Hợp chất Đồng (II) Sunfat CuSO4 - Cân bằng phương trình hóa học

Hợp chất Đồng (II) Sunfat CuSO4 - Hóa học lớp 8

Hợp chất Đồng (II) Sunfat CuSO4 - Cân bằng phương trình hóa học tổng hợp tất cả các phản ứng hóa học của Đồng (Cu) và Hợp chất của Đồng đã học trong chương trình Cấp 2, Cấp 3 giúp bạn dễ dàng cân bằng phương trình hóa học và học tốt môn Hóa hơn. Mời các bạn cùng tham khảo tài liệu dưới đây

Phản ứng hóa học: CuSO4 + 2NaOH → Cu(OH)2 + Na2SO4 - Cân bằng phương trình hóa học

Phản ứng hóa học:

CuSO4 + 2NaOH → Cu(OH)2 + Na2SO4

Điều kiện phản ứng

- Nhiệt độ phòng.

Cách thực hiện phản ứng

- Cho NaOH vào ống nghiệm chứa dung dịch CuSO4.

Hiện tượng nhận biết phản ứng

- NaOH tan dần trong dung dịch và tạo kết tủa màu xanh.

Bạn có biết

- Tương tự các muối sunfat như FeSO4, Al2(SO4)3… khi cho vào dung dịch NaOH đều tạo thành kết tủa.

Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Muối đồng (II) sunfat (CuSO4) có thể phản ứng với dãy chất:

A. CO2, NaOH, H2SO4, Fe

B. H2SO4, AgNO3, Ca(OH)2, Al

C. NaOH, BaCl2, Fe, H2SO4

D. NaOH, BaCl2, Fe, Al

Đáp án D

Ví dụ 2: Cho các chất CaCO3, HCl, NaOH, BaCl2, CuSO4, có bao nhiêu cặp chất có thể phản ứng với nhau?

A. 2 B. 4

C. 3 D. 5

Đáp án B

Ví dụ 3: Các muối phản ứng được với dung dịch NaOH là:

A. MgCl2, CuSO4

B. BaCl2, FeSO4

C. K2SO4, ZnCl2

D. KCl, NaNO3

Đáp án A

Phản ứng hóa học: CuSO4 + Ba(OH)2 → Cu(OH)2 + BaSO4 - Cân bằng phương trình hóa học

Phản ứng hóa học:

CuSO4 + Ba(OH)2 → Cu(OH)2 + BaSO4

Điều kiện phản ứng

- Nhiệt độ phòng.

Cách thực hiện phản ứng

- Cho Ba(OH)2 vào ống nghiệm chứa dung dịch CuSO4.

Hiện tượng nhận biết phản ứng

- Ba(OH)2 tan dần trong dung dịch và tạo kết tủa màu trắng BaSO4 và kết tủa Cu(OH)2.

Bạn có biết

- Tương tự muối sunfat như FeSO4, Na2SO4 … khi cho vào dung dịch Ba(OH)2 đều tạo thành kết tủa.

Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Khi cho Ba(OH)2 dư vào dung dịch chứa FeCl2, CuSO4, AlCl3 thu được kết tủa. Nung kết tủa trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được hỗn hợp chất rắn X. Chất rắn X gồm:

A. FeO, CuO, BaSO4

B. Fe2O3, CuO, Al2O3

C. FeO, CuO, Al2O3

D. Fe2O3, CuO, BaSO4

Đáp án C

Ví dụ 2: Cho Ba vào các dung dịch riêng biệt sau: NaHCO3; CuSO4; (NH4)2CO3; NaNO3; AgNO3; NH4NO3. Số dung dịch tạo kết tủa là:

A. 3 B. 4

C. 5 D. 6

Đáp án B

Hướng dẫn giải:

Số dung dịch tạo kết tủa là: NaHCO3; CuSO4; (NH4)2CO3; AgNO3

Chú ý khi cho Ba vào dung dịch thì có: 2H2O + Ba → H2 + Ba(OH)2

(1) với NaHCO3:

OH- + HCO3- → CO32- + H2O

Ba2+ + CO32- → BaCO3

(2) với CuSO4 cho hai kết tủa là BaSO4 và Cu(OH)2

(3) Với (NH4)2CO3 cho kết tủa BaCO3

(4) với AgNO3 cho Ag2O chú ý: Ag+ + OH- → AgOH → (không bền) Ag2O

Ví dụ 3: Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào 200ml dung dịch H2SO4 0,2M, CuSO4 0,1M, Al2(SO4)3 0,2M, và FeCl3 0,2M, sau phản ứng thu được kết tủa. Đem kết tủa nung đến khối lượng không đổi thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là

