Đề thi học kì 1 hóa 8 năm học 2020 - 2021 Đề 4
Đề kiểm tra hóa 8 học kì 1 năm 2020 có đáp án
Đề thi học kì 1 hóa 8 năm học 2020 - 2021 Đề 4 được VnDoc biên soạn có đáp án hướng dẫn giải chi tiết giúp các bạn học sinh trong quá trình là đề có kết quả đối chiếu. Nội dung đề kiểm tra học kì 1 hóa 8 gồm 2 phần: Phần 1 câu hỏi trắc nghiệm khách quan, phần 2 tự luận. Đảm bảo khung thời gian đánh giá năng lực.
- Đề thi học kì 1 hóa 8 năm học 2020 - 2021 Đề 5
- Đề thi học kì 1 hóa 8 năm học 2020 - 2021 Đề 2
- Đề thi học kì 1 hóa 8 năm học 2020 - 2021 Đề 3
- Đề cương hóa 8 học kì 1 có đáp án năm 2020 - 2021
ĐỀ THI HÓA LỚP 8 HỌC KÌ 1
Bản quyền thuộc về VnDoc nghiêm cấm mọi hành vi sao chép vì mục đích thương mại
Mã đề số 4
Phần 1: Câu hỏi trắc nghiệm (3 điểm)
Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng nhất (0,3đ)
Câu 1. Hạt nhân được cấu tạo bởi:
A. Notron và electron
B. Proton và electron
C. Proton và nơtron
D. Electron
Câu 2. Chất nào dưới đây là đơn chất?
A. Muối ăn | B. Khí oxi | C. Đường | D. Axit sunfuric |
Câu 3. Trong P2O5, P hóa trị mấy
A. I | B. II | C. IV | D. V |
Câu 4. Hiện tượng nào sau đây là hiện tượng hóa học?
A. Nước đun sôi để vào ngăn đá tủ lạnh, sau đó thấy nước đông cứng
B. Hòa tan một ít vôi sống vào nước
C. Sáng sớm thấy sương mù
D. Mở chai nước giải khát thấy bọt khí thoát ra
Câu 5. Khí nitơ tác dụng với khi hidro tạo thành khí amoniac NH3. Phương trình hóa học của phản ứng trên là:
A. N + 3H → NH3
B. N2 + 6H → 2NH3
C. N2 + 3H2 → 2NH3
D. N2 + H2 → NH3
Câu 6. Từ công thức hóa học Fe(NO3)2 cho biết ý nghĩa nào đúng?
(1) Hợp chất do 3 nguyên tố Fe, N, O tạo nên
(2) Hợp chất do 3 nguyên tử Fe, N, O tạo nên
(3) Có 1 nguyên tử Fe, 2 nguyên tử N và 3 nguyên tử O
(4) Phân tử khối bằng: 56 + 14.2 + 16.6 = 180 đvC
A. (1), (3), (4)
B. (2), (4)
C. (1), (4)
D. (2), (3), (4)
Câu 7. Hòa tan 3,6 gam Mg vào 10,95 gam axit clohidric HCl thu được magie clorua MgCl2 và 0,6 g H2. Tính khối lượng của magie clorua?
A. 13,95 gam | B. 27,9 gam | C. 14,5 gam | D. 9,67 gam |
Câu 8. Khí SO2 nặng hay nhẹ hơn không khí bao lần
A. Nặng hơn không khí 2,2 lần
B. Nhẹ hơn không khí 3 lần
C. Nặng hơn không khí 2,4 lần
D. Nhẹ hơn không khí 2 lần
Câu 9. Tính %mK có trong phân tử K2CO3
A. 56, 502% | B. 56,52% | C. 56,3% | D. 56,56% |
Câu 10. Phát biểu nào sau đây không đúng về phản ứng hóa học?
A. Phản ứng hóa học xảy ra sự thay đổi liên kết giữa các nguyên tử
B. Khi phản ứng hóa học xảy ra, lượng chất tham gia tăng dần theo thời gian phản ứng.
C. Một số phản ứng hóa học cần xúc tác để phản ứng xảy ra nhanh hơn.
D. Chất kết tủa hoặc chất khí bay lên là dấu hiệu thể hiện phản ứng hóa học xảy ra.
Phần 2. Tự luận (7 điểm)
Câu 1. Chọn hệ số thích hợp để cân bằng các phản ứng sau:
1) FeO + HCl → FeCl2 + H2O
2) Fe2O3 + H2SO4 → Fe2(SO4)3 + H2O
3) Cu(NO3)2 + NaOH → Cu(OH)2 + NaNO3
4) P + O2 → P2O5
Câu 2. Hãy tính:
a) Số mol CO2 có trong 11g khí CO2 (đktc)
b) Số gam của 2,24 lít khí SO2 (đktc)
c) Số gam của của 0,1 mol KClO3
d)Thể tích (đktc) của 9.1023 phân tử khí H2
Câu 3. Một hợp chất X của S và O có tỉ khối đối với không khí là 2,207
a) Tính MX
b) Tìm công thức hóa học của hợp chất X biết nguyên tố S chiếm 50% khối lượng.
