Dung dịch H2SO4 loãng phản ứng được với tất cả các chất trong dãy nào sau đây
Chất nào sau đây phản ứng được với H2SO4 loãng
Dung dịch H2SO4 loãng phản ứng được với tất cả các chất trong dãy nào sau đây được VnDoc biên soạn hướng dẫn bạn đọc dựa vào tính chất hóa học của H2SO4 loãng để có thể hoàn thành câu hỏi một cách tốt nhất.
Dung dịch H2SO4 loãng phản ứng được với tất cả các chất trong dãy nào sau đây
A. Al2O3, Ba(OH)2, Cu.
B .CuO, NaCl, CuS.
C. FeCl3, MgO, Ag.
D. BaCl2, Na2CO3, FeS.
Đáp án hướng dẫn giải chi tiết
A. Sai vì Cu không phản ứng.
B. Sai vì CuS không phản ứng.
C Sai vì FeCl3 và Ag không phản ứng.
D Đúng. BaCl2, Na2CO3, FeS.
Phương trình phản ứng xảy ra
BaCl2 + H2SO4 → BaSO4↓ + 2HCl
Na2CO3 + H2SO4 → Na2SO4 + CO2↑ + H2O
FeS + H2SO4 → FeSO4 + H2S↑
Đáp án D
A Sai vì Ag không phản ứng.
B Sai vì CuS không phản ứng.
C Sai vì NaCl và CuS không phản ứng.
Tính chất hóa học của H2SO4 loãng
1. Acid H2SO4 loãng làm đổi màu quỳ tím thành đỏ
2. Sulfuric acid loãng tác dụng với kim loại
Sulfuric acid loãng có khả năng tác dụng với kim loại đứng trước hydrogen trong dãy hoạt động hóa học của kim loại. Tác dụng với kim loại (Al, Fe, Zn, Mg,…) → muối sulfate + khí hydrogen
Thí dụ:
Zn+ H2SO4 (loãng) → ZnSO4 + H2
2Al + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + H2
3. Sulfuric acid loãng tác dụng với base
Tác dụng với base → muối sunfate + nước
Thí dụ:
H2SO4 + Cu(OH)2 → CuSO4 + 2H2O
2KOH + H2SO4 → K2SO4 + 2H2O
4. Sulfuric acid loãng tác dụng với base oxide
Tác dụng với base oxide → muối sulfate + nước
Thí dụ
CaO + H2SO4 → CaSO4 + H2O
H2SO4 + ZnO → ZnSO4 + H2O
Fe3O4 + 4H2SO4 → FeSO4 + Fe2(SO4)3 + 4H2O
5. Sulfuric acid loãng tác dụng với muối
Tác dụng với muối → muối (mới) + acid (mới)
BaCl2 + H2SO4 → BaSO4 + HCl
H2SO4 + K2CO3 → K2SO4 + CO2 + H2O
Câu hỏi vận dụng liên quan
Câu 1. Trong các phản ứng sau, phản ứng xảy ra với dung dịch H2SO4 loãng là (trong điều kiện thích hợp)
A. 2H2SO4 + C → 2SO2 + CO2 + 2H2O.
B. H2SO4 + Fe(OH)2→ FeSO4 + 2H2O.
C. 2FeCO3 + 4H2SO4 → Fe2(SO4)3+ SO2 + 2CO2 + 4H2O
D. 6H2SO4 + 2Fe → Fe2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O.
Dung dịch H2SO4 loãng là phản ứng thể hiện tính acid (tác dụng với kim loại, base, base oxide, muối), kim loại không thể từ số oxi hóa thấp lên số oxi hóa cao nhất.
+ Loại A vì H2SO4 loãng không tác dụng với phi kim
+ Loại C, D vì ta thấy Fe từ số oxi hóa 0 và +2 lên số oxi hóa +3 => Không thể là H2SO4 loãng
Phương trình thể hiện H2SO4 loãng là
H2SO4 + Fe(OH)2 → FeSO4 + 2H2O.
Câu 2. H2SO4 loãng có thể tác dụng với tất cả các chất thuộc dãy nào dưới đây?
A. Fe3O4, BaCl2, NaCl, Al, Cu(OH)2.
B. Fe(OH)2, Na2CO3, Fe, CuO, NH3.
C. BaCO3, Cu, Al(OH)3, ZnO, Al.
D. Cu(OH)2, BaCO3, CuS, Al, Fe2O3.
A Sai vì NaCl không phản ứng
C Sai vì có Cu không phản ứng
D. Sai vì có CuS không tan trong axit
Đáp án B: Fe(OH)2, Na2CO3, Fe, CuO, NH3.