Hướng dẫn giải:

Bảo toàn nguyên tố

CuSO4 → Cu(OH)2 → CuO

0,02..........................0,02

Al2(SO4)3 → 2Al(OH)3 → Al2O3

0,04...............................0,04

FeCl3 → Fe(OH)3 → Fe2O3

0,02.........................0,02

m=m_{CuO}+m_{Al_2O_3}+m_{Fe_2O_3}+m_{BaSO_4}

Ba2+ + SO42- → BaSO4

0,18......0,18.............0,18 → mBaSO4 = 41,94g

Phản ứng hóa học: CuSO4 + 2NH3 + 2H2O → Cu(OH)2↓ + 2(NH4)2SO4 - Cân bằng phương trình hóa học

Phản ứng hóa học:

CuSO4 + 2NH3 + 2H2O → Cu(OH)2↓ + 2(NH4)2SO4

Điều kiện phản ứng

- Nhiệt độ phòng.

Cách thực hiện phản ứng

- Cho dung dịch NH3 vào ống nghiệm chứa dung dịch CuSO4.

Hiện tượng nhận biết phản ứng

- Dung dịch mất màu và tạo kết tủa Cu(OH)2 màu xanh.

Bạn có biết

- Dung dịch amoniac có khả năng làm kết tủa nhiều hidroxit kim loại khi tác dụng với dung dịch muối của chúng

Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Khi cho từ từ dung dịch NH3 vào dung dịch CuSO4 cho đến dư thì:

A. Sau một thời gian mới thấy kết tủa xuất hiện.

B. Không thấy kết tủa xuất hiện.

C. Có kết tủa xanh xuất hiện sau đó tan ra.

D. Có kết tủa xanh xuất hiện và không tan.

Đáp án C

Hướng dẫn giải:

Khi cho NH3 vào dung dịch CuSO4 thấy có kết tủa Cu(OH)2 sau đó Cu(OH)2 tan trong dung dịch NH3 tạo phức.

CuSO4 + 2NH3 + 2H2O → Cu(OH)2↓ xanh lam + (NH4)2SO4

Cu(OH)2 + 4NH3 → [Cu(NH3)2](OH)2: phức màu xanh lam

Ví dụ 2: Phát biểu nào dưới đây không đúng?

A. Dung dịch CuSO4 dùng trong nông nghiệp để chữa mốc sương cho cà chua.

B. Nhỏ C2H5OH vào CrO3 thấy hiện tượng bốc cháy.

C. Nhỏ dung dịch NH3 tới dư vào dung dịch CuSO4 có kết tủa xanh lam.

D. Cu là kim loại màu đỏ, thuộc kim loại nặng, mềm và dễ dát mỏng.

Đáp án C

Hướng dẫn giải:

A. Đúng, Dung dịch CuSO4 dùng trong nông nghiệp dể chữa mốc sương cho cà chua.

B. Đúng, Nhỏ C2H5OH vào CrO3 thấy hiện tượng bốc cháy:

C2H5OH + 2CrO3 → Cr2O3 + 2CO2 + 3H2O

C. Sai, Nhỏ dung dịch NH3 tới dư vào dung dịch CuSO4 xảy ra các phản ứng sau :

CuSO4 + 2NH3 + 2H2O → Cu(OH)2↓ xanh lam + (NH4)2SO4

Cu(OH)2 + 4NH3 → [Cu(NH3)2](OH)2: phức màu xanh lam

D. Đúng, Cu là kim loại màu đỏ, thuộc kim loại nặng, mềm và dễ dát mỏng.

Ví dụ 3: Cho V (l) NH3 1M vào 100 ml dung dịch CuSO4 0,3M thu được 1,96 gam kết tủa. Giá trị của m là

A. 100ml B. 200ml

C. 300ml D. 400ml.

Đáp án A

Hướng dẫn giải:

2NH3 + CuSO4 → Cu(OH)2 + (NH4)SO4

0,06 ← 0,03 → 0,03

Cu(OH)2 + 4NH3 → [Cu(NH3)4](OH)2 (Cu(OH)2 dư 0,02 mol)

0,01 → 0,04

⇒n_{NH_3}(max) = 0,1 ⇒ V = 0,1(l).

