Hoàn thành phương trình hóa học: Fe + NaOH
Hoàn thành phương trình hóa học Fe + NaOH
Hoàn thành phương trình hóa học: Fe + NaOH là tài liệu môn Hóa học lớp 9 đưa ra các tính chất vật lý và hóa học của sắt, điều chế sắt bằng phương pháp điện phân dung dịch... Ngoài ra còn có các bài tập vận dụng cho các em tham khảo, luyện tập.
Câu hỏi: Hoàn thành phương trình hóa học Fe + NaOH
Trả lời:
Fe | + | 2H2O | + | 2NaOH | → | H2 | + | Na2 [Fe(OH)4] |
sắt | nước | natri hidroxit | hidro | Natri tetrahydroxoferrate(II) | ||||
(rắn) | (lỏng) | (dd) | (khí) | (rắn) | ||||
(đen) | (không màu) | (không màu) | (không màu) |
- Điều kiện xảy ra phản ứng: nhiệt độ phòng
- Hiện tượng nhận biết: có sủi bọt khí (H2)
I. Tính chất vật lý và hóa học của Sắt
1. Tính chất vật lý của sắt
Sắt (Fe) có nguyên tử khối bằng 56 đvC, có những tính chất vật lý sau:
– Sắt là kim loại nặng, có màu trắng xám và ánh kim
– Sắt có tính dẻo, dẫn nhiệt, dẫn điện tốt nhưng kém hơn Sắt
– Sắt có tính nhiễm từ
– Khối lượng riêng: 7,86 g/cm3
– Nhiệt độ nóng chảy: 1539 °C
2. Tính chất hóa học của sắt
- Sắt là kim loại có tính khử trung bình, tùy theo các chất oxi hóa mà sắt có thể bị oxi hóa lên mức +2 hay +3.
Fe → Fe2+ + 2e
Fe → Fe3+ + 3e
*Tác dụng với phi kim
*Tác dụng với axit
- Tác dụng với dung dịch axit HCl, H2SO4 loãng
Fe + 2H+ → Fe2+ + H2
- Với các axit HNO3, H2SO4 đặc
Chú ý: Với HNO3 đặc, nguội; H2SO4 đặc, nguội: Fe bị thụ động hóa.
*Tác dụng với dung dịch muối
- Fe đẩy được kim loại đứng sau ra khỏi dung dịch muối của chúng:
Fe+ CuSO4 → FeSO4 + Cu
Chú ý:
Fe + 2Ag+ → Fe2+ + 2Ag
Ag+ dư + Fe2+ → Fe3+ + Ag
II. Điều chế sắt bằng phương pháp điện phân dung dịch
2FeSO4 + 2H2O đpdd→ 2Fe + O2 + 2H2SO4
III. Ứng dụng của sắt
– Sắt là kim loại được sử dụng nhiều nhất, chiếm khoảng 95% tổng khối lượng kim loại sản xuất trên toàn thế giới. Sự kết hợp của giá thành thấp và các đặc tính tốt về chịu lực, độ dẻo, độ cứng làm cho nó trở thành không thể thay thế được, đặc biệt trong các ứng dụng như sản xuất ô tô, thân tàu thủy lớn, các bộ khung cho các công trình xây dựng. Thép là hợp kim nổi tiếng nhất của sắt, ngoài ra còn có một số hình thức tồn tại khác của sắt như:
- Gang thô (gang lợn) chứa 4% – 5% cacbon và chứa một loạt các chất khác như lưu huỳnh, silic, phốt pho. Gang đúc chứa 2% – 3.5% cacbon và một lượng nhỏ mangan. Thép carbon chứa từ 0,5% đến 1,5% cacbon, với một lượng nhỏ mangan, lưu huỳnh, phốt pho và silic. Sắt non chứa ít hơn 0,5% cacbon.Các loại thép hợp kim chứa các lượng khác nhau của cacbon cũng như các kim loại khác, như crôm, vanađi, môlipđen, niken, vonfram, v.v. Oxít sắt (III) được sử dụng để sản xuất các bộ lưu từ tính trong máy tính. Chúng thường được trộn lẫn với các hợp chất khác, và bảo tồn thuộc tính từ trong hỗn hợp này.
IV. Bài tập ví dụ
Ví dụ 1: Để chuyển FeCl3 thành Fe(OH)3 , người ta dùng dung dịch:
- HCl
- H2SO4
- NaOH
- AgNO3
Hướng dẫn giải chi tiết:
Từ muối tạo thành bazo ta cần cho muối tác dụng với bazo tan để tạo thành muối mới và bazo mới hoặc cho tác dụng với muối mà sản phẩm muối mới kém bền chuyển thành hidroxit
FeCl3 + 3NaOH → Fe(OH)3 + 3NaCl
Ví dụ 2: Thí nghiệm tạo ra muối sắt (III) sunfat là:
- Sắt phản ứng với dung dịch H 2 SO 4 đặc nóng.
- Sắt phản ứng với dung dịch H2SO4 loãng.
- Sắt phản ứng với dung dịch CuSO4.
- Sắt phản ứng với dung dịch Al2(SO4)3.
Hướng dẫn giải chi tiết:
- Fe + H2SO4đặc -(to)→ Fe2(SO4)3+ 3SO2 + 6H2O
- Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2
- Fe + CuSO4→ FeSO4+ Cu
- Fe không phản ứng với dung dịch Al2(SO4)3.
Ví dụ 3: Oxi hóa chậm m gam Fe ngoài không khí sau một thời gian thu được 12 gam hỗn hợp X (Fe, FeO, Fe2O3, Fe3O4). Để hòa tan hết X, cần vừa đủ 300 ml dung dịch HCl 1M, đồng thời giải phóng 0,672 lít khí (đktc). Tính m?
Giải nkhí = nH2 = 0,672/22,4= 0,03 mol .
Ta có : nH+(HCl)= nH+(hoà tan oxit ) + nH+(khí ) => 0,3 = nH+(hoà tan oxit ) + 2.0,03 => nH+(hoà tan oxit ) = 0,24 mol
nO(oxit) = ½ nH+(hoà tan oxit ) = 0,12 mol => m = mX – mO(oxit) = 12 – 0,12.16 = 10,08 gam