Tính chất hóa học của oxit bazơ
Tính chất hóa học của oxit bazơ được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Hóa học lớp 9. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.
Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.
Tính chất hóa học của oxit bazơ?
Câu hỏi: Tính chất hóa học của oxit bazơ?
Trả lời:
Tính chất hóa học của oxit bazơ:
Oxit bazơ tác dụng với nước
- Một số oxit bazơ tác dụng với nước ở nhiệt độ thường là: Na2O; CaO; K2O; BaO;... tạo ra bazơ tan (kiềm) tương ứng là: NaOH, Ca(OH)2, KOH, Ba(OH)2
Oxit bazơ + H2O → Bazơ
Na2O + H2O → 2NaOH
CaO + H2O → Ca(OH)2
BaO + H2O → Ba(OH)2
Oxit bazơ tác dụng với axit
- Oxit bazơ tác dụng với axit tạo thành muối và nước.
Oxit bazơ + axit → muối + nước
Ví dụ:
CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O
CaO + 2HCl → CaCl2 + H2O
Na2O + H2SO4 → Na2SO4 + H2O
Oxit bazơ tác dụng với oxit axit
Một số oxit bazơ (CaO, BaO, Na2O, K2O,...) tác dụng với oxit axit tạo thành muối.
Oxit bazơ + Oxit axit → muối
Na2O + CO2 → Na2CO3
CaO + CO2 → CaCO3↓
BaO + CO2 → BaCO3↓
* Lưu ý: Oxit bazơ tác dụng được với nước thì tác dụng với Oxit axit
1. Oxit bazơ là gì?
Oxit bazơ là hợp chất gồm một hay nhiều nguyên tử kim loại kết hợp với một hay nhiều nguyên tử oxi và có bazơ tương ứng. Các oxit bazơ tan được trong nước gồm các kim loại kiềm (Li, Na, K,...) và kim loại kiềm thổ (Mg, Ca, Ba,...) trừ Be.
Phân loại:
- Oxit bazơ tan: Là Oxit bazơ của các kim loại kiềm hoặc kiềm thổ: Na,Mg K, Ca, Ba, Li, Rb, Cs, Sr...
- Oxit bazơ không tan: Là Oxit bazơ của các kim loại còn lại (Fe, Cu,...) và các oxit khác kiềm.
2. Tính chất hóa học của oxit bazơ
Oxit bazơ tác dụng với nước
- Một số oxit bazơ tác dụng với nước ở nhiệt độ thường là: Na2O; CaO; K2O; BaO;... tạo ra bazơ tan (kiềm) tương ứng là: NaOH, Ca(OH)2, KOH, Ba(OH)2
Oxit bazơ + H2O → Bazơ
Na2O + H2O → 2NaOH
CaO + H2O → Ca(OH)2
BaO + H2O → Ba(OH)2
Oxit bazơ tác dụng với axit
- Oxit bazơ tác dụng với axit tạo thành muối và nước.
Oxit bazơ + axit → muối + nước
Ví dụ:
CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O
CaO + 2HCl → CaCl2 + H2O
Na2O + H2SO4 → Na2SO4 + H2O
Oxit bazơ tác dụng với oxit axit
Một số oxit bazơ (CaO, BaO, Na2O, K2O,...) tác dụng với oxit axit tạo thành muối.
Oxit bazơ + Oxit axit → muối
Na2O + CO2 → Na2CO3
CaO + CO2 → CaCO3↓
BaO + CO2 → BaCO3↓
* Lưu ý: Oxit bazơ tác dụng được với nước thì tác dụng với Oxit axit
3. Các dạng bài tập về oxit bazơ
Dạng 1: Xác định công thức của oxit bazơ
- Bước 1: Đặt CTTQ: Gọi tên Công thức oxit bazơ cần tìm dựa vào kim loại đề bài cho, hoặc đề bài chưa cho biết kim loại
- Bước 2: Tính toán các số mol liên quan.
- Bước 3: Viết PTHH
- Bước 4: Lập phương trình toán học dựa vào các ẩn số theo cách đặt.
