Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Bảng nhận biết các chất hóa học

Chúng tôi xin giới thiệu bài Bảng nhận biết các chất hóa học được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Hóa học lớp 9. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Câu hỏi: Bảng nhận biết các chất hóa học lớp 9?

Chất cần nhận biết

Thuốc thử

Hiện tượng

- Axit

- Dung dịch kiềm

- Quỳ tím

- Quỳ tím hoặc phenolphtalein không màu

- Quỳ tím hóa đỏ

- Quỳ tím hóa xanh/ phenolphtalein hồng

- Cl
- Br
- I
= PO4

- Dung dịch AgNO3

- AgCl kết tủa trắng
- AgBr kết tủa vàng
- AgI kết tủa vàng , AgPO4 kết tủa vàng và tan trong axit HNO3

= S

- Dung dịch Pb(NO3)2 hoặc AgNO3

- PbS kết tủa đen
- Ag2S kết tủa đen

- SO4 ( gốc 3 hóa trị)

- Dung dịch BaCl2

- BaSO4 kết tủa trắng

= CO3
- HCO3
= SiO3

- Dung dịch axit mạnh HCl

- Khí SO2 bay lên mùi hắc
- Khí CO2 bay lên làm đục nước vôi trong
- Chất H2SiO3 kết tủa keo trắng

- NO3

- H2SO4 + Vụn đồng

- Có khí NO2 thoát lên và dung dịch chuyển màu xanh

- ClO3

- Nung có xúc tác MnO2

- Khí O2 thoát lên làm bùng cháy than hồng

- Muối:
+ Al(III)
+ Fe(II)
+ Fe(III)
+ Mg(II)
+ Cu(II)

- Dung dịch NaOH

- Al(OH)3 kết tủa và tan trong kiềm dư
- Fe(OH)2 kết tủa trắng xanh hóa nâu ngoài không khí
- Fe(OH)3 kết tủa đỏ nâu
- Mg(OH)2 kết tủa trắng
- Cu(OH)2 kết tủa xanh lam

- Pb(II)

- Dung dịch muối sunfua

- PbS kết tủa đen

- Cr(III)

- NH4(I)

- Dung dịch NaOH

- Cr(OH)3 kết tủa tan trong kiềm dư

- KHí NH3 có mùi khai

- Kim loại:
+ Na
+ K
+ Ca

- Đem đốt

- Ngọn lửa màu vàng

- Ngọn lửa màu tím hồng

- Ngọn lửa màu đỏ da cam

- Khí H2

- Đem đốt

- Cháy làm lạnh có hơi nước

- O2

- Cho vào cục than hồng

- Bùng cháy cục than hồng

- Cl2

- Nước Brom (màu nâu)
- Dung dịch KI+ hồ tinh bột

- Nước Brom nhạt màu
- Hồ tinh bột chuyển màu xanh

- N2

- Sinh vật nhỏ

- Sinh vật chết

- HCl

- Quỳ tím ẩm

- Hóa đỏ

- NH3

- Quỳ tím ẩm

- Hóa xanh và có mùi khai

- H2S

- Dung dịch Pb(NO3)2

- Mùi trứng thối, PbS kết tủa đen

- SO2

- Dung dịch Brom (nâu) hoặc thuốc tím (KmnO4)

- Nhạt màu

- CO2

- Nước vôi trong

- Vẩn đục

- CO

- CuO (màu đen)

- Hóa Cu đỏ

- NO2

- Quỳ tím ẩm

- Hóa đỏ

1. Nguyên tắc và yêu cầu khi giải bài tập nhận biết

- Muốn nhận biết hay phân biệt các chất ta phải dựa vào phản ứng đặc trưng và có các hiện tượng: Như có chất kết tủa tạo thành sau phản ứng, đổi màu dung dịch, giải phóng chất có mùi hoặc có hiện tượng sủi bọt khí. Hoặc có thể sử dụng một số tính chất vật lí (nếu như bài cho phép) như nung ở nhiệt độ khác nhau, hoà tan các chất vào nước,

- Phản ứng hoá học được chọn để nhận biết là phản ứng đặc trưng đơn giản và có dấu hiệu rõ rệt. Trừ trường hợp đặc biệt, thông thường muốn nhận biết n hoá chất cần phải tiến hành (n – 1) thí nghiệm.

