Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Hợp chất nào sau đây của sắt vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử

Hợp chất nào sau đây của Fe vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử

Hợp chất nào sau đây của sắt vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử được VnDoc biên soạn hướng dẫn bạn đọc trả lời câu hỏi liên quan đến tính chất của hợp chất sắt. Cũng như đưa ra các nội dung câu hỏi bài tập liên quan. Mời các bạn tham khảo chi tiết nội dung câu hỏi bài tập dưới đây.

Hợp chất nào sau đây của sắt vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử

A. FeO.

B. Fe2O3.

C. Fe(OH)3.

D. Fe(NO3)3.

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

Chất vừa có tính oxi hóa và tính khử là chất vừa có khả năng nhận và nhường electron.

Trong các hợp chất Fe2O3, Fe(OH)3, Fe(NO3)3 nguyên tố Fe có số oxi hóa cao nhất là +3 nên chỉ có tính oxi hóa.

Trong FeO nguyên tố Fe có số oxi hóa trung gian là +2 nên vừa có tính khử, vừa có tính oxi hóa.

Đáp án A

Câu hỏi vận dụng liên quan 

Câu 1. Hợp chất mà sắt vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử là

A. Fe(OH)3.

B. Fe2O3.

C. FeCl2.

D. FeCl3.

Xem đáp án
Đáp án C

Fe có 4 số oxi hóa là 0, +2, +8/3 và +3. ở số oxi hóa trung gian +2, Fe vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử

(lưu ý Fe(OH)2 cũng chứa Fe+2 nhưng nó chỉ có tính khử)

Câu 2. Trong phòng thí nghiệm, để bảo vệ muối Fe2+ người ta thường cho vào đó

A. một cái đinh sắt.

B. một miếng Cu.

C. Một ít dung dịch sắt Fe3+.

D. một thanh Mg.

Xem đáp án
Đáp án A

Muối Fe2+ để trong không khí thường bị oxi hóa thành muối Fe3+ => để bảo vệ muối Fe2+ người ta thường cho vào một cái đinh sắt để khử các ion Fe3+

Câu 4. Để điều chế Fe(OH)2 trong phòng thí nghiệm, người ta tiến hành như sau: Đun sôi dung dịch NaOH sau đó cho nhanh dung dịch FeCl2 vào dung dịch NaOH này. Mục đích chính của việc đun sôi dung dịch NaOH là?

A. Phân hủy hết muối cacbonat, tránh việc tạo kết tủa FeCO3.

B. Đẩy hết oxi hòa tan, tránh việc oxi hòa tan oxi hóa Fe(II) lên Fe(III).

C. Để nước khử Fe(III) thành Fe(II).

D. Đẩy nhanh tốc độ phản ứng.

Xem đáp án
Đáp án B

Mục đích chính của việc đun sôi dung dịch NaOH là đẩy hết oxi hòa tan, tránh việc oxi hòa tan oxi hóa Fe(II) lên Fe(III).

-----------------------------------

Trên đây VnDoc.com đã giới thiệu tới bạn đọc tài liệu: Hợp chất nào sau đây của sắt vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử. Bài viết đã gửi tới bạn đọc những hợp chất của sắt vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Hóa học lớp 12, Trắc nghiệm Hóa học 12...

Chia sẻ, đánh giá bài viết
4
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Hóa 12 - Giải Hoá 12

    Xem thêm