Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Tuyển tập 40 bài tập Hóa học nâng cao lớp 8

Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí
Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188
Tuyển tập 40 bài tập Hóa học nâng cao lớp 8
Bài 1.           

 
               
        
       

                
Đáp án hướng dẫn giải chi tiết
    

  

 
Xét thí nghiệm 1
   
  
    
       
      
Xét thí nghiệm 2
   
 




   
       

     
Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí
Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188
                   
                 
   
            
 
  
            
 


 


  
    
Bài 2               

        
       
           
Đáp án hướng dẫn giải
              
                 
         
   

     
   

o
t




 

   
Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí
Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188
   
      
  
Bài 3.     
  
     
               
 
    
             
Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

3
( )
122,5
KClO
a
n mol
4
( )
158
KMnO
b
n mol
     

 





                
 
.74,5 .(197 87) 1, 48
122,5 316
a b a
b
              

Tuyển tập 40 bài tập Hóa học nâng cao lớp 8

Tuyển tập 40 bài tập Hóa học nâng cao lớp 8 tổng hợp một số bài tập hay và khó môn Hóa lớp 8. Bài tập hóa học lớp 8 nâng cao có lời giải này là tài liệu bồi dưỡng học sinh khá giỏi dành cho thầy cô và các bạn học sinh tham khảo nhằm luyện tập và củng cố lại kiến thức. Sau đây mời các bạn tham khảo chi tiết.

Để học tốt môn hóa học 8 cũng như đạt kết quả cao trong các kì thi, mời các bạn cùng tải tài liệu hóa học 8 nâng cao này về ôn luyện.

40 BÀI TẬP NÂNG CAO HOÁ 8

Bài 1. Đặt cốc A đựng dung dịch HCl và cốc B đựng dung dịch H2SO4 loãng vào 2 đĩa cân sao cho cân ở vị trí cân bằng. Sau đó làm thí nghiệm như sau:

Cho 11,2g Fe vào cốc đựng dung dịch HCl.

Cho m gam Al vào cốc đựng dung dịch H2SO4.

Khi cả Fe và Al đều tan hoàn toàn thấy cân ở vị trí thăng bằng. Tính m?

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

Theo bài ra ta có:

nFe = 11,2/56 = 0,2 mol

nAl = m/27 mol

Xét thí nghiệm 1

Phương trình phản ứng

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

0,2 → 0,4 → 0,2 → 0,2 (mol)

Dung dịch sau phản ứng có chứa: FeCl2 (0.2 mol) và có thể có axit dư

Xét thí nghiệm 2

Phương trình phản ứng:

2Al + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2

m/27 m/54 3m/54 (mol)

Dung dịch sau phản ứng có chứa: Al2(SO4)3 hoặc có thể có axit còn dư

Vì sau khi phản ứng cái kim đồng hồ cân nặng vẫn ở vị trí cân bằng nên ta có thể suy luận như sau: Khối lượng kim loại Al khi cho vào cốc A trừ đi khối lượng đã mất đi là khí H2 ở cốc A phải bằng Khối lượng kim loại Al cho vào cốc B trừ đi lượng khí H2 thoát ra ở cốc B
Vậy ta có phương trình cân bằng khối lượng của 2 cốc như sau:

Cốc A (mFe - mH2) = Cốc B (mAl - mH2)

11.2 - 0.2.2 = m - 6m/54

48m = 583.2 => m = 12,15 (g)

Bài 2. Cho luồng khí hiđro đi qua ống thuỷ tinh chứa 20 g bột đồng (II) oxit ở 4000C. Sau phản ứng thu được 16,8 g chất rắn.

a) Nêu hiện tượng phản ứng xảy ra.

b) Tính thể tích khí hiđro tham gia phản ứng trên ở đktc.

Đáp án hướng dẫn giải

a) Chất rắn từ màu đen chuyển dần sang đỏ. Có hơi nước xuất hiện.

Do phản ứng xảy ra ko hoàn toàn nên sau pu thu đc hỗn hợp gồm Cu, CuO

Gọi x, y lần lượt là số mol của Cu, CuO.

=> 64x + 80y = 16,8(1)

nCuO ban đầu = 20/ 80 = 0,25 mol

Phương trình hóa học:

CuO + H2 \overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\(\overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\)  Cu + H2O

=> nCu = nCuO pu = x mol

=> x+y = 0,25 (2)

<=> x= 0,2; y = 0,05

Vậy có 0,2 mol CuO phản ứng.

