Al(OH)3 + HCl → AlCl3 + H2O
Al(OH)3 ra AlCl3: Al(OH)3 tác dụng với HCl
Al(OH)3 + HCl → AlCl3 + H2O được VnDoc biên soạn hướng dẫn các bạn viết và cân bằng phương trình phản ứng khi cho Al(OH)3 tác dụng với HCl. Al(OH)3 là một hidroxit lưỡng tính có thể tác dụng với axit và bazo. Mời các bạn tham khảo chi tiết dưới đây.
1. Phương trình phản ứng Al(OH)3 ra AlCl3
Al(OH)3 + 3HCl → AlCl3 + 3H2O
2. Điều kiện phản ứng xảy ra
Nhiệt độ thường
3. Hiện tượng phản ứng Al(OH)3 tác dụng với HCl
Chất rắn màu trắng của nhôm hiroxit (Al(OH)3) tan dần trong dung dịch.
4. Tính chất hóa học của Al(OH)3
Kém bền với nhiệt: Khi đun nóng Al(OH)3 phân hủy thành Al2O3.
2Al(OH)3 \(\overset{t^{o} }{\rightarrow}\) Al2O3 + 3H2O
Là hiđroxit lưỡng tính:
Tác dụng với axit mạnh:
Al(OH)3 + 3HCl → AlCl3 + 3H2O
Tác dụng với dung dịch kiềm mạnh:
Al(OH)3 + KOH → KAlO3 + 2H3O
Al(OH)3 + KOH → K[Al(OH)4]
5. Bài tập vận dụng liên quan
Câu 1. Trong các dãy chất sau đây, dãy nào là những chất lưỡng tính
A. Cr(OH)3, Fe(OH)3, Mg(OH)2
B. Cr(OH)3, Zn(OH)2, Al(OH)3
C. Cr(OH)3, Zn(OH)2, Mg(OH)2
D. Cr(OH)3, Al(OH)3, Mg(OH)2
Trong các dãy chất sau đây, dãy nào là những chất lưỡng tính là Cr(OH)3, Zn(OH)2, Al(OH)3
Loại A vì Fe(OH)3, Mg(OH)2 không phải là hợp chất lưỡng tính
Loại C vì Zn(OH)2 không phải là hợp chất lưỡng tính
Loại D vì Mg(OH)2 không phải là hợp chất lưỡng tính
Câu 2. Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Cho dung dịch HCl vào dung dịch Fe(NO3)2.
(b) Cho Al(OH)3 vào dung dịch HCl.
(c) Cho Al vào dung dịch NaOH.
(d) Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch FeCl3.
(e) Cho dung dịch NaOH vào dung dịch NaHCO3.
(g) Cho kim loại Al(OH)3 vào dung dịch FeCl3.
Số thí nghiệm có xảy ra phản ứng là
A. 5
B. 4
C. 6
D. 3
(a) Cho dung dịch HCl vào dung dịch Fe(NO3)2.
12 HCl + 9 Fe(NO3)2 → 5 Fe(NO3)3 + 4 FeCl3 + 3 NO + 6 H2O
(c) Cho Al vào dung dịch NaOH.
2Al + 2H2O + 2NaOH → 2NaAlO2 + 3H2↑(d) Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch FeCl3.
FeCl3 + 3AgNO3 → Fe(NO3)3 + 3AgCl ↓(e) Cho dung dịch NaOH vào dung dịch NaHCO3.
NaHCO3 + NaOH → Na2CO3 + H2O(g) Cho kim loại Cu vào dung dịch FeCl3.
Cu + 2FeCl 3 → CuCl 2 + FeCl 2
Câu 3. Dung dịch AlCl3 không tác dụng với:
dung dịch NH3.
AlCl3 có tính axit nên không tác dụng với dung dịch axit HNO3.
Dung dịch AlCl3 tác dụng với dung dịch NH3, KOH, AgNO3
AlCl3 + 3KOH → Al(OH)3↓+ 3KCl
AlCl3 + 3NH3 + 3H2O → Al(OH)3 + 3NH4Cl
AlCl3 + 3 AgNO3 → AgCl ↓ + Al(NO3)3
Câu 4. Dùng thuốc thử nào sau đây để phân biệt được 3 chất rắn: Mg, Al, Al2O3 đựng trong các lọ riêng biệt:
A. NaOH
B. HCl đặc
C. H2SO4 đặc
D. NH3
Sử dụng dung dịch NaOH
Al tan có xuất hiện khí
2Al + 2H2O + 2NaOH → 3H2 + 2NaAlO2
Al2O3 tan
Al2O3 + 2NaOH → H2O + 2NaAlO2
Mg không hiện tượng
Câu 5. Phát biểu nào sau đây về tính chất hóa học nào sau đây của Al(OH)3 là đúng nhất?
