOH và KCl

D. ZnSO4 và HCl

Câu 46: Cặp chất nào sau đây khi tan trong nước chúng tác dụng với nhau tạo ra chất khí bay ra?

A. BaCl2 và H2SO4

B. NaCl và Na2SO3

C. HCl và Na2CO3

D. AlCl3 và H2SO4

Câu 47: Khí H2 cháy trong khí O2 tạo nước theo phản ứng:

2H2 + O2 → 2H2O

Muốn thu được 16,2g nước thì thể tích khí H2 (đktc) cần phải đốt là:

A. 11,2lít

B. 22,4lít

C. 33,6lít

D. 20,16lít

Câu 48: Khử hoàn toàn 0,3mol một oxit sắt FexOy bằng Al thu được 0,4 mol Al2O3 theo sơ đồ phản ứng: FexOy + Al → Fe + Al2O3

Công thức cuỉa oxit sắt là:

A. FeO

B. Fe2O3

C. Fe3O4

D. Không xác định

Câu 49: Tất cả các kim loại trong dãy nào sau đây tác dụng được với H2O ở nhiệt độ thường?

A. Al, Zn, K, Li

B. Cu, Fe, Zn, Ag

C. K, Na, Ca, Ba

D. Al, K, Na, Ba

Câu 50: Phản ứng nào dưới đây là phản ứng thế:

A. 2KClO3 → 2KCl + O2

B. P2O5 + H2O → H3PO4

C. FeO + 2HCl → FeCl2 + H2O

D. CuO + H2 → Cu + H2O

Câu 51: Cho Cu tác dụng với dung dịch axit HCl sẽ có hiện tượng sau:

A. Chất khí sinh ra cháy được trong không khí cho ngọn lửa màu xanh

B. Chất khí sinh ra làm đục nước vôi trong

C. Dung dịch sau phản ứng có màu xanh

D. Không xuất hiện, hiện tượng gì

Câu 52: Trong phòng thí nghiệm có các kim loại Zn và Fe, các dung dịch axit H2SO4 loãng và HCl. Muốn điều chế được 2,24 lít khí H2 (đktc) phải dùng kim loại nào, axit nào để chỉ cần một khối lượng nhỏ nhất?

A. Fe và H2SO4

B. Fe và HCl

C. Zn và H2SO4

D. Zn và HCl

Câu 53: Có những chất rắn sau: CaO, P2O5, MgO, Na2SO4. Dùng những thuốc thử nào để có thể phân biệt được các chất trên?

A. Dùng axit và giấy quì tím

B. Dùng axit H2SO4 và phenolphtalein

C. Dùng H2O và giấy quì tím

D. Dùng dung dịch NaOH

Câu 54: Có 5 lọ dung dịch mất nhãn: HCl, H2SO4, BaCl2, NaCl, Ba(OH)2, chỉ dùng duy nhất một thuốc thử để nhận biết được các dung dịch đó

A. Quì tím

B. Dung dịch phenolphtalein

C. Dung dịch AgNO3

D. Khí CO2

Câu 55: Trong số những chất có công thức hoá học dưới đây, chất nào làm cho quì tím không đổi màu:

A. HNO3

B. NaOH

C. Ca(OH)2

D. KCl

Câu 56: Dãy chất nào chỉ toàn bao gồm axit:

A. HCl; NaOH, H2SO4

B. CaO; H2SO4, NaOH

C. H3PO4; HNO3, H2S

D. SO2; KOH, H2S

Câu 57: Dãy chất nào chỉ toàn bao gồm muối:

A. ZnCl2; Na2SO4; KNO3

B. K2CO3; H2SO4; Ba(OH)2

C. Fe2(SO4)3; HCl; BaCO3

D. H2O; Na3PO4; AgOH

Câu 58: Cho biết phát biểu nào dưới đây là đúng:

A. Gốc sunfat SO4 hoá trị III

B. Gốc photphat PO4 hoá trị II

C. Gốc nitrat NO3 hoá trị II

D. Nhóm hiđroxit OH hoá trị I

Câu 59: Khử 5,6g sắt(III) oxit bằng khí hiđro .Thể tích khí hiđro(đktc) cần dùng là:

A. 5,04 lít

B. 6,72 lit

C. 2,24 lít

D. 3,36 lít

Câu 60: Phương pháp nào sau đây có thể dùng điều chế đồng (II) sunfat:

A. Thêm dung dịch Natri sunfat vào dung dịch đồng (II) clorua

B. Thêm dung dịch axit sunfuaric loãng vào đồng(II) cacbonat

C. Cho đồng kim loại vào dung dịch natri sunfat

D. Cho luồng khí lưu huỳnh đioxit đi qua bột đồng nóng

>> Tài liệu tham khảo vẫn còn vui lòng ấn tải về để xem thêm <<

ĐÁP ÁN TỔNG HỢP TRẮC NGHIỆM ÔN THI KÌ 2 HÓA 8

Tổng hợp câu hỏi trắc nghiệm ôn thi kì 2 môn Hóa 8

VnDoc đã giới thiệu Tổng hợp câu hỏi trắc nghiệm ôn tập kì 2 Hóa 8 năm 2022 có đáp án, toàn bộ 90 câu hỏi trắc nghiêm được tổng hợp với các mức độ nội dung phù hợp với học lưc trình độ của các bạn trong chương trình Hóa học 8 kì 2, bộ câu hỏi trắc nghiệm được chia thành từng cấp độ và phân ra ở 3 chương kì 2 Hóa 8. Các dạng bài tập câu hỏi lí thuyết, bài tập tính toán, giúp các em có thể nắm chắc kiến thức, mở rộng ở những câu hỏi nâng cao vận dụng.

Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Tổng hợp câu hỏi trắc nghiệm ôn tập kì 2 Hóa 8 có đáp án. Để có kết quả học tập tốt và hiệu quả hơn, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Giải bài tập Hóa học 8; Chuyên đề Hóa học 8; Trắc nghiệm Hóa Học 8 online mà VnDoc tổng hợp biên soạn và đăng tải.

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THCS miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 8. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
40
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Chuyên đề Hóa học 8

    Xem thêm