=> H = 0,2.100/0,25 = 80%

Bài 3. Thực hiện nung a gam KClO3 và b gam KMnO4 để thu khí ôxi. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thấy khối lượng các chất còn lại sau phản ứng bằng nhau.

a. Tính tỷ lệ a/b.

b. Tính tỷ lệ thể tích khí ôxi tạo thành của hai phản ứng.

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết 

a)

n_{KClO_{3} }   =\frac{a}{122,5} (mol)\(n_{KClO_{3} } =\frac{a}{122,5} (mol)\)

n_{{KMnO}_4}=\frac b{158}\;(mol)\(n_{{KMnO}_4}=\frac b{158}\;(mol)\)

Ta có phương trình hóa học

2KClO3 → 2KCl + 3O2 (1)

2KMnO4 → K2MnO4 + MnO2 + O2 (2)

Vì sau phản ứng xảy ra thì thấy khối lượng các chất còn lại bằng nhau nên:

Ta có:

\frac a{122,5}.74,5=\frac b{316}.(197+87)\Rightarrow\frac ab=1,48\(\frac a{122,5}.74,5=\frac b{316}.(197+87)\Rightarrow\frac ab=1,48\)

b) Vì ở cùng đk thì tỉ lệ thể tích bằng tỉ lệ số mol nên:

\frac{V_{O_2}(1)}{V_{O_2}(2)}=\frac{\displaystyle\frac{3a}{245}}{\displaystyle\frac b{316}}=\frac ab.\frac{948}{245}=5,73\(\frac{V_{O_2}(1)}{V_{O_2}(2)}=\frac{\displaystyle\frac{3a}{245}}{\displaystyle\frac b{316}}=\frac ab.\frac{948}{245}=5,73\)

Bài 4. Cho luồng khí hiđro đi qua ống thuỷ tinh chứa 20 g bột đồng (II) oxit ở 4000C. Sau phản ứng thu được 16,8 g chất rắn.

a) Nêu hiện tượng phản ứng xảy ra.

b) Tính hiệu suất phản ứng.

c) Tính số lít khí hiđro đã tham gia khử đồng (II) oxit trên ở đktc.

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết 

Hiện tượng phản ứng

CuO đen sau pứ thành đỏ và có hơi nước bốc lên

b) Phương trình phản ứng hóa học

CuO + H2 → Cu + H2O

1 mol...................1 mol

x..........x.................x

nCuO ban đầu = 20/80 = 0,25 mol

Nếu CuO pứ hết => nCu = 0,25 mol

=> mCu = 0,25 .64 = 16 g < 16,8 g

Vậy CuO không pứ hết

Gọi x là số mol của CuO pứ

Ta có: mCuO dư + mCu = mchất rắn

⇔ (0,25−x)/80 + 64x = 16,8

⇔ x = 0,2 ⇔ x = 0,2 mol

Hiệu suất pứ:

H = 0,2/0,25.100%= 80%

c) nH2 = nCuO pứ = 0,2 mol

Bài 5. Tính tỉ lệ thể tích dung dịch HCl 18,25% (D = 1,2 g/ml) và thể tích dung dịch HCl 13% (D = 1,123 g/ml) để pha thành dung dịch HCl 4,5 M?

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết 

Gọi thể tích dung dịch HCl 18,25% là a (ml)

⇒ mdung dịch HCl = 1,2.a (gam)

⇒ nHCl = (1,2a.18,25%)/36,5 = 0,006a(mol)

Gọi thể tích dung dịch HCl 13% là b (ml)

⇒ mdung dịch HCl = 1,123b (mol)

⇒ nHCl = (1,123b.13%)/36,5 = 0,004b (mol)

Sau phản ứng,

Vdd = a + b (ml)=0,001a + 0,001b(lít)

⇒ CMHCl = (0,006a + 0,004b)/(0,001a + 0,001b) = 4,5M

⇒ a/b = 1/3

Bài 6. Để đốt cháy hoàn toàn 0,672 gam kim loại R chỉ cần dùng 80% lượng oxi sinh ra khi phân hủy 5,53 gam KMnO4. Hãy xác định kim loại R?