Phản ứng hóa học: CuSO4 + Ba(NO3)2 → Cu(NO3)2 + BaSO4 - Cân bằng phương trình hóa học

Phản ứng hóa học:

CuSO4 + Ba(NO3)2 → Cu(NO3)2 + BaSO4

Điều kiện phản ứng

- Nhiệt độ phòng.

Cách thực hiện phản ứng

- Cho dung dịch Ba(NO3)2 vào ống nghiệm chứa dung dịch CuSO4

Hiện tượng nhận biết phản ứng

- Dung dịch mất màu và tạo kết tủa BaSO4 màu trắng.

Bạn có biết

- Các muối sunfat tác dụng với muối của ion Ba2+ tạo kết tủa màu trắng.

Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Cho các phản ứng hóa học sau:

(1) (NH4)2SO4 + BaCl2

(2) CuSO4 + Ba(NO3)2

(3) Na2SO4 + BaCl2

(4) H2SO4 + BaCO3

(5) (NH4)2SO4 + Ba(OH)2

(6) Al2(SO4)3 + Ba(NO3)2

Các phản ứng đều có cùng một phương trình ion rút gọn là:

A. (1), (2), (3), (6).

B. (1), (2), (5), (6).

C. (2), (3), (4), (6).

D. (3), (4), (5), (6).

Đáp án A

Ví dụ 2: Cho dung dịch Ba(NO3)2 vào dung dịch CuSO4 thấy xuất hiện kết tủa màu

A. nâu đỏ B. xanh lam

C. đen D. trắng

Đáp án D

Hướng dẫn giải:

Cho Ba(NO3)2 vào CuSO4 thu được kết tủa BaSO4.

Ba(NO3)2 + CuSO4 → BaSO4↓trắng + Cu(NO3)2

Ví dụ 3: Muối đồng (II) sunfat (CuSO4) phản ứng với chất nào sau đây không tạo kết tủa:

A. Ba(NO3)2 B. BaCl2

C. NaOH D. NaCl

Đáp án D

Hướng dẫn giải:

Vì CuSO4 + NaCl → Na2SO4 + CuCl2

Phản ứng hóa học: CuSO4 + BaCl2 → CuCl2 + BaSO4 - Cân bằng phương trình hóa học

Phản ứng hóa học:

CuSO4 + BaCl2 → CuCl2 + BaSO4

Điều kiện phản ứng

- Nhiệt độ phòng.

Cách thực hiện phản ứng

- Cho dung dịch BaCl2 vào ống nghiệm chứa dung dịch CuSO4.

Hiện tượng nhận biết phản ứng

- Dung dịch mất màu và tạo kết tủa BaSO4 màu trắng.

Bạn có biết

- Các muối sunfat tác dụng với muối của ion Ba2+ tạo kết tủa màu trắng.

Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Muối đồng (II) sunfat (CuSO4) có thể phản ứng với dãy chất:

A. CO2, NaOH, H2SO4, Fe

B. H2SO4, AgNO3, Ca(OH)2, Al

C. NaOH, BaCl2, Fe, H2SO4

D. NaOH, BaCl2, Fe, Al

Đáp án D

Ví dụ 2: Cho các chất CaCO3, HCl, NaOH, BaCl2, CuSO4, có bao nhiêu cặp chất có thể phản ứng với nhau?

A. 2 B. 4

C. 3 D. 5

Đáp án B

Hướng dẫn giải:

Các cặp chất tác dụng với nhau là CaCO3 – HCl, HCl – NaOH, NaOH - CuSO4, BaCl2 – CuSO4.

Ví dụ 3: Cho 200 dung dịch CuSO4 10% tham gia phản ứng với BaCl2. Khối lượng chất kết tủa là

A. 2,9125g B. 19,125g

C. 49,125g D. 29,125g

Đáp án D

Hướng dẫn giải:

CuSO4 + BaCl2 → CuCl2 + BaSO4

m_{CuSO_4}=\frac{(200.10)}{100}=20g

n_{CuSO_4}=\frac{20}{160}=0,125mol

Ta có: n_{BaSO_4}=n_{CuSO_4}=0,125mol

mkết tủa = mBaSO4 = 0,125. 233 = 29,125g

Phản ứng hóa học: 3CuSO4 + 2Al → 3Cu + Al2(SO4)3 - Cân bằng phương trình hóa học

Phản ứng hóa học:

3CuSO4 + 2Al → 3Cu + Al2(SO4)3

Điều kiện phản ứng

- Nhiệt độ phòng.