- Tất cả các chất được lựa chọn dùng để nhận biết các hoá chất theo yêu cầu của đề bài, đều được coi là thuốc thử.

Lưu ý: Khái niệm phân biệt bao hàm ý so sánh (ít nhất phải có hai hoá chất trở lên) nhưng mục đích cuối cùng của phân biệt cũng là để nhận biết tên của một số hoá chất nào đó.

2. Phương pháp làm bài tập nhận biết các chất hóa học

- Bước 1: Đầu tiên cần chiết (trích mẫu thử) các chất cần nhận biết vào các ống nghiệm (có đánh số cụ thể).

- Bước 2: Chọn thuốc thử thích hợp (tùy theo yêu cầu đề bài: thuốc thử tùy chọn, hạn chế hay không dùng thuốc thử nào khác).

- Bước 3: Cho vào các ống nghiệm ghi nhận các hiện tượng, sau đó rút ra kết luận đã nhận biết, phân biệt được hoá chất nào.

- Bước 4: Viết phương trình hóa học minh họa.

3. Các dạng bài tập thường gặp

- Nhận biết các hóa chất (rắn, lỏng, khí) riêng biệt.

- Nhận biết các chất trong cùng một hỗn hợp.

- Xác định sự có mặt của các chất (hoặc các ion) trong cùng một dung dịch.

- Tuỳ theo yêu cầu của bài tập mà trong mỗi dạng có thể gặp 1 trong các trường hợp sau:

+ Nhận biết với thuốc thử tự do (tùy chọn)

+ Nhận biết với thuốc thử hạn chế (có giới hạn)

+ Nhận biết không được dùng thuốc thử bên ngoài

4. Phương pháp nhận biết các chất vô cơ

- Đối với chất khí

+ Khí CO2: Sử dụng dung dịch nước vôi trong có dư, hiện tượng xảy ra là làm đục nước vôi trong.

+ Khí SO2: Có mùi hắc khó ngửi, làm phai màu hoa hồng hoặc Làm mất màu dung dịch nước Brôm hoặc làm mất màu dung dịch thuốc tím.

5SO2+2KMnO4+2H2O→2H2SO4+2MnSO4+K2SO4

- Khí NH3: Có mùi khai, làm cho quỳ tím tẩm ướt hóa xanh.

- Khí Clo: Sử dụng dung dịch KI + Hồ tinh bột để thử clo làm dung dịch từ màu trắng chuyển thành màu xanh.

+ Cl2+KI→2KCl+I2

+ Khí H2S: Có mùi trứng thối, dùng dung dịch Pb(NO3)2 để tạo thành PbS kết tủa màu đen.

+ Khí HCl: Làm giấy quỳ tẩm ướt hoá đỏ hoặc sục vào dung dịch AgNO3 tạo thành kết tủa màu trắng của AgCl.

+ Khí N2: Đưa que diêm đỏ vào làm que diêm tắt.

+ Khí NO (không màu): Để ngoài không khí hoá màu nâu đỏ.

+ Khí NO2 (màu nâu đỏ): Mùi hắc, làm quỳ tím tẩm ướt hoá đỏ.

4NO2+2H2O+O2→4HNO3

- Nhận biết dung dịch bazơ (kiềm): Làm quỳ tím hoá xanh.

- Nhận biết Ca(OH)2:

+ Dùng CO2 sục vào đến khi xuất hiện kết tủa thì dừng lại.