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

Phương trình phản ứng 

2KMnO4 → K2MnO4 + MnO2 + O2

nKMnO4 = 5,53/158 = 0,035 mol

=> nO2 = 0,035/2 = 0,0175 mol

nO2 cần dùng = 0,0175.80% = 0,014 mol

4R + nO2 → 2R2On

=> nR=0,014.4/n = 0,056/n mol

=> MR = 0,672:0,056/n = 12n

n = 2 => MR = 24 => R là Magie

Bài 7. Một hỗn hợp gồm Zn và Fe có khối lượng là 37,2 gam. Hòa tan hỗn hợp này trong 2 lít dung dịch H2SO4 0,5M

a) Chứng tỏ rằng hỗn hợp này tan hết?

b) Nếu dùng một lượng hỗn hợp Zn và Fe gấp đôi trường hợp trước, lượng H2SO4 vẫn như cũ thì hỗn hợp mới này có tan hết hay không?

c) Trong trường hợp (a) hãy tính khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp biết rằng lượng H2 sinh ra trong phản ứng vừa đủ tác dụng với 48 gam CuO?

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết 

Phương trình hóa học

Ta có MZn > MFe → Nếu hỗn hợp toàn là Fe

→ trong 37,2g có nFe > nFe + nZn hay nói cách khác là số mol chất trong 37,2g Fe lớn hơn số gam chất trong 37,2 g hỗn hợp Fe,Zn, nếu hỗn hợp toàn Fe

nFe = 37,2/56 = 0,66 mol

nH2SO4 = 2.0,5 = 1 mol

Fe tác dụng với H2SO4 theo tỉ lệ 1:1

=> 37.2g Fe tan hết => nFe < nH2SO4 hiện có mà nFe > nFe + nZn => hỗn hợp tan hết

b) Nếu dùng gấp đôi là 74,4g

Giả sử hỗn hợp toàn Zn → nZn < nFe +nZn

nZn = 74,4:65 = 1,14 mol > nH2SO4 => không phản ứng hết, Zn dư mà

nZn < nFe + nZn => hỗn hợp không tan hết

c. nCuO = 0.6 mol

nH2 = nCuO = 0,6 mol = nFe + nZn (1)

nFe . 56 + nZn.65 = 37,2 (2)

Giải( 1 )và (2) => nFe =0.2 mol => mFe =11.2g

nZn = 0,4 mol => mZn =26

Bài 8. Để khử hoàn toàn 40 gam hỗn hợp gồm CuO và Fe2O3 ở nhiệt độ cao, cần dùng 13,44 lít khí H2 (đktc).

a) Tính khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp ban đầu.

b) Tính thành phần % theo khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp ban đầu.

Đáp án hướng dẫn giải bài tập 

CuO + H2 \overset{t^{o} }{\rightarrow}\(\overset{t^{o} }{\rightarrow}\) Cu + H2O (1)

Fe2O3 + 3H2 → 2Fe + 3H2O (2)

Số mol H2 là 0,6 mol

Gọi số mol H2 tham gia phản ứng 1 là x mol (0,6 > x > 0)

Số mol H2 tham gia pư 2 là (0,6 − x) mol

Theo phương trình hóa học 1:

nCuO = nH2 = x (mol)

Theo phương trình hóa học 2:

nFe2O3 = 1/3nH2 = (0,6 − x):3 (mol)

Theo bài khối lượng hh là 40 gam

Ta có phương trình: 80x + (0,6−x)160 : 3 = 40

Giải phương trình ta được x = 0,3

Vậy nCuO = 0,3 (mol);

nFe2O3 = 0,1 (mol)

nCuO = 0,3 (mol);

%mCuO = (0,3.80.100):40 = 60%

%mFe2O3 = (0,1.160.100):40 = 40%

Bài 9.

1. Đốt cháy 25,6 gam Cu thu được 28,8 gam chất rắn X. Tính khối lượng mỗi chất trong X.

2. Cho 2,4 gam kim loại hoá trị II tác dụng với dung dịch HCl lấy dư, sau khi phản ứng kết thúc thu được 2,24 lít khí H2 (ở đktc). Xác định kim loại.

Đáp án hướng dẫn giải bài tập 

1. 