Cách thực hiện phản ứng

- Cho thanh nhôm vào ống nghiệm chứa dung dịch CuSO4.

Hiện tượng nhận biết phản ứng

- Dung dịch bị nhạt màu và có chất rắn màu nâu đỏ bám bên ngoài lá nhôm.

Bạn có biết

- Các kim loại đứng trước đồng trong dãy hoạt động hóa học tác dụng với muối đồng đẩy đông ra khỏi muối thấy có màu nâu đỏ bám bên ngoài thanh kim loại.

Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Thả một mảnh nhôm vào dung dịch CuSO4 xảy ra hiện tượng gì?

A. Không có hiện tượng

B. Có chất rắn màu trắng bám bên ngoài lá nhôm, màu xanh của dung dịch CuSO4 nhạt dần

C. Có chất rắn màu nâu đỏ bám bên ngoài lá nhôm, màu xanh của dung dịch CuSO4 nhạt dần

D. Có khí không màu thoát ra, dung dịch không đổi màu

Đáp án C

Hướng dẫn giải:

Phương trình phản ứng:

2Al + 3CuSO4 → Al2(SO4)3 + 3Cu (kết tủa nâu đỏ)

Như vậy hiện tượng phản ứng là: Có chất rắn màu nâu đỏ chính là Đồng bám bên ngoài lá nhôm, màu xanh của dung dịch CuSO4 nhạt dần

Ví dụ 2: Nhúng một lá nhôm vào dung dịch CuSO4. Sau một thời gian, lấy lá nhôm ra khỏi dung dịch thì thấy khối lượng dung dịch giảm 1,38 gám. Khối lượng của Al đã tham gia phản ứng là

A. 0,27 gam; B. 0,81 gam;

C. 0,54 gam; D. 1,08 gam.

Đáp án C

Hướng dẫn giải:

2Al + 3CuSO4 → Al2(SO4)3 + 3Cu

2 mol 3 mol

x mol 3x/2

(3x/2). 64 − 27x = 1,38 → x = 0,02(mol); mAl = 0,54(gam).

Ví dụ 3: Nhúng một thanh nhôm nặng 45 gam vào 400 ml dung dịch CuSO4 0,5M. Sau một thời gian lấy thanh nhôm ra cân lại thấy nặng 46,38 gam. Khối lượng Cu thoát ra là:

A. 0,64 gam. B. 1,28 gam.

C. 1,92 gam. D. 2,56 gam.

Đáp án C

Hướng dẫn giải:

2Al + 3Cu2+ → 2Al3+ + 3Cu

x → 1,5x → 1,5x2

⇒ msau - mtrước = 64. 1,5x - 27x = 46,38 - 45

⇒ x = 0,02 mol ⇒ nCu pứ = 1,5. 0,02. 64 = 1,92 g

Phản ứng hóa học: CuSO4 + Fe → Cu + FeSO4 - Cân bằng phương trình hóa học

Phản ứng hóa học:

CuSO4 + Fe → Cu + FeSO4

Điều kiện phản ứng

- Nhiệt độ phòng.

Cách thực hiện phản ứng

- Cho đinh sắt vào ống nghiệm chứa dung dịch CuSO4.

Hiện tượng nhận biết phản ứng

- Dung dịch bị nhạt màu và có chất rắn màu nâu đỏ bám bên ngoài lá nhôm.

Bạn có biết

- Các kim loại đứng trước đồng trong dãy hoạt động hóa học tác dụng với muối đồng đẩy đông ra khỏi muối thấy có màu nâu đỏ bám bên ngoài thanh kim loại.

Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Nhúng thanh sắt vào dung dịch CuSO4 sau một thời gian lấy thanh sắt ra rửa sạch, sấy khô thấy khối lượng tăng 1,2g. Khối lượng của Cu bám vào thanh sắt là

A. 9,6 gam. B. 6,4 gam.

C. 3,2 gam. D. 1,2 gam.

Đáp án A

Hướng dẫn giải:

Fe + Cu2+ → Fe2+ + Cu

x ............................................. x mol

Khối lượng thanh sắt tăng=khối lượng Cu bám vào-khối lượng Fe bị hòa tan

→ 1,2 = (64 - 56)x = 8x → x = 0,15 → khối lượng Cu bám vào = 64. 0,15 = 9,6g

Ví dụ 2: Nhúng một lá sắt vào dung dịch CuSO4, sau một thời gian lấy lá sắt ra cân nặng hơn so với ban đầu 0,2 g, khối lượng đồng bám vào lá sắt là:

A. 1,6 gam. B. 6,4 gam.

C. 3,2 gam. D. 0,2 gam.

Đáp án A

Hướng dẫn giải:

Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu

x ................................................x

⇒ mtăng = 64x – 56x = 0,2 g ⇒ x = 0,025 mol

⇒ mCu bám = 64. 0,025 = 1,6 g.

Ví dụ 3: Ngâm đinh sắt trong dung dịch dồng II sunfat (CuSO4). Hiện tượng gì xảy ra:

A. Không xuất hiện tượng.

B. Xuất hiện đồng màu đỏ bám trên đinh, đinh Fe không bị tan.

C. Xuất hiện đồng màu đỏ bám trên đinh, đinh Fe bị tan 1 phần, màu xanh của dd nhạt dần.

D. Không có Cu bám trên đinh Fe, chỉ 1 phần đinh bị tan.

Đáp án C

Hướng dẫn giải:

Vì Fe mạnh hơn Cu nên khi ngâm đinh sắt trong dd CuSO4, Fe sẽ đẩy Cu trong dd, vì thế 1 phần Fe tan dần, Cu bị đẩy sẽ bám vào đinh, màu của dd nhạt dần

PTHH: Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu.

Phản ứng hóa học: CuSO4 + Zn → Cu + ZnSO4 - Cân bằng phương trình hóa học

Phản ứng hóa học:

CuSO4 + Zn → Cu + ZnSO4

Điều kiện phản ứng

- Nhiệt độ phòng.

Cách thực hiện phản ứng

- Cho thanh kẽm vào ống nghiệm chứa dung dịch CuSO4.

Hiện tượng nhận biết phản ứng

- Dung dịch bị nhạt màu và có chất rắn màu nâu đỏ bám bên ngoài lá nhôm.

Bạn có biết

- Các kim loại đứng trước đồng trong dãy hoạt động hóa học tác dụng với muối đồng đẩy đồng ra khỏi muối thấy có màu nâu đỏ bám bên ngoài thanh kim loại.

Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Thí nghiệm nào sau đây không xảy ra phản ứng hóa học?

A. Cho kim loại Fe vào dng dịch Fe2(SO4)3

B. Cho kim loại Zn vào dung dịch CuSO4

C. Cho kim loại Ag vào dung dịch HCl

D. Cho kim loại Mg vào dung dịch HNO3

Đáp án C

Hướng dẫn giải:

A: Fe + 2Fe(NO3)3 → 3Fe(NO3)2.

B: Zn + CuSO4 → ZnSO4 + Cu.

C: Ag đứng sau H trong dãy điện hóa nên không tác dụng với HCl.

D: 12HNO3 + 5Mg → 6H2O + 5Mg(NO3)2 + N2.

Ví dụ 2: Kim loại điều chế được bằng phương pháp thủy luyện, nhiệt luyện và điện phân:

A. Mg B. Na

C. Al D. Cu

Đáp án D

Hướng dẫn giải:

- Các kim loại Na, Mg, Al đều được được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy.

- Kim loại Cu được điều chế bằng cả 3 phương pháp:

Phương pháp thủy luyện: Zn + CuSO4 → ZnSO4 + Cu

Phương pháp nhiệt luyện: CO + CuO -to→ Cu + CO2

Phương pháp điện phân: 2CuSO4 + 2H2O -đpdd→ 2Cu + 2H2SO4 + O2

Ví dụ 3: Các kim loại nào sau đây đều phản ứng với dung dịch CuSO4 ?

A. Na, Mg, Ag;

B. Fe, Na, Mg;

C. Ba, Mg, Hg;

D. Na, Ba, Ag.

Đáp án B

Hướng dẫn giải:

Vì các Fe, Na, Mg đứng trước Ag trong dãy hoạt động hóa học nên tác dụng được với muối của kim loại đứng sau.

Phản ứng hóa học: CuSO4 + Mg → Cu + MgSO4 - Cân bằng phương trình hóa học

Phản ứng hóa học:

CuSO4 + Mg → Cu + MgSO4

Điều kiện phản ứng

- Nhiệt độ phòng.