+ Dùng Na2CO3 để tạo thành kết tủa màu trắng của CaCO3

- Nhận biết Ba (OH)2:

+ Dùng dung dịch H2SO4 để tạo thành kết tủa màu trắng của BaSO4

- Nhận biết dung dịch axit

+ Dung dịch HCl: Dùng dung dịch AgNO3 làm xuất hiện kết tủa màu trắng của AgCl.

+ Dung dịch H2SO4: Dùng dung dịch BaCl2 hoặc Ba(OH)2 tạo ra kết tủa BaSO4.

+ Dung dịch HNO3: Dùng bột đồng đỏ và đun ở nhiệt độ cao làm xuất hiện dung dịch màu xanh và có khí màu nâu thoát ra của NO2.

+ Dung dịch H2S: Dùng dung dịch Pb(NO3)2 xuất hiện kết tủa màu đen của PbS.

+ Dung dịch H3PO4: Dùng dung dịch AgNO3 làm xuất hiện kết tủa màu vàng của Ag3PO4.

- Nhận biết các dung dịch muối

+ Muối clorua: Dùng dung dịch AgNO3.

+ Muối sunfat: Dùng dung dịch BaCl2 hoặc Ba(OH)2.

+ Muối cacbonat: Dùng dung dịch HCl hoặc H2SO4.

+ Muối sunfua: Dùng dung dịch Pb(NO3)2.

+ Muối phôtphat: Dùng dung dịch AgNO3 hoặc dùng dung dịch CaCl2, Ca(OH)2 làm xuất hiện kết tủa màu trắng của Ca3(PO4)2.

- Hỗn hợp oxit: Hoà tan từng oxit vào nước (Bao gồm 2 nhóm: Tan trong nước và không tan trong nước).

Nhóm tan trong nước cho tác dụng với CO2

+ Nếu không có kết tủa: Kim loại trong oxit là kim loại kiềm.

+ Nếu xuất hiện kết tủa: Kim loại trong oxit là kim loại kiềm thổ.

Nhóm không tan trong nước cho tác dụng với dung dịch bazơ.

+ Nếu oxit tan trong dung dịch kiềm thì kim loại trong oxit là Be, Al, Zn, Cr..

+ Nếu oxit không tan trong dung dịch kiềm thì kim loại trong oxit là kim loại kiềm thổ.

- Nhận biết một số oxit:

+ (Na2O; K2O; BaO) cho tác dụng với nước --> dung dịch trong suốt, làm xanh quỳ tím.

+ (ZnO; Al2O3) vừa tác dụng với dung dịch axit, vừa tác dụng với dung dịch bazơ.

+ CuO tan trong dung dịch axit tạo thành dung dịch có màu xanh đặc trưng.

+ P2O5 cho tác dụng với nước --> dung dịch làm quỳ tím hoá đỏ.

+ MnO2 cho tác dụng với dd HCl đặc có khí màu vàng xuất hiện.

+ SiO2 không tan trong nước, nhưng tan trong dung dịch NaOH hoặc dung dịch HF.

-------------------------------

Ngoài Bảng nhận biết các chất hóa học đã được VnDoc giới thiệu, mời các bạn cùng tham khảo thêm Chuyên đề Hóa học lớp 9, Trắc nghiệm Hóa học 9, Lý thuyết môn Hóa học lớp 9 để hoàn thành tốt chương trình học THCS.

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THCS miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 9. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Nguyễnn Hiềnn
    Nguyễnn Hiềnn

    🧐🧐🧐🧐🧐

    Thích Phản hồi 05/09/22
    • Bánh Quy
      Bánh Quy

      😃😃😃😃😃

      Thích Phản hồi 05/09/22
      • Nai Con
        Nai Con

        🤟🤟🤟🤟🤟🤟

        Thích Phản hồi 05/09/22
        🖼️

        Gợi ý cho bạn

        Xem thêm
        🖼️

        Ôn tập Hóa 9

        Xem thêm