Các kim loại thụ động với H2SO4 đặc nguội là
Kim loại thụ động với H2SO4 đặc nguội là
Các kim loại thu đông với H2SO4 đặc nguội là được VnDoc biên soạn hướng dẫn bạn đọc trả lời câu hỏi liên quan đến tính chất hóa học của H2SO4. Cũng như đưa ra các nội dung câu hỏi lý thuyết bài tập liên quan đến H2SO4. Hy vọng thông qua nội dung câu hỏi bài tập sẽ giúp bạn đọc củng cố, rèn luyện kĩ năng, thao tác bài tập tốt nhất.
Các kim loại thụ động với H2SO4 đặc nguội là
A. Cu, Al, Cr
B. Cu, Fe, Al
C. Al, Fe, Cr
D. Cu, Zn, Fe
Đáp án hướng dẫn giải chi tiết
Các kim loại thụ động với H2SO4 đặc nguội là: Al, Fe, Cr
Tính chất hóa học của H2SO4 đặc
Trong H2SO4 thì S có mức oxi hóa +6 cao nhất nên H2SO4 đặc có tính axit mạnh, oxi hóa mạnh và có tính háo nước.
Ngoài tính chất chất của một axit ra, H2SO4 đặc có những tính chất hóa học riêng như sau:
1. Axit sunfuric đặc tác dụng với kim loại
Axit sunfuric tác dụng với kim loại trừ (Au, Pt) tạo muối và nhiều sản phẩm oxi hóa khác nhau như SO2, H2S, S.
Thí dụ:
Zn + H2SO4 → ZnSO4 + SO2 + H2O
Al + H2SO4 → Al2(SO4)3 + SO2 + H2O
Fe, Al, Cr bị thụ động hóa trong dung dịch HNO3 đặc, nguội
2. Tính háo nước của axit sunfuric đặc
C12H22O11 \(\overset{H_{2} SO_{4} }{\rightarrow}\)11H2O + 12C
3. Axit sunfuric đặc tác dụng với phi kim
C + 2H2SO4 đặc nóng → CO2 + 2SO2 + 2H2O
S + 2H2SO4 đặc nóng → 3SO2 + 2H2O
4. Axit sunfuric đặc tác dụng với các chất khử khác
H2SO4 đặc nóng + 8HI → H2S + 4I2 + 4H2O
2FeCO3 + 4H2SO4 → Fe2(SO4)3 + SO2 + 2CO2 + 4H2O
H2S + H2SO4 → SO2↑ + H2O + S↓
Câu hỏi vận dụng liên quan
Câu 1. Dãy chất tác dụng được với H2SO4 đặc, nhưng không tác dụng được với H2SO4 loãng là:
A. Cu, HI, C12H22O11, C
B. Fe, CuO, S, C12H22O11
C. ZnO, C, C12H22O11, H2S
D. HCl, Zn, C12H22O11, H2S
Cu + H2SO4 → CuSO4 + SO2 + H2O
H2SO4 đặc nóng + 8HI → H2S + 4I2 + 4H2O
C12H22O11 \(\overset{H_{2} SO_{4} }{\rightarrow}\)11H2O + 12C
C + 2H2SO4 đặc nóng → CO2 + 2SO2 + 2H2O
Câu 2. Cho Cu vào dung dịch H2SO4 đặc, nguội có thể thu sản phẩm nào sau đây?
A. S
B. H2
C. H2S
D. SO2
Phương trình hóa học xảy ra
Cu + H2SO4 → CuSO4 + SO2 + H2O
Câu 3. Kim loại nào sau đây bị thụ động với axit H2SO4 đặc nguội?
A. Cu, Al
B. Fe, Mg
C. Al, Fe
D. Zn, C
Các kim loại thụ động với H2SO4 đặc nguội là: Al, Fe
Câu 4. Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Dùng KMnO4 oxi hoá dung dịch HCl đặc tạo ra khí Cl2.
B. Nhiệt phân KClO3 tạo ra khí O2.
C. Cho dung dịch H2SO4 đặc nguội vào ống nghiệm đựng sẵn mẩu kim loại sắt thấy có khí lưu huỳnh đioxit thoát ra.
D. Cho dung dịch HCl dư vào dung dịch K2SO3 tạo ra khí SO2.
Thí nghiệm không xảy ra vì kim loại Fe thụ động với H2SO4 đặc nguội
Câu 5. Cho các chất sau: O2 (1), HCl (2), H2S (3), H2SO4 đặc (4), SO2 (5). Số chất có khả năng làm mất màu dung dịch nước brom là bao nhiêu?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
H2S + 4Br2 + 4H2O → H2SO4 + 8HBr
SO2 + Br2 + 2H2O → 2HBr + H2SO4
-------------------------------------------
Trên đây VnDoc.com đã giới thiệu tới bạn đọc tài liệu: Các kim loại thụ động với H2SO4 đặc nguội là. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Ngữ văn lớp 10, Học tốt Ngữ Văn lớp 10, Thi thpt Quốc gia môn Toán, Thi thpt Quốc gia môn Văn, Thi thpt Quốc gia môn Lịch sử mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.
Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THPT miễn phí trên Facebook, mời bạn đọc tham gia nhóm Tài liệu học tập lớp 10 để có thể cập nhật thêm nhiều tài liệu mới nhất.