Cách thực hiện phản ứng

- Cho magie vào ống nghiệm chứa dung dịch CuSO4.

Hiện tượng nhận biết phản ứng

- Dung dịch bị nhạt màu và có chất rắn màu nâu đỏ.

Bạn có biết

- Các kim loại đứng trước đồng trong dãy hoạt động hóa học tác dụng với muối đồng đẩy đồng ra khỏi muối thấy có màu nâu đỏ bám bên ngoài thanh kim loại.

Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Cho Mg vào dung dịch chứa FeSO4 và CuSO4. Sau phản ứng thu được chất rắn X chỉ có 1 kim loại và dung dịch Y chứa 2 muối. Phản ứng kết thúc khi:

A. CuSO4 và FeSO4 hết và Mg dư

B. FeSO4 dư, CuSO4 chưa phản ứng, Mg hết.

C. CuSO4 hết, FeSO4 chưa tham gia phản ứng, Mg hết.

D. CuSO4 dư, FeSO4 chưa phản ứng, Mg hết.

Đáp án C

Hướng dẫn giải:

Chỉ xảy ra một phản ứng sau: Mg + CuSO4 → MgSO4 + Cu.

Ví dụ 2: Kim loại nào sau đây không khử được ion Cu2+ trong dung dịch CuSO4 thành Cu?

A. Al. B. Mg.

C. Fe. D. K.

Đáp án D

Hướng dẫn giải:

Trong dd K khử H2O nên không khử được ion Cu2+ thành Cu.

Ví dụ 3: Có phản ứng hóa học sau: CuSO4 + Mg → Cu + MgSO4

Phương trình hóa học nào sau đây biểu thị sự oxi hóa của quá trình hóa học trên?

A. Mg2+ + 2e → Mg

B. Mg → Mg2+ + 2e

C. Cu2+ + 2e → Cu

D. Cu → Cu2+ + 2e

Đáp án B

Phản ứng hóa học: CuSO4 + Cd → Cu + CdSO4 - Cân bằng phương trình hóa học

Phản ứng hóa học:

CuSO4 + Cd → Cu + CdSO4

Điều kiện phản ứng

- Nhiệt độ phòng.

Cách thực hiện phản ứng

- Nhúng thanh kim loại Cd vào ống nghiệm chứa dung dịch CuSO4.

Hiện tượng nhận biết phản ứng

- Dung dịch bị nhạt màu và có chất rắn màu nâu đỏ bám vào thanh kim loại.

Bạn có biết

- Các kim loại đứng trước đồng trong dãy hoạt động hóa học tác dụng với muối đồng đẩy đồng ra khỏi muối thấy có màu nâu đỏ bám bên ngoài thanh kim loại.

Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Nhúng 1 thanh kim loại hóa trị II vào dung dịch CuSO4 sau phản ứng thấy khối lượng kim loại giảm 0,24g. Cũng thanh kim loại đó nhúng vào dung dịch AgNO3, sau phản ứng thì khối lượng thanh kim loại tăng 0,52g. Kim loại đó là

A. Zn B. Cd

C. Sn D. Al

Đáp án B

Hướng dẫn giải:

M + CuSO4 → MSO4 + Cu

Gọi số mol của kim loại M là a mol ⇒ nCu = a mol, nAg = 2a mol.

⇒ mgiảm = (M – 64).a ⇔ 0,24 = (M - 64).a (1)

mtăng = (2.108 – M).a → 0,52 = (2.108 – M).a (2)

Lấy (1) : (2) ⇒ M = 112 ⇒ M là Cd.

Ví dụ 2: Nhúng thanh Cd vào 100ml dung dịch CuSO4 0,1M đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thì khối lượng chất rắn

A. tăng 0,48g B. giảm 0,48g

C. tăng 0,64g D. giảm 0,64g

Đáp án B

Hướng dẫn giải:

Cd + CuSO4 → CdSO4 + Cu

0,01 ← 0,01 mol → 0,01

Δm = mCu – mCd = 0,01.(64 – 112) = -0,48 mol ⇒ Khối lượng chất rắn giảm 0,48g.