Fe(OH)2 + H2SO4 → 2H2O + FeSO4
Na2CO3 + H2SO4 → Na2SO4 + CO2↑ + H2O
Fe + H2SO4 → H2 + FeSO4
CuO + H2SO4 → CuSO4 + H2O
2NH3 + H2SO4 → (NH4)2SO4
Câu 3. Chỉ sử dụng một hóa chất duy nhất để nhận biết các mẫu mất nhãn riêng rẽ sau: K2S, K2CO3, Ba(NO3)2, Na2SO3, NaCl. Hóa chất đó là:
A. dung dịch NaOH
B. Dung dịch AgNO3
C. dung dịch H2SO4
D. dung dịch HCl
Trích mỗi dung dịch một ít làm mẫu thử
Cho dung dịch H2SO4 lần lượt vào các mẫu thử trên
Mẫu thử tạo kết tủa trắng là BaCl2
Ba(NO3)2 + H2SO4 → BaSO4 ↓ + 2HNO3
Mẫu thử không có hiện tượng gì là NaCl
Mẫu thử tạo khí có mùi trứng ung (trứng thối) là K2S
K2S + H2SO4 → Na2SO4 + H2S↑
Mẫu thử tạo khí mùi hắc là Na2SO3.
Na2SO3 + H2SO4 → Na2SO4 + SO2 ↑+ H2O
Mẫu thử tạo khí không màu, không mùi là K2CO3
K2CO3 + H2SO4 → K2SO4 + CO2↑+ H2O
Câu 4. Cho các dung dịch sau: NaHSO4, AlCl3, K2SO4, K2S, Ba(NO3)2. Số dung dịch có pH < 7 là
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4
+ NaHSO4 có khả năng phân li H+ ⟹ MT acid ⟹ pH < 7.
+ AlCl3 là muối của base yếu Al(OH)3 và acid mạnh HCl ⟹ MT acid ⟹ pH < 7.
+ K2SO4 là muối của base mạnh KOH và acid mạnh H2SO4 ⟹ MT trung tính ⟹ pH = 7.
+ K2S là muối của base mạnh KOH và acid yếu H2S ⟹ MT kiềm ⟹ pH > 7.
+ Ba(NO3)2 là muối của base mạnh Ba(OH)2 và acid mạnh HNO3 ⟹ MT trung tính ⟹ pH = 7.
Câu 5. Hãy dùng một hóa chất để nhận biết 5 lọ hóa chất bị mất nhãn đựng các dung dịch sau:
K2CO3, (NH4)2SO4, MgSO4, Al2(SO4)2, FeCl3
A. AgNO3
B. BaCl2
C. HCl
D. NaOH
Trích mẫu thử, đánh số thứ tự từ 1 đến 5, sau đó nhỏ dd NaOH vào 5 mẫu thử.
Trường hợp xuất hiện khí mùi khai bay ra thì chất ban đầu là (NH4)2SO4
2NaOH + (NH4)2SO4 → Na2SO4 + 2NH3 + 2H2O
Trường hợp xuất hiện kết tủa trắng, chất ban đầu là MgSO4:
MgSO4 + 2NaOH → Na2SO4 + Mg(OH)2
Trường hợp xuất hiện kết tủa keo trắng, tan dần trong dung dịch kiềm dư thì chất ban đầu là Al2(SO4)3
6NaOH + Al2(SO4)3 → 2Al(OH)3 + 3Na2SO4
NaOH + Al(OH)3 → NaAlO2 + 2H2O
Trường hợp xuất hiện kết tủa nâu đỏ, chất ban đầu là FeCl3:
FeCl3 + 3NaOH → Fe(OH)3 + 3NaCl
Trường hợp không có hiện tượng gì xảy ra là K2CO3.
Câu 6. Dãy các chất đều tác dụng với dung dịch Ca(OH)2 là:
A. Ba(NO3)2, Zn(NO3)2, HCl, CO2, K2CO3.
B. Zn(NO3)2, HCl, BaCO3, KHCO3,K2CO3.
C. NaHCO3, Na2CO3, Mg(NO3)2, Ba(NO3)2.
D. NaHCO3, Na2CO3, CO2, Mg(NO3)2, HCl.
Dãy các chất đều tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 là: NaHCO3, Na2CO3, CO2, Mg(NO3)2, HCl.
Phương trình phản ứng minh họa xảy ra
NaHCO3 + Ba(OH)2 → BaCO3 + NaOH + H2O
Na2CO3 + Ba(OH)2 → BaCO3 + 2 NaOH
CO 2 + Ba(OH) 2 → BaCO 3 ↓ + H2OMg(NO3)2 + Ba(OH)2 → Ba(NO3)2 + Mg(OH)2
Ba(OH) 2 + 2HCl → BaCl2 + 2H2OCâu 7. Hiện tượng xảy ra khi nhỏ vài giọt dung dịch H2SO4 vào dung dịch Na2CrO4 là:
A. Dung dịch chuyển từ màu vàng sang không màu.
B. Dung dịch chuyển từ màu da cam sang màu vàng.
C. Dung dịch chuyển từ màu vàng sang màu da cam.
D. Dung dịch chuyển từ không màu sang màu da cam.
Cr2O72− + H2O ⇆ 2CrO42− + 2H+
(Da cam) (vàng)
Thêm H2SO4 → [H+] tăng → cân bằng chuyển dịch sang trái → dung dịch chuyển từ màu vàng sang màu da cam.