Ag hóa trị mấy

Ag hóa trị mấy được VnDoc biên soạn giúp bạn đọc giải đáp câu hỏi " Ag có hóa trị mấy". Cũng như đưa ra cách xác định hóa trị của Ag trong các hợp chất. Hy vọng thông qua tài liệu bạn đọc ghi nhớ hóa trị của Ag cũng như vận dụng tốt vào làm bài tập.

>> Mời các bạn tham khảo thêm một số nội dung liên quan trong chương trình mới:

1. Bạc (Silver) có hóa trị mấy

Ag có hóa trị I

Ag có nguyên tử khối là 108, nằm ở số 47 trong bảng tuần hoàn hóa học.

2. Tính chất của Ag

2.1. Tính chất vật lí

Bạc có tính mềm, dẻo (dễ kéo sợi và dát mỏng), màu trắng, dẫn điện và dẫn nhiệt tốt nhất trong các kim loại.

2.2. Tính chất hóa học

a. Tác dụng với phi kim

Ag không bị oxi hóa trong không khí dù ở nhiệt độ cao.

Tác dụng với ozon

2Ag + O3 → Ag2O + O2

b. Tác dụng với axit

Silver không tác dụng với HCl và H2SO4 loãng, nhưng tác dụng với các axit có tính oxi hóa mạnh, như HNO3 hoặc H2SO4 đặc, nóng.

3Ag + 4HNO3 (loãng) → 3AgNO3 + NO + 2H2O

2Ag + 2H2SO4 (đặc, nóng) → Ag2SO4 + SO2 + 2H2O

c. Tác dụng với các chất khác

Silver có màu đen khi tiếp xúc với không khí hoặc nước có mặt hidro sunfua:

4Ag + 2H2S + O2  → 2Ag2S + 2H2O

3. Câu hỏi vận dụng liên quan 

Câu 1. Lập công thức hóa học của các hợp chất sau:

a) Ag (I) và NO3 (I)

b) Ag (I) và O.

c) Ag (I) và SO4.

Hướng dẫn trả lời câu hỏi 

a) Ag (I) và NO3 (I)

Bước 1: Công thức hóa học của Ag (I) và NO3 (I) có dạng {Ag^I}_x{NO_3^I}_y

Bước 2: Biểu thức quy tắc hóa trị: x.I = y.I

Chuyển thành tỉ lệ:\frac{x}{y}=\frac{{I}}{{I}}=\frac{1}{1}=1=>x=1;y=1

Bước 3: Công thức hóa học cần tìm là: AgNO3

Tương tự ta làm với các câu còn lại ta được

b) Ag (I) và O.

Công thức hóa học cần tìm là Ag2O

c) Ag (I) và SO4.

Công thức hóa học cần tìm là: Ag2SO4

Câu 2.  Phân tử X có 75% khối lượng là aluminium, còn lại là carbon. Xác định công thức phân tử của X, biết khối lượng phân tử của nó là 144 amu.

Hướng dẫn trả lời câu hỏi

%C = 100% - %Al = 100% - 75% = 25%

\%Al\hspace{0.278em}=\hspace{0.278em}\frac{KLNT\hspace{0.278em}(Al)\times x\hspace{0.278em}}{KLPT\hspace{0.278em}(Al_xC_y)}\times\hspace{0.278em}100\%=\frac{27\hspace{0.278em}\times\hspace{0.278em}x}{\hspace{0.278em}144}\hspace{0.278em}\times\hspace{0.278em}100\%\hspace{0.278em}=75\%

Giải ra được x = 4

\%C\hspace{0.278em}=\hspace{0.278em}\frac{KLNT\hspace{0.278em}(C)\times y\hspace{0.278em}}{KLPT\hspace{0.278em}(Al_xC_y)}\times\hspace{0.278em}100\%=\frac{12\hspace{0.278em}\times\hspace{0.278em}x}{\hspace{0.278em}144}\hspace{0.278em}\times\hspace{0.278em}100\%\hspace{0.278em}=25\%

Giải ra được y = 3

=> Công thức hóa học của hợp chất X là Al4C3

Câu 3. Cation X+ có số hạt mang điện là 93. Xác định vị trí của nguyên tố X trong bảng tuần hoàn hóa học?

Gọi số electron của nguyên tử X là e.

⇒ Số proton bằng e.

Cation X+ có số hạt mang điện là 93.

⇒ (e – 1) + e = 93

⇒ e = 47

⇒ Cấu hình electron của nguyên tử X là: [Kr]4d10 5s1.

⇒ Nguyên tố X thuộc chu kì 5, nhóm IB.

-----------------------------------

Đánh giá bài viết
8 8.869
Sắp xếp theo

    Hóa 8 - Giải Hoá 8

    Xem thêm