A. Không bị phân hủy ở nhiệt độ cao.
B. Không có tính axit.
C. Tính khử.
D. Hiđroxit lưỡng tính.
Al(OH)3 là Hiđroxit lưỡng tính.
Câu 6. Nhận định nào sau đây sai về tính chất vật lí của nhôm?
A. Nhôm là kim loại nhẹ, dẫn nhiệt tốt.
B. Nhôm là kim loại màu trắng bạc, có ánh kim.
C. Nhôm dẫn điện tốt hơn đồng.
D. Nhôm có tính dẻo dễ kéo sợi.
A đúng vì nhôm là kim loại nhẹ, dẫn nhiệt tốt.
B đúng vì nhôm là kim loại màu trắng bạc, có ánh kim.
C sai vì nhôm có độ dẫn điện bằng 2/3 độ dẫn điện đồng (dẫn điện kém hơn đồng).
D đúng nhôm có tính dẻo dễ kéo sợi.
Câu 7. Cho các phản ứng:
(1) Na2S + HCl;
(2) F2 + H2O;
(3) MnO2 + HCl đặc;
(4) Cl2 + dung dịch H2S.
Các phản ứng tạo ra đơn chất là
A. (1), (2), (4).
B. (2), (3), (4).
C. (1), (2), (3).
D. (1), (3), (4).
(1) Na2S + 2HCl → 2NaCl + H2S
(2) 2F2 + 2H2O → 4HF + O2
(3) MnO2 + 4HCl đặc → MnCl2 + Cl2 + 2H2O
(4) Cl2 + H2S → 2HCl + S
=> các phản ứng tạo ra đơn chất là: (2), (3), (4)
Câu 8. Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về nhôm oxit ?
A. Al2O3 được sinh ra khi nhiệt phân muối Al(NO3)3.
B. Al2O3 bị khử bởi CO ở nhiệt độ cao.
C. Al2O3 tan được trong dung dịch NH3.
D. Al2O3 là oxit không tạo muối.
A đúng 4Al(NO3)3 → 2Al2O3 +12NO2 + 3O2
B sai do CO chỉ khử được oxit của các kim loại đứng sau Al trong dãy điện hóa
C sai do NH3 có tính bazơ yếu nên không hòa tan được Al2O3
D sai do Al2O3 là oxit lưỡng tính, có tạo muối
Câu 9. Cho các phát biểu: (1) Nhôm là một kim loại lưỡng tính; (2) CrO3 là oxit lưỡng tính; (3) Al2O3 là oxit lưỡng tính; Al(OH)3 là hidroxit lưỡng tính. Số phát biểu đúng là
A. 3
B. 2
C. 1
D. 4
(1) sai, không có khái niệm kim loại lưỡng tính
(2) sai, CrO3 là oxit axit
(3) (4) đúng
Vậy có 2 phát biểu đúng
Câu 10. Hiện tượng xảy ra khi nhỏ vài giọt dung dịch H2SO4 vào dung dịch Na2CrO4 là:
A. Dung dịch chuyển từ màu vàng sang không màu.
B. Dung dịch chuyển từ màu da cam sang màu vàng.
C. Dung dịch chuyển từ màu vàng sang màu da cam.
D. Dung dịch chuyển từ không màu sang màu da cam.
Cr2O72− + H2O ⇆ 2CrO42− + 2H+
(Da cam) (vàng)
Thêm H2SO4 → [H+] tăng → cân bằng chuyển dịch sang trái → dung dịch chuyển từ màu vàng sang màu da cam.
..................................
>> Mời các bạn tham khảo một số tài liệu liên quan:
- Al2O3 + H2SO4 → Al2(SO4)3 +H2O
- Al(OH)3 + NaOH → NaAlO2 + H2O
- Al(OH)3 + HCl → AlCl3 + H2O
- Al2(SO4)3 + NaOH→ Al(OH)3 + Na2SO4
- AlCl3 + NaOH → NaAlO2 + NaCl + H2O
- KMnO4 + HCl = KCl + MnCl2 + Cl2 + H2O
Trên đây VnDoc.com vừa giới thiệu tới các bạn phương trình hóa học Al(OH)3 + HCl → AlCl3 + H2O, mong rằng qua bài viết này các bạn có thể học tập tốt hơn môn Hóa lớp 12. Mời các bạn cùng tham khảo thêm các môn Ngữ văn 12, Tiếng Anh 12, Thi thpt Quốc gia môn Toán, Thi THPT Quốc gia môn Vật Lý,....
Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THPT miễn phí trên Facebook: Tài Liệu Học Tập VnDoc.com. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.
Chúc các bạn học tập tốt.