Câu 4. Lưu huỳnh (S) cháy trong không khí sinh ra khí sunfurơ (SO2). Phương trình hoá học của phản ứng là S + O2 → SO2. Hãy cho biết:
a) Những chất tham gia và tạo thành trong phản ứng trên, chất nào là đơn chất, chất nào là hợp chất? Vì sao?
b) Thể tích khí oxi (đktc) cần dùng để đốt cháy hoàn toàn 1,5 mol nguyên tử lưu huỳnh.
c) Khí sunfurơ nặng hay nhẹ hơn không khí?
.......................Hết.........................
Đáp án Đề thi học kì 1 hóa 8 năm học 2020 - 2021 Đề 4
Phần 1: Trắc nghiệm khách quan
1C | 2B | 3D | 4B | 5C |
6A | 7A | 8A | 9B | 10B |
Câu 1.
1) FeO + 2HCl → FeCl2 + H2O
2) Fe2O3 + 2H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 2H2O
3) Cu(NO3)2 + 2NaOH → Cu(OH)2 + 2NaNO3
4) 4P + 5O2 → 2P2O5
Câu 2.
a) Số mol CO2 có trong 11g khí CO2 (đktc)
nCO2 = 11/44 = 0,25 mol
b) Số gam của 2,24 lít khí N2O5 (đktc)
nN2O5 = 2,24/22,4 = 0,1 mol => mN2O5 = 0,1.108 = 10,8 gam
c) Số gam của của 0,1 mol KClO3
mKClO3 = 0,1. 122,5 = 12,15 gam
d)Thể tích (đktc) của 9.1023 phân tử khí H2
nH2 = 9.1023/6.1023 = 1,5 mol => V = 1,5.22,4 = 33,6 lít
Câu 3.
a) Phân tư khối của hợp chất X bằng: dM/29 = 2,207 => M = 2,207.29 = 64
b) Gọi công thức của hợp chát X là SxOy
\(\frac{x.NTK\left(S\right)}{y.NTK\left(O\right)} = \frac{\%m_{S}}{\%m_{O}} = > \frac{x}{y} = \frac{\%m_{S}.NTK\left(O\right)}{\%m_{O}.NTK\left(S\right)} = \frac{50.32}{50.16} = \frac{1}{2}\: = > x = 1;y = 2\)
Câu 4.
Lưu huỳnh (S) cháy trong không khí sinh ra khí sunfurơ (SO2). Phương trình hoá học của phản ứng là S + O2 → SO2. Hãy cho biết:
a) Những chất tham gia và tạo thành trong phản ứng trên, chất nào là đơn chất, chất nào là hợp chất? Vì sao?
Chất tham gia: S, O2
Đơn chất: S, O2
Hợp chất: SO2
Đơn chất là gồm 1 hay nhiều nguyên tử của 1 nguyên tố tạo thành
b)
Phương trình hóa học: S + O2 → SO2
Theo phương trình: 1mol 1mol
Theo đầu bài 1,5 mol x mol
=> nS = nO2 = 1,5 mol => VO2 = n.22,4 = 1,5.22,4 = 33,6 lít
Khí SO2 nặng hơn không khí: dSO2/29 = 64/29 = 2,2 lần
...............................
VnDoc giới thiệu tới các bạn Đề thi học kì 1 hóa 8 năm học 2020 - 2021 Đề 4 được VnDoc biên soạn. Nội dung đề thi đảm bảo bám sát nội dung chương trình học. Đề thi gồm 10 câu hỏi trắc nghiệm khách quan tương ứng 0,3 điểm 1 câu. Tự luận gồm 4 câu hỏi bài tập vận dụng tính toán. Với đề thi học kì 1 hóa 8 này các bạn học sinh phải đảm bảo nắm chắc kiến thức cũng như vận dụng làm các dạng bài tập thông hiểu, vận dụng cao.
Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Chuyên đề Toán 8, Chuyên đề Vật Lý 8, Chuyên đề Hóa 8, Tài liệu học tập lớp 8 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.
Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THCS miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 8. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.