Ví dụ 3: Nhúng 11,2 gam thanh Cd vào 100ml dung dịch CuSO4. Nồng độ mol của dung dịch sau phản ứng là

A. 1M B. 2M

C. 3M D. 4M

Đáp án A

Hướng dẫn giải:

nCd = 0,1 mol

Cd + CuSO4 → CdSO4 + Cu

Theo PTPU: nCdSO4 = nCd = 0,1 mol ⇒ CM (CdSO4) = 1M.

Phản ứng hóa học: CuSO4 + H2O → Cu + H2SO4 + 1/2O2 - Cân bằng phương trình hóa học

Phản ứng hóa học:

CuSO4 + H2O → Cu + H2SO4 + 1/2O2

Điều kiện phản ứng

- Điều kiện khác: Điện phân dung dịch.

Cách thực hiện phản ứng

- Điện phân dung dịch CuSO4.

Hiện tượng nhận biết phản ứng

- Thấy có khí thoát ra ở anot.

Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Tiến hành các thí nghiệm sau:

(a) Điện phân NaCl nóng chảy.

(b) Điện phân dung dịch CuSO4 (điện cực trơ).

(c) Cho mẩu K vào dung dịch AlCl3.

(d) Cho Fe vào dung dịch CuSO4.

(e) Cho Ag vào dung dịch HCl.

(g) Cho Cu vào dung dịch hỗn hợp Cu(NO3)2 và NaHSO4.

Số thí nghiệm thu được chất khí là

A. 4 B. 5

C. 2 D. 3

Đáp án A

Hướng dẫn giải:

Những thí nghiệm thu được chất khí là:

a) 2NaCl -đpnc→ 2Na + Cl2↑;

b) CuSO4 + H2O → Cu + 0,5O2↑ + H2SO4;

c) K + H2O → KOH + 0,5H2↑;

d) 3Cu + 8H+ + 2NO3- → 3Cu2+ + 2NO↑ + 4H2O.

Ví dụ 2: Kim loại điều chế được bằng phương pháp thủy luyện, nhiệt luyện và điện phân :

A. Mg B. Na

C. Al D. Cu

Đáp án D

Hướng dẫn giải:

- Các kim loại Na, Mg, Al đều được được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy.

- Kim loại Cu được điều chế bằng cả 3 phương pháp:

Phương pháp thủy luyện: Zn + CuSO4 → ZnSO4 + Cu

Phương pháp nhiệt luyện: CO + CuO -to→ Cu + CO2

Phương pháp điện phân: 2CuSO4 + 2H2O -đpdd→ 2Cu + 2H2SO4 + O2

Ví dụ 3: Phương trình điện phân dung dịch CuSO4 với điện cực trơ là

A. CuSO4 → Cu + S + 2O2.

B. CuSO4 -to→ Cu + SO2 + 2O2.

C. CuSO4 + H2O → Cu(OH)2 + SO3.

D. CuSO4 + H2O -to→ Cu + H2SO4 + O2.

Đáp án D

Phản ứng hóa học: CuSO4 + H2S → CuS↓ + H2SO4 - Cân bằng phương trình hóa học

Phản ứng hóa học:

CuSO4 + H2S → CuS↓ + H2SO4

Điều kiện phản ứng

- Nhiệt độ phòng.

Cách thực hiện phản ứng

- Dẫn khí H2S vào ống nghiệm chứa dung dịch CuSO4.

Hiện tượng nhận biết phản ứng

- Thấy xuất hiện kết tủa màu đen là CuS.

Bạn có biết

- Tương tự các muối đồng như CuCl2, Cu(NO3)2, PbCl2…. cho tác dụng với H2S tạo kết tủa đen.

Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Có các cặp chất sau: Cu và dung dịch FeCl3; H2O và dung dịch CuSO4; H2S và dung dịch FeCl3; dung dịch AgNO3 và dung dịch FeCl3. Số cặp chất xảy ra phản ứng ở điều kiện thường:

A. 3 B. 2

C. 1 D. 4

Đáp án A

Hướng dẫn giải:

Các cặp chất xảy ra phản ứng ở điều kiện thường:

Cu và dung dịch FeCl3; H2S và dung dịch CuSO4; dung dịch AgNO3 và dung dịch FeCl3

Ví dụ 2: Thí nghiệm hóa học không sinh ra chất khí là:

A. Cho kim loại Ba vào dung dịch CuSO4.

B. Nhiệt phân hoàn toàn KMnO4.

C. Sục khí H2S vào dung dịch CuSO4.

D. Cho Na2CO3 vào lượng dư dung dịch H2SO4.

Đáp án C

Hướng dẫn giải:

