Hoàn thành phương trình hóa học: Na + CuSO4
VnDoc xin giới thiệu bài Hoàn thành phương trình hóa học: Na + CuSO4 được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Hóa học lớp 9. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.
Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.
Hoàn thành phương trình hóa học
Hoàn thành phương trình hóa học:
2Na | + | CuSO4 | → | Cu | + | Na2SO4 |
natri | Đồng(II) sunfat | đồng | natri sulfat | |||
23 | 160 | 64 | 142 | |||
(rắn) | (dung dịch) | (rắn) | (dung dịch) | |||
(trắng bạc) | (xanh lam) | (đỏ) | (không màu) |
- Điều kiện phản ứng: nhiệt độ thường
- Hiện tượng phản ứng nhận biết được: có kết tủa đỏ (Cu)
Tìm hiểu về Na
- Ký hiệu hóa học: Na.
- Nguyên tử khối: 22,989 g/mol (thường lấy là 23 g/mol).
- Số đơn vị điện tích hạt nhân: Z = 11.
- Độ âm điện: 0,93.
- Số oxi hóa: +1
- Thế điện cực chuẩn (E0Na+/Na)= - 2,71V
1. Vị trí và cấu tạo của nguyên tử của Natri
- Cấu hình: 1s22s22p63s1 hay [Ne] 3s1
=> Vị trí: ô số 11; chu kỳ 3; nhóm IA.
- Có 1 e lớp ngoài cùng → dễ mất 1e để tạo thành ion dương → là kim loại hoạt động.
Na → Na+ + 1e
=> Tạo hợp chất ion với nguyên tố khác và có số oxi hóa là +1 trong hợp chất.
- Kiểu mạng tinh thể: Lập phương tâm khối.
2. Tính chất hóa học của Na
- Natri có tính khử rất mạnh: Na → Na+ + 1e
Tác dụng với phi kim
- Khi đốt trong không khí hay trong oxi, Na cháy tạo thành các oxit (oxit thường, peoxit và supeoxit) và cho ngọn lửa có màu vàng đặc trưng.
Tác dụng với axit
- Natri dễ dàng khử ion H+ trong dung dịch axit loãng (HCl, H2SO4 loãng...) thành hidro tự do.
2Na + 2HCl → 2NaCl + H2
2Na + H2SO4 → Na2SO4 + H2
Tác dụng với nước
- Natri đều tác dụng mãnh liệt với nước tạo thành dung dịch kiềm và giải phóng khí hidro.
2Na + 2H2O → 2NaOH + H2
Tác dụng với hidro
- Natri tác dụng với hidro ở áp suất khá lớn và nhiệt độ khoảng 350 – 400oC tạo thành natri hidrua.
3. Phương pháp điều chế Natri (Sodium)
- Natri lần đầu tiên được sản xuất bằng cách điện phân natri hydroxit vào năm 1807. Nguyên tắc này được áp dụng cho sản xuất công nghiệp và chỉ thành công vào khoảng năm 1891.
- PTPỨ:
2NaOH → 2Na + O2 + H2
- Năm 1921, phương pháp điện phân natri clorua được thực hiện. Ngày nay, đây là phương pháp chính để điều chế Nitri thành phẩm.
2NaCl → 2Na + Cl2
4. Công dụng của Sodium
- Chức năng sống còn của Natri (Sodium) là duy trì nồng độ và thể tích dịch ngoài tế bào. Nó giúp cân bằng lượng nước và dịch lỏng bên trong cơ thể, duy trì mức độ pH (tính kiềm và axit) phù hợp. Các ion Natri, Kali và Clorua là nhân tố quan trọng tạo ra sự co cơ và dẫn truyền xung thần kinh.
- Thiếu Natri trong máu hay hạ Natri huyết có thể gây mỏi cơ, chuột rút, mệt mỏi, chóng mặt, buồn nôn, ói mửa, tim đập loạn nhịp và trong trường hợp nặng là hôn mê và tử vong.
- Tuy nhiên, Người thừa Natri do ăn quá nhiều muối dễ bị suy thận, huyết áp cao, rối loạn nhịp tim, mất cân bằng độ pH trong cơ thể và một số bệnh lý khác.
- Trong một số hợp kim để cải thiện cấu trúc của chúng.
- Trong xà phòng (trong hợp chất với các axít béo).
+ Để làm trơn bề mặt kim loại.
+ Để làm tinh khiết kim loại nóng chảy.
- Trong các đèn hơi natri, một thiết bị cung cấp ánh sáng từ điện năng có hiệu quả.
- Như là một chất lỏng dẫn nhiệt trong một số loại lò phản ứng nguyên tử.
5. Trạng thái tự nhiên của Natri
- Trong tự nhiên, Na có 13 đồng vị của natri đã được biết đến. Đồng vị ổn định duy nhất là 23Na.
- Natri chiếm khoảng 2,6% theo khối lượng của vỏ Trái Đất, làm nó trở thành nguyên tố phổ biến thứ tám nói chung và là kim loại kiềm phổ biến nhất.
6. Ảnh hưởng sức khỏe của Natri
- Nhiều loại thực phẩm phổ biến chứa lượng nhỏ nitri ví dụ như muối ăn. Nó cần thiết cho con người để duy trì sự cân bằng hệ thống chất lỏng.
- Natri cũng cần thiết cho hoạt động thần kinh và cơ bắp. Quá nhiều natri có thể làm hỏng thận và làm tăng khả năng bị huyết áp cao.
- Phơi nhiễm natri rất nguy hiểm có thể dẫn đến khó thở, ho và viêm phế quản.
- Tiếp xúc với da có thể gây ngứa, bỏng nhiệt, ăn da và tổn thương vĩnh viễn.
- Tiếp xúc với mắt có thể dẫn đến tổn thương vĩnh viễn và mất thị lực.
-------------------------------
Ngoài Hoàn thành phương trình hóa học: Na + CuSO4 đã được VnDoc giới thiệu, mời các bạn cùng tham khảo thêm Chuyên đề Hóa học lớp 9, Trắc nghiệm Hóa học 9, Lý thuyết môn Hóa học lớp 9 để hoàn thành tốt chương trình học THCS.
Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THCS miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 9. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.