Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

NaBr + H2SO4 → NaHSO4 + Br2 + SO2 + H2O

NaBr + H2SO4 → NaHSO4 + Br2 + SO2 + H2O được VnDoc biên soạn tổng hợp hướng dẫn bạn học viết và cân bằng phản ứng Sodium bromide với sulfuric acid đặc, đun nóng. Mời các bạn tham khảo chi tiết.

1. Phản ứng Sodium bromide khử được sulfuric acid đặc thành sulfur dioxide

2NaBr + 3H2SO4 → 2NaHSO4 + Br2 + SO2 + 2H2O

2. Hiện tượng phản ứng xảy ra

Sodium bromide khử được sulfuric acid đặc thành sulfur dioxide, dấu hiệu nhận tạo thành khí SO2 có mùi hắc, hơi Br2 có màu nâu đỏ.

3. Tính khử của một số ion halide X-

Trong ion halide, các halogen có số oxi hóa thấp nhất là -1, do đó ion halide chỉ thể hiện tính khử trong phản ứng oxi hóa – khử.

Tính khử của các ion halide tăng theo chiều: F- < Cl- < Br- < I-

Ví dụ: Khi đun nóng các muối khan halide với H2SO4 đặc:

+ Ion chloride không khử được H2SO4 nên chỉ xảy ra phản ứng trao đổi.

KCl + H2SO4 (đặc) → KHSO4 + HCl↑

+ Ion bromide khử H2SO4 đặc thành SO2 và Br- bị oxi hóa thành Br2, sản phẩm có màu vàng đậm.

2KBr + 2H2SO4 (đặc) → Br2 + SO2↑ + K2SO4 + 2H2O

+ Ion iodide có thể khử H2SO4 đặc thành H2S, S, SO2 tùy vào điều kiện phản ứng và I- bị oxi hóa thành I2 có màu đen tím.

2KI + 2H2SO4 (đặc) → I2↓ + SO2↑ + K2SO4 + 2H2O

6KI + 4H2SO4 (đặc) → 3I2↓ + S↓ + 3K2SO4 + 4H2O

8KI + 5H2SO4 (đặc) → 4I2 + H2S↑ + 4K2SO4 + 4H2O

Nhận xét: 

Khi phản ứng với sulfuric đặc thì:

+ Ion Cl- không thể hiện tính khử.

+ Ion Br- thể hiện tính khử và khử sulfur trong H2SO4 từ số oxi hóa +6 về số oxi hóa +4 trong SO2.

+ Ion I- thể hiện tính khử khử sulfur trong H2SO4 từ số oxi hóa +6 về số oxi hóa –2 trong H2S.

Vì vậy, khi phản ứng với sulfuric acid đặc, Br- có tính khử yếu hơn I-.

Khi tiếp xúc với các chất oxi hóa khác nhau thì tính khử của ion X- thường tăng từ Cl- đến I-.

4. Câu hỏi vận dụng liên quan

Câu 1. Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Dung dịch hydrofluoric acid có khả năng ăn mòn thủy tinh.

B. NaCl rắn tác dụng với H2SO4 đặc, nóng, thu được hydrogen chloride.

C. Hydrogen chloride tan nhiều trong nước.

D. Lực acid trong dãy hydrohalic acid giảm dần từ HF đến HI.

Xem đáp án
Đáp án D

Trong dãy hydrohalic acid, từ HF đến HI độ bền liên kết giảm dần ⇒ khả năng phân li H+ trong dung dịch tăng dần ⇒ Tính acid tăng dần.

Câu 2. Hydrochloric acid loãng thể hiện tính oxi hóa khi tác dụng với chất nào sau đây?

A. FeCO3

B. Fe

C. Fe(OH)2

D. Fe2O3

Xem đáp án
Đáp án 

Hydrochloric acid loãng thể hiện tính oxi hóa khi tác dụng với kim loại

Fe+2 +  H+1Cl  → FeCl2 + H02

Câu 3. KBr thể hiện tính khử khi đun nóng với dung dịch nào sau đây?

A. AgNO3

B. H2SO4 đặc

C. HCl

D. H2SO4 loãng

Xem đáp án
Đáp án B

KBr thể hiện tính khử khi đun nóng với dung dịch H2SO4 đặc.

2KBr + 3H2SO4 đặc → 2KHSO4 + Br2 + SO2 + 2H2O

Câu 4. Cho muối halide nào sau đây tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc, nóng thì chỉ xảy ra phản ứng trao đổi?

A. KBr

B. KI

C. NaCl

D. NaBr

Xem đáp án
Đáp án C

NaCl tác dụng với H2SO4 đặc chỉ xảy ra phản ứng trao đổi.

2NaCl + H2SO4 → Na2SO4 + 2HCl

-------------------------------

Xem thêm các bài Tìm bài trong mục này khác:
Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Đóng Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
Đóng
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Xác thực tài khoản!

Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Số điện thoại chưa đúng định dạng!
Số điện thoại này đã được xác thực!
Bạn có thể dùng Sđt này đăng nhập tại đây!
Lỗi gửi SMS, liên hệ Admin
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Từ điển Phương trình hóa học

    Xem thêm
    Chia sẻ
    Chia sẻ FacebookChia sẻ TwitterSao chép liên kếtQuét bằng QR Code
    Mã QR Code
    Đóng