Ta có : nCu = 25,6/64 = 0,4 (mol)

2Cu + O2→ 2CuO

Theo phương trình phản ứng ta có :

nCuO = nCu = 0,4 (mol)

⇒ mCuO = 0,4.80 = 32 (gam) > mX = 28,8

Vậy X gồm CuO và Cu(dư)

Gọi nCuO = a (mol); nCu = b (mol)

⇒ 80a + 64b = 28,8 (1)

Bảo toàn nguyên tố với Cu, ta có :

nCu = nCuO + nCu(dư)

⇒ a + b = 0,4 (2)

Từ (1) và (2) suy ra a=0,2;b=0,2a=0,2;b=0,2

⇒ mCuO = 0,2.80 =16 (gam) ⇒mCuO = 0,2.80 = 16 (gam)

⇒ mCu = 0,2.64 = 12,8 (gam) ⇒ mCu = 0,2.64 =12,8 (gam)

Ta có:

nH2 = 2,24/22,4 = 0,1 (mol)

Gọi kim loại hóa trị II cần tìm là R

R + 2HCl → RCl2 + H2

Theo phương trình , ta có :

nR = nH2 = 0,1 (mol)

⇒MR= 2,4/0,1 = 24 (g/mol)

⇒ R là kim loại Magie

Bài 10. Trên 2 đĩa cân để hai cốc đựng dung dịch HCl và H2SO4 sao cho cân ở vị trí thăng bằng:

Cho vào cốc đựng dung dịch HCl 25 g CaCO3

Cho vào cốc đựng dung dịch H2SO4 a g Al.

Cân ở vị trí thăng bằng. Tính a, biết có các phản ứng xảy ra hoàn toàn theo phương trình:

CaCO3 + 2 HCl → CaCl2 + H2O + CO2

2 Al + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2

Bài 12. Hòa tan hoàn toàn 6,75 gam kim loại nhôm trong dung dịch axit clohidric HCl dư. Phản ứng hóa học giữa nhôm và axit clohidric HCl được biểu diễn theo sơ đồ sau:

Al + HCl → AlCl3 + H2

a) Hãy lập phương trình hóa học của phản ứng.

b) Tính thể tích(ở đktc) của khí H2 sinh ra.

c) Tính khối lượng axit HCl đã tham gia phản ứng.

d) Tính khối lượng muối AlCl3 được tạo thành.

Đáp án hướng dẫn giải bài tập 

a) Phương trình hóa học:

2Al + 6HCl  → 2 AlCl3 + 3H2

b) Ta có: nAl = 6,75: 27  = 0,25 mol

Theo p.trình: nH2 = 3/2nAl = 3/2. 0,25 = 0,375 mol

⇒ VH2 = 0,375. 22,4 = 8,4 (lít).

c) Theo p.trình: nHCl = 3.nAl = 3.0,5= 0,75 mol

⇒ mHCl = 0,75. 36,5 = 27,375g

d) Theo phương trình: nAlCl3 = nAl = 0,25 mol

⇒ mAlCl3 = 0,25.133,5= 33,375g

Bài 13. a. Cho các chất: KMnO4, CO2, Zn, CuO, KClO3, Fe2O3, P2O5, CaO, CaCO3.

Hỏi trong số các chất trên, có những chất nào:

Nhiệt phân thu được O2?

a. Tác dụng được với H2O, làm đục nước vôi, với H2? Viết các phương trình phản ứng xảy ra (ghi rõ điều kiện phản ứng nếu có).

Hãy nêu phương pháp phân biệt các dung dịch: Dung dịch axit clohiđric, dung dịch nari hiđroxit, nước cất và muối ăn.

Bài 14. Cho 22,4 g sắt vào một dung dịch chứa 18,25 g axit clohiđric (HCl) tạo thành sắt (II) clorua (FeCl2) và khí hiđro (H2)

a. Lập phương trình hoá học của phản ứng trên?

b. Chất nào còn dư sau phản ứng và có khối lượng là bao nhiêu?

c.Tính thể tích của khí hiđro thu được (đktc)

Bài 15. Cho luồng khí hiđro đi qua ống thuỷ tinh chứa 20 g bột đồng (II) oxit ở 4000C. Sau phản ứng thu được 16,8 g chất rắn.

a. Nêu hiện tượng phản ứng xảy ra.

b. Tính thể tích khí hiđro tham gia phản ứng trên ở đktc.

.............................

Mời các bạn tham khảo một số tài liệu liên quan:

Trên đây VnDoc đã gửi tới bạn đọc Tuyển tập 40 bài tập Hóa học nâng cao lớp 8, giúp các bạn học sinh rèn luyện với các dạng bài tập nâng cao khó, chuẩn bị cho các kì thi học sinh giỏi. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Chuyên đề Toán 8, Chuyên đề Vật Lý 8, Chuyên đề Hóa 8, Tài liệu học tập lớp 8 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THCS miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 8. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
618
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Hóa 8 - Giải Hoá 8

    Xem thêm