Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Khi thả một cây đinh sắt sạch vào dung dịch CuSO4 loãng có hiện tượng sau

Khi thả một cây đinh sắt sạch vào dung dịch CuSO4 loãng có hiện tượng nào xảy ra. Để giúp các em trả lời câu hỏi này, VnDoc biên soạn hướng dẫn bạn đọc giải thích hiện tượng khi thả đinh sắt vào dung dịch CuSO4. Sau phản ứng có lớp kim loại Cu màu đỏ bám lên đinh sắt, dung dịch CuSO4 màu xanh bị nhạt dần do phản ứng.

Khi thả một cây đinh sắt sạch vào dung dịch CuSO4 loãng có hiện tượng sau

A. Có một lớp đồng màu đỏ phủ lên đinh sắt, màu xanh của dung dịch đậm dần

B. Có một lớp đồng màu đỏ phủ lên đinh sắt, màu xanh của dung dịch nhạt dần

C. Sủi bọt khí, màu xanh của dung dịch nhạt dần

D. Có một lớp đồng màu đỏ phủ lên đinh sắt, dung dịch không đổi màu

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

Fe là kim loại hoạt động hóa học mạnh hơn Cu nên đẩy được Cu ra khỏi dung dịch muối:

CuSO4 + Fe → FeSO4 + Cu.

Sau phản ứng có lớp kim loại Cu màu đỏ bám lên đinh sắt, dung dịch CuSO4 màu xanh bị nhạt dần do phản ứng.

Đáp án B

Dãy hoạt động hoá học của kim loại

K, Na, Ca, Mg, Al, Zn, Fe, Pb, (H),Cu, Ag, Au

Dựa vào dãy hoạt động hoá học của kim loại, ta biết:

  1. Mức độ hoạt động hoá học của các kim loại giảm dần từ trái sang phải.
  2. Kim loại đứng trước Mg phản ứng được với nước ở nhiệt độ thường tạo thành dung dịch base và giải phóng khí H2.
  3. Kim loại đứng trước H tác dụng được với dung dịch acid (HCl, H2SO4 loãng,…) giải phóng khí H2.
  4. Các kim loại đứng trước (trừ Na, K,…) có thể đẩy kim loại đứng sau ra khỏi dung dịch muối.

Câu hỏi vận dụng liên quan

Câu 1. Ngâm một chiếc đinh sắt vào dung dịch CuCl2. Hiện tượng nào sau đây là đúng?

A. Có chất rắn màu đỏ bám ngoài đinh sắt, màu xanh dung dịch nhạt dần.

B. Có chất rắn màu đỏ bám ngoài đinh sắt, dung dịch chuyển sang màu vàng nâu.

C. Xuất hiện bọt khí không màu bay lên.

D. Không có hiện tượng gì.

Xem đáp án
Đáp án B

Ngâm một chiếc đinh sắt vào dung dịch CuCl2. Xuất hiện, hiện tượng Có chất rắn màu đỏ bám ngoài đinh sắt, dung dịch chuyển sang màu vàng nâu.

Câu 2. Nhỏ từ từ dung dịch NaOH vào dung dịch CuCl2 đển khi kết tủa không tạo thêm nữa thì dừng lại. Lọc kết tủa rồi đem nung đến khối lượng không đổi. Thu được chất rắn nào sau đây:

A. Cu

B. CuO

C. Cu2O

D. Cu(OH)2

Xem đáp án
Đáp án B

Phương trình phản ứng xảy ra là:

2NaOH + CuCl2 → Cu(OH)2 + 2NaCl

Lấy kết tủa đem đi nhiệt phân thu được:

Cu(OH)2  → CuO + H2O (nhiệt độ)

Câu 3. Trường hợp nào sau đây có phản ứng tạo sản phẩm là chất kết tủa màu xanh?

A. Cho dung dịch NaOH vào dung dịch CuSO4

B. Cho Zn vào dung dịch AgNO3

C. Cho Al vào dung dịch HCl

D. Cho dung dịch KOH vào dung dịch FeCl3

Xem đáp án
Đáp án A

Các phương trình xảy ra như sau:

Al + 3HCl → AlCl3 + 3/2 H2

Zn + 2AgNO3 → Zn(NO3)2 + 2Ag

3KOH + FeCl3 → Fe(OH)3 ↓ nâu đỏ + 3KCl

NaOH + CuSO4 → Cu(OH)2 ↓ xanh + Na2SO4

Cho dung dịch NaOH vào dung dịch CuSO4 thu được sản phẩm là chất kết tủa màu xanh.

