FeO + HNO3 → Fe(NO3)3 + N2O + H2O
FeO HNO3 loãng
FeO + HNO3 → Fe(NO3)3 + N2O + H2O được VnDoc biên soạn là phản ứng oxi hóa khử khi cho sắt oxit tác tác dụng với dung dịch HNO3 loãng sau phản ứng thu được muối sắt (III) và khí N2O. Hy vọng thông qua nội dung cân bằng phản ứng, các bạn đọc học sinh sẽ nắm được phương pháp cân bằng phản ứng oxi hóa khử bằng phương pháp thăng bằng electron. Mời các bạn tham khảo.
1. Phương trình phản ứng FeO HNO3 loãng
8FeO + 26HNO3 → 8Fe(NO3)3 + N2O + 13H2O
2. Điều kiện phản ứng xảy ra
dung dịch HNO3 loãng
3. Cân bằng phản ứng oxi hóa khử FeO+HNO3 → Fe(NO3)3 + N2O+H2O bằng phương pháp thăng bằng electron
Bước 1. Xác định sự thay đổi số oxi hóa
Fe+2O + HN+5O3 → Fe+3(NO3)3 + N+12O + H2O
Bước 2. Viết quá trình trao đổi ecletron
Quá trình oxi hóa: 8x Quá trình khử: 1x | Fe+2 → Fe+3 + 1e 2N+5 + 8e → N+12O |
Bước 3. Đặt các hệ số và cân bằng phản ứng
8FeO + 26HNO3 → 8Fe(NO3)3 + N2O + 13H2O
4. Bài tập vận dụng liên quan
Câu 1. Sắt tác dụng với H2O ở nhiệt độ cao hom 570oC thì tạo ra H2 và sản phẩm rắn là
A. FeO.
B. Fe3O4.
C. Fe2O3.
D. Fe(OH)2.
Câu 2. Dãy các chất và dung dịch nào sau đây khi lấy dư có thể oxi hoá Fe thành Fe (III)?
A. HCl, HNO3 đặc, nóng, H2SO4 đặc, nóng
B. Cl2, HNO3 nóng, H2SO4 đặc, nguội
C. bột lưu huỳnh, H2SO4 đặc, nóng, HCl
D. Cl2, AgNO3, HNO3 loãng
Câu 3. Dung dịch FeSO4 không làm mất màu dung dịch nào sau đây?
A. Dung dịch KMnO4 trong môi trường H2SO4
B. Dung dịch K2Cr2O7 trong môi trường H2SO4
C. Dung dịch Br2
D. Dung dịch CuCl2
Dung dịch FeSO4 không thể làm mất màu CuSO4
Câu 4. Hòa tan một lượng FexOy bằng H2SO4 loãng dư được dung dịch X. Biết X vừa có khả năng làm mất màu dung dịch thuốc tím, vừa có khả năng hòa tan được bột Cu. Oxit sắt đó là:
A. FeO
B. Fe2O3
C. Fe3O4
D. A hoặc B
Hòa tan được Cu là tính chất của muối Fe (III), hấp thụ được khí Cl2 là tính chất của muối Fe(II). FexOy hòa ta trong H2SO4 loãng tạo ra đồng thời muối Fe (III) và muối Fe (II) là sắt từ oxit Fe3O4.
Fe3O4 + 4H2SO4 → FeSO4 + Fe2(SO4)3 + 4H2O
Cu + Fe2(SO4)3 → CuSO4 + 2FeSO4
6FeSO4 + 3Cl2 → 2Fe2(SO4)3 + 2FeCl2.
Câu 5. Dung dịch loãng chứa hỗn hợp 0,01 mol Fe(NO3)3 và 0,15 mol HCl có khả năng hòa tan tối đa lượng Fe là:
A. 0,28 gam
B. 1,68 gam
C. 4,20 gam
D. 3,64 gam
-----------------------------------
>> Mời các bạn tham khảo thêm phương trình liên quan
- FeO + HNO3 → Fe(NO3)3 + NO + H2O
- FeO + HNO3 → Fe(NO3)3 + NO2 + H2O
- FeO + H2SO4 → Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O
- Fe2O3 + CO → Fe + CO2
- Fe2O3 + HNO3 → Fe(NO3)3 + H2O
Trên đây VnDoc đã đưa tới các bạn bộ tài liệu rất hữu ích FeO + HNO3 → Fe(NO3)3 + N2O + H2O. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Chuyên đề Toán 9, Chuyên đề Vật Lí 9, Lý thuyết Sinh học 9, Giải bài tập Hóa học 9, Tài liệu học tập lớp 9 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.
Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THCS miễn phí trên Facebook: Luyện thi lớp 9 lên lớp 10. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.