Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Phản ứng hóa học

Chuyên đề Hóa học lớp 8: Phản ứng hóa học được VnDoc sưu tầm và giới thiệu tới các bạn học sinh cùng quý thầy cô tham khảo. Nội dung tài liệu sẽ giúp các bạn học sinh học tốt môn Hóa học lớp 8 hiệu quả hơn. Mời các bạn tham khảo.

A/ Lý thuyết bài: Phản ứng hóa học

1. Định nghĩa

Phản ứng hóa học là quá trình biến đổi từ chất này thành chất khác

Chất ban đầ, bị biến đổi trong phản ứng gọi là chất phản ứng (hay chất tham gia)

Chất mới sinh ra là chất sản phẩm.

Cách ghi:

Tên các chất phản ứng → tên sản phẩm

VD: Natri + nước → natri hidroxit

Đọc là: natri tác dụng với nước tạo thành natri hidroxit

Trong quá trình ohản ứng, luọng chất phản ứng giảm dần, lượng chất sản phẩn tăng dần

2. Diễn biến của phản ứng hóa học

VD: sự tạo thành phân tử nước từ oxi và hidro

- Trước phản ứng, 2 nguyên tử oxi liên kết với nhau, 2 nguyên tử hidro liên kết với nhau

- Sau phản ứng, một nguyên tử oxi liên kết với 2 nguyên tử hidro

- Trong quá trình phản ứng, liên kết giữa 2 nguyên tử hidro và liên kết giữa 2 nguyên tủ oxi bị đứt gãy

Kết luận: Trong phản ứng hóa học chỉ có liên kết giữa các nguyên tử thay đổi làm cho phân tử này biến đổi thành phân tử khác.

3. Phản ứng hóa học xảy ra khi nào

- Các chất phản ứng được tiếp xúc với nhua. Bề mặt tiếp xúc càng lớn, phản ứng xảy ra càng nhanh

- Một số phản ứng cần nhiệt độ, một số thì không

- Một số phản ứng cần chất xúc tác giúp phản ứng xảy ra nhanh hơn. Chất xúc tác không bibến đổi sau phản ứng

4. Cách nhận biết làm sao có phản ứng hóa học xảy ra

- Có chất mới xuất hiện, có tính chất khác với chất phản ứng (kết tủa, bay hơi, chuyển màu,…)

- Sự tỏa nhiệt và phát sáng. VD: phản ứng cháy

B/ Trắc nghiệm bài: Phản ứng hóa học

Câu 1: Dấu hiệu của phản ứng hóa học

A. Thay đổi màu sắc

B. Tạo chất bay hơi

C. Tạo chất kết tủa

D. Tỏa nhiệt hoặc phát sáng

E. Tất cả đáp án

Câu 2: Trong các quá trình sau, quá trình nào có phản ứng hóa học

a. Đốt cháy than trong không khí

b. Làm bay hơi nước muối biển trong quá trình sản xuất muối

c. Nung vôi

d. Tôi vôi

e. Iot thăng hoa

A. a, b, c

B. b, c, d, e

C. a, c, d

D. Tất cả đáp án

Câu 3: Phản ứng hóa học là

A. Quá trình kết hợp các đơn chất thành hợp chất

B. Quá trình biến đổi chất này thành chất khác

C. Sự trao đổi của 2 hay nhiều chất ban đầu để tạo chất mới

D. Là quá trình phân hủy chất ban đầu thành nhiều chất

Câu 4: Cho phản ứng giữa khí nito và khí hidro trong điều kiện nhiệt độ thích hợp sinh ra khí ammoniac. Chọn đáp án đúng

A. Tỉ lệ giữa khí nito và hidro là 1:3

B. Tỉ lệ giữa khí hidro và nito là 1:2

C. Tỉ lệ của nito và ammoniac là 1:2

D. Không có đáp án đúng

Câu 5: Chọn đáp án đúng

Thả một mảnh sắt vào dung dịch axit clohidric thấy sinh ra khí

A.Khí đó là khí clo

B.Khí cần tìm là khí hidro

C.Thấy có nhiều hơn một khí

D.Không xác định

Câu 6: Chọn đáp án sai

A. Hidro + oxi → nước

B. Canxi cacbonat→ canxi oxit + khí cacbonic

C. Natri + clo → natri clorua

D. Đồng + nước → đồng hidroxit

Câu 7: Khẳng định đúng

Trong 1 phản ứng hóa học, các chất phản ứng và sản phẩn phải chứa

A. Số nguyên tử trong mỗi chất

B. Số nguyên tử mỗi nguyên tố

C. Số nguyên tố tạo ra chất

D. Số phân tử của mỗi chất

Câu 8: Cho kim loại natri (Na) vào khí clo (Cl2). Sản phẩm tạo thành là

A. Sinh ra khí clo

B. Sản phẩm là NaCl2

C. Sinh ra nước muối NaCl

D. Na2Cl

Câu 9: Chọn câu trả lời đúng

A. Sắt + lưu huỳnh thành sắt (II) sunfua

B. Sắt + Clo thành sắt(II) clorua

C. Sắt + lưu huỳnh thành sắt (III) sunfat

D. Sắt + axit clohidric thành sắt (III) clorua

Câu 10: Trong các trường hợp sau, trường hợp không là phương trình hóa học

A. Rượu để trong chai không kín bị cạn dần

B. Sắt cho tác dụng với oxi tạo ra khí SO2

C. Natri cháy trong không khí thành Na2O

D. Tất cả đáp án

Đáp án:

1.E2.C3.B4.C5.B
6.D7.B8.C9.A10.A

Hướng dẫn:

Câu 5: vì Fe + 2HCl → FeCl2 + H2 và H2 là khí nhẹ hơn không khí nên sẽ có hiện tượng hóa hơi

Câu 8: 2Na+Cl2 → 2NaCl

Câu 10: Trong chai đựng rượu đồng thời xảy ra hai quá trình bay hơi và ngưng tụ, là vì chai được đậy kín, nên có bao nhiêu rượu bay hơi thì cũng có bấy nhiêu rượu ngưng tụ, do đó mà lượng rượu không giảm. Với chai để hở miệng, quá trình bay hơi mạnh hơn ngưng tụ, nên rượu cạn dần.

Với chuyên đề: Phản ứng hóa học trên đây chúng ta có thể hiểu rõ về định nghĩa, các phản ứng, diễn biến của một phản ứng hóa học xảy ra như thế nào?

Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các bạn lý thuyết Hóa học 8: Phản ứng hóa học. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Chuyên đề Hóa học 8, Giải bài tập Hóa học lớp 8, Giải bài tập Vật Lí 8, Tài liệu học tập lớp 8VnDoc tổng hợp và giới thiệu tới các bạn đọc

Chia sẻ, đánh giá bài viết
4
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Chuyên đề Hóa học 8

    Xem thêm