Câu 4. Thí nghiệm tạo ra muối sắt (III) sulfate là

A. sắt phản ứng với dung dịch H2SO4 đặc nóng.

B. sắt phản ứng với dung dịch H2SO4 loãng.

C. sắt phản ứng với dung dịch CuSO4.

D. sắt phản ứng với dung dịch Al2(SO4)3.

Xem đáp án
Đáp án A

A. 2Fe + 6H2SO4 đặc → Fe2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O

B. Fe + H2SO4→ FeSO4+ H2

C. Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu

D. Fe không phản ứng với dung dịch Al2(SO4)3.

Câu 5. Ngâm một cây đinh sắt sạch vào dung dịch bạc nitrate. Hiện tượng xảy ra là

A. sắt bị hòa tan một phần, bạc được giải phóng.

B. bạc được giải phóng nhưng sắt không biến đổi.

C. không có chất nào sinh ra, chỉ có sắt bị hòa tan.

D. không xảy ra hiện tượng gì.

Xem đáp án
Đáp án A

Ngâm một cây đinh sắt sạch vào dung dịch bạc nitrate xảy ra phản ứng:

Fe + 2AgNO3 → Fe(NO3)2 + 2Ag↓

=> Hiện tượng xảy ra là: sắt bị hòa tan một phần, bạc được giải phóng.

Câu 6. Nhúng một thanh sắt vào dung dịch CuSO4, sau một thời gian thấy khối lượng chất rắn tăng 1,6 gam. Số mol CuSO4 đã tham gia phản ứng là:

A. 0,1 mol.

B. 0,2 mol.

C. 0,3 mol.

D. 0,4 mol.

Xem đáp án
Đáp án B

Gọi số mol của CuSO4 phản ứng là x (mol)

Phương trình phản ứng:

Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu↓

x ← x → x (mol)

Khối lượng tăng: mtăng = mCu - mFe

=> 1,6 = 64x – 56x

=> 1,6 = 8x

=> x = 0,2 (mol)

Câu 7. Tiến hành thí nghiệm bỏ vào dung dịch HCl vừa đủ kim loại Fe và Cu. Các chất thu được sau phản ứng là

A. FeCl2 và H2.

B. FeCl2, Cu và H2.

C. Cu và khí H2.

D. FeCl2 và Cu.

Xem đáp án
Đáp án B

Vì Cu không phản ứng với dung dịch HCl => sau phản ứng còn Cu

Fe phản ứng với HCl: Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

Vậy các chất thu được là: FeCl2, Cu và H2

Câu 8. Cho 5,6 gam bột Fe vào dung dịch CuSO4 dư, sau phản ứng hoàn toàn thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là

A. 3,2.

B. 6,5.

C. 6,4.

D. 12,9.

Xem đáp án
Đáp án C

nFe = mFe/MFe = 5,6/56 = 0,1 mol.

Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu

Chất rắn thu được là Cu: nCu = nFe = 0,1 mol.

=> mCu = MCu.nCu = 0,1.64 = 6,4 gam.

Câu 9. Cho hỗn hợp kim loại X gồm: Cu, Fe, Mg. Lấy 10,88 gam X tác dụng với clo dư thu được 28,275 gam chất rắn. Nếu lấy 0,44 mol X tác dụng với axit HCl dư thu được 5,9496 lít khí H2 (đkc). Giá trị thành phần % về khối lượng của Fe trong hỗn hợp X gần với giá trị nào sau đây nhất ?

A. 58,82%

B. 25,73%

C. 22,69%

D. 22,69%

Xem đáp án
Đáp án B

Trong 10,88 g X có x mol Cu; y mol Fe; z mol Mg

4,44 mol X có xt mol Cu; yt mol Fe; zt mol Mg

( cùng 1 loại hỗn hợp X nên tỉ lệ thành phần như nhau)

+ 10,88 g X : phản ứng với Clo tạo muối có số oxi hóa cao nhất

m muối – mKl = mCl- = 17,395g

Theo định luật bảo toàn e có: 2x + 3y + 2z = nCl- = 0,49 mol (1)

mKl= 64x+ 56y + 24z = 10,88g (2)

+ 0,44mol X : tác dụng với acid HCl dư thì Fe chỉ tạo muối sắt 2

=> Theo định luật bảo toàn e có: 2yt + 2zt =2nH2= 0,48 mol (3)

nX= xt+yt+zt = 0,44 mol (4)

Giải hệ có: y = 0,05mol => %mFe(X) =25,73%

-----------------------------

Chia sẻ, đánh giá bài viết
19
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Khoa học tự nhiên 9

    Xem thêm