Cách điều chế muối
VnDoc xin giới thiệu bài Cách điều chế muối được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Hóa học lớp 9. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.
Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.
Cách điều chế muối
Câu hỏi: Cách điều chế muối
Trả lời:
Dưới đây là các cách điều chế muối nói chung:
1) Dung dịch muối + Dung dịch muối → 2 muối mới.
2) Kim loại + Phi kim → muối.
3) DD muối + kiềm → muối mới + Bazơ mới.
4 ) Muối + axit → muối mới + Axit mới.
5 ) Oxit bazơ + axit → muối + Nước.
6) Bazơ + axit → muối + nước.
7) Kim loại + Axit → muối + H2 (kim loại trước H).
8) Kim loại + Dung dịch muối → muối mới + Kim loại mới.
9) Oxit bazơ + oxit axit → muối (oxit bazơ phải tan).
10) Oxit axit + Dung dịch bazơ → muối + nước.
1. Muối là gì?
Muối là hợp chất mà phân tử gồm nguyên tử kim loại liên kết với gốc axit. Trong hóa học, muối là một hợp chất hóa học bao gồm một tổ hợp ion của các cation và anion. Muối bao gồm số lượng liên quan của các cation (ion mang điện tích dương) và anion (ion mang điện tích âm) để sản phẩm là trung hòa về điện (không có điện tích thực). Các ion thành phần này có thể là vô cơ, chẳng hạn như chloride (Cl-), hoặc hữu cơ, chẳng hạn như axetat (CH3CO2−); và có thể là dạng đơn nguyên tử, chẳng hạn như fluoride (F-) hoặc đa nguyên tử, chẳng hạn như sunfat (SO42−).
2. Công thức chung của muối
Gồm: kim loại + gốc axit
VD: Na2CO3 = Na + CO3
NaHCO3 = Na + HCO3
3. Tên gọi của muối
Tên muối = tên kim loại (thêm hóa trị nếu kim loại có nhiều hoá trị) + tên gốc axit
VD: Na2SO4: natri sunfat
Na2SO3: natri sunfit
ZnCl2: kẽm clorua
Fe(NO3)3: sắt (III) nitrat
KHCO3: kali hiđrocacbonat
4. Phân loại muối
Các loại muối có thể được phân loại theo nhiều cách khác nhau.
+ Muối tạo ra ion hydroxide khi hòa tan trong nước được gọi là muối kiềm.
+ Muối tạo ra dung dịch có tính axit là muối axit.
Ví dụ: NaHSO3, LiH2PO4, K2HPO4, Ca(HCO3)2...
+ Muối trung hòa là những muối không có tính axit và không có tính base.
Ví dụ: Na2SO4, Fe(NO3)2, AlCl3, AgCl, CuSO4, NH4NO3,...
Ngoài ra người ta còn phân loại muối cation kim loại và cation amoni
Có thể nhận biết một số cation và anion dựa vào màu sắc đặc trưng của chúng
Cu2+: màu xanh lam
Mn2+: vàng nhạt
Zn2+: trắng
Al3+: trắng keo
Cu2+: có màu đỏ gạch
Fe3+: màu đỏ nâu
Fe2+: màu trắng xanh
Ni2+: lục nhạt
Cr3+: màu lục
Cl-: màu trắng
PO43-: màu vàng
MnO4- : màu tím
CrO42- : màu vàng
Ngọn lửa một số muối của kim loại kiềm, kiềm thổ có màu đặc trưng
+ Muối Ca2+ khi cháy có ngọn lửa màu cam
+ Muối Ba2+ khi cháy có màu lục vàng
+ Muối của Li+ khi cháy có ngọn lửa màu đỏ tía
+ Muối Na+ khi cháy có ngọn lửa màu vàng
+ Muối K+ khi cháy có ngọn lửa màu tím
5. Tính chất hóa học của muối
Muối tác dụng với kim loại
Muối + kim loại → Muối mới + kim loại mới
Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu
Kim loại tác dụng với dung dịch muối thì kim loại đó phải mạnh hơn kim loại trong dung dịch muối.
Muối tác dụng với axit
Muối + axit → muối mới + axit mới
HCl + 2AgNO3 → AgCl + HNO3
Điều kiện xảy ra phản ứng giữa muối và axit: muối tạo thành không tan hoặc axit sinh ra là chất dễ bay hơi.
Muối tác dụng với muối
Muối + muối → 2 muối mới
NaCl + AgNO3 → NaNO3 + AgCl
Điều kiện xảy ra phản ứng giữa muối và muối:
+ 2 muối ban đầu phải tan.
+ 1 hoặc cả 2 muối tạo thành phải là không tan.
Muối tác dụng với bazơ
Muối + bazơ → muối mới + bazơ mới
2KOH + CuCl2 → 2KCl + Cu(OH)2
Điều kiện: Sau phản ứng có 1 chất không tan
-------------------------------
Ngoài Cách điều chế muối đã được VnDoc giới thiệu, mời các bạn cùng tham khảo thêm Chuyên đề Hóa học lớp 9, Trắc nghiệm Hóa học 9, Lý thuyết môn Hóa học lớp 9 để hoàn thành tốt chương trình học THCS.
Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THCS miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 9. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.