Ví dụ: Cho 4,48g một oxit của kim loại hóa trị (II) tác dụng hết 7,84 g axit H2SO4. Xác định công thức của oxit trên
Lời giải
Gọi của oxit cần tìm là: MO (vì kim loại có hóa trị II)
nH2SO4= 0,08 mol , nMO = 4,48/(M + 16)
MO + H2SO4 → MSO4 + H2O
Ta có theo phương trình: 1mol 1mol
Theo đề bài: 4,48/(M + 16) 0,08 mol
=> 4,48/(M + 16) = 0,08 => M = 40 (Ca)
Vậy oxit cần tìm là CaO
Dạng 2: Dạng toán oxit bazơ tác d ụ ng với dung dịch axit
Trường hợp 1: Oxit bazơ + dd H2SO4 loãng Muối sunfat + H2O
VD: Na2O + H2SO4 →Na2SO4 + H2O
MgO + H2SO4 → MgSO4 + H2O
Fe2O3 + 3H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 3H2O
Nhận xét:
Các phản ứng hóa học trên có điểm giống nhau là: nH2SO4 = nH2O
- Khi chuyển từ oxit thành muối sunfat, thì cứ 1 mol H2SO4 tham gia phản ứng thì khối lượng muối tăng:
sinh ra hoặc 1 mol H2SO4 tham gia phản ứng . Từ đó có công thức:
m muối sunfat = m oxit + 80.n H2SO4
Ví dụ: Hòa tan hoàn toàn 2,81 gam hỗn hợp gồm Fe2O3, MgO, ZnO trong 500 ml H2SO4 0,1 M (vừa đủ). Sau phản ứng, hỗn hợp muối sunfat khan thu được khi cô cạn dung dịch có khối lượng là
Đáp án
Cách 1:
Cần nhớ phản ứng cho oxit bazơ tác dụng với H2SO4 thì
Số mol H2SO4 = 0,5. 0,1 = 0,05 mol số mol H2O = 0,05 mol
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có:
moxit + maxit sunfuric = mmuối sunfat + mnước
mmuối sunfat = (moxit + maxit sunfuric) - mnước
= (2,81 + 0,05.98) + (0,05.18) = 6,81 gam.
Cách 2:
Số mol H2SO4 = 0,5. 0,1 = 0,05 mol
Áp dụng công thức
ta có: mmuối sunfat = 2,81+0,05.80 = 6,81 g.
Trường hợp 2: Oxit bazơ + dd HCl Muối clorua + H2O
VD:
Na2O + HCl → NaCl + H2O
MgO + 2HCl→ MgCl2 + H2O
Fe2Oc + 6HCl → 2FeCl2 + 3H2O
Nhận xét:
Các phản ứng hóa học trên có điểm giống nhau là:
nHCl = 2nH2O và nH2O = n [O] trong oxit
Khi chuyển từ oxit thành muối clorua, thì cứ 1 mol H2O sinh ra thì khối lượng muối tăng:
4. Bài tập vận dụng
Bài 1: Cho 4,48g một oxit của kim loại hóa trị tác dụng hết 7,84g axit H2SO4. Xác định công thức của oxit trên.
Đáp số: CaO
Bài 2: Hòa tan hoàn toàn 1 gam oxit của kim loại R cần dùng 25ml dung dịch hỗn hợp gồm axit H2SO4 0,25M và axit HCl 1M. Tìm công thức của oxit trên.
Đáp số: Fe2O3
Bài 3: Có một oxit sắt chưa rõ công thức, chia oxit này làm 2 phần bằng nhau.
a/ Để hòa tan hết phần 1 cần dùng 150ml dung dịch HCl 1,5M.
b/ Cho luồng khí H2 dư đi qua phần 2 nung nóng, phản ứng xong thu được 4,2g sắt.
Tìm công thức của oxit sắt nói trên.
Đáp số: Fe2O3
-------------------------------
Ngoài Tính chất hóa học của oxit bazơ đã được VnDoc giới thiệu, mời các bạn cùng tham khảo thêm Chuyên đề Hóa học lớp 9, Trắc nghiệm Hóa học 9, Lý thuyết môn Hóa học lớp 9 để hoàn thành tốt chương trình học THCS.
Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THCS miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 9. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.