A. Ba + 2H2O + CuSO4 → Cu(OH)2 + BaSO4↓ + H2

B. 2KMnO4 -to→ K2MnO4 + MnO2 + O2

C. H2S + CuSO4 → CuS↓ + H2SO4

D. Na2CO3 + H2SO4 → Na2SO4 + CO2↑ + H2O

Ví dụ 3: Cho khí H2S lội qua dung dịch CuSO4 thấy có khí màu đen xuất hiện chứng tỏ

A. Axit H2S mạnh hơn axit H2SO4

B. Axit H2SO4 mạnh hơn axit H2S

C. Kết tủa CuS không tan trong axit mạnh.

D. Phản ứng là phản ứng oxi hóa – khử.

Đáp án C

Phản ứng hóa học: CuSO4 + Na2S → CuS↓ + Na2SO4 - Cân bằng phương trình hóa học

Phản ứng hóa học:

CuSO4 + Na2S → CuS↓ + Na2SO4

Điều kiện phản ứng

- Nhiệt độ phòng.

Cách thực hiện phản ứng

- Cho Na2S vào ống nghiệm chứa dung dịch CuSO4.

Hiện tượng nhận biết phản ứng

- Thấy xuất hiện kết tủa màu đen là CuS.

Bạn có biết

- Tương tự PbSO4 tác dụng với Na2S tạo kết tủa PbS màu đen.

Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Có 5 dung dịch loãng của các muối NaCl, KNO3, Pb(NO3)2, CuSO4, FeCl2. Khi cho Na2S vào các dung dịch muối trên có bao nhiêu trường hợp sinh ra kết tủa?

A. 1 B. 2

C. 3 D. 4

Đáp án B

Hướng dẫn giải:

Có 2 muối là Pb(NO3)2, CuSO4 tác dụng với Na2S tạo ra kết tủa là PbS và CuS.

Ví dụ 2: Khi cho Na2S vào dung dịch CuSO4 xuất hiện kết tủa

A. màu xanh B. màu nâu đỏ

C. màu trắng D. màu đen.

Đáp án D

Ví dụ 3: Cho 0,1 mol Na2S tác dụng với dung dịch CuSO4 vừa đủ. Khối lượng của kết tủa thu được là

A. 9,6g B. 19,2g

C. 4,8g D. 14,4g

Đáp án A

Hướng dẫn giải:

Na2S (0,1) + CuSO4 → CuS (0,1 mol) + Na2SO4

mCuS = 0,1. 96 = 9,6g

Phản ứng hóa học: CuSO4 + (NH4)2S → CuS + (NH4)2SO4 - Cân bằng phương trình hóa học

Phản ứng hóa học:

CuSO4 + (NH4)2S → CuS + (NH4)2SO4

Điều kiện phản ứng

- Nhiệt độ phòng.

Cách thực hiện phản ứng

- Cho dung dịch (NH4)2S vào ống nghiệm chứa dung dịch CuSO4.

Hiện tượng nhận biết phản ứng

- Thấy xuất hiện kết tủa màu đen là CuS.

Bạn có biết

- Tương tự Cd(NO3)2 tác dụng với (NH4)2S tạo kết tủa CdS màu vàng.

Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Cho 100ml dung dịch CuSO4 0,1M tác dụng vừa đủ với dung dịch (NH4)2S. Khối lượng kết tủa thu được là

A. 0,96g B. 0,48g

C. 1,92g D. 1,44g

Đáp án A

Hướng dẫn giải:

CuSO4 (0,01 mol) + (NH4)2S → CuS (0,01 mol) + (NH4)2SO4.

mCuS = 0,01. 96 = 0,96g

Ví dụ 2: Khi cho dung dịch (NH4)2S vào dung dịch CuSO4 có hiện tượng

A. xuất hiện kết tủa màu vàng.

B. không có hiện tượng gì

C. xuất hiện kết tủa màu đen

D. xuất hiện kết tủa sau đó kết tủa tan.

Đáp án C

Hướng dẫn giải:

Khi cho dung dịch (NH4)2S vào dung dịch CuSO4 xuất hiện kết tủa CuS màu đen.

Ví dụ 3: Khi cho dung dịch (NH4)2S vào dung dịch Cd(NO3)2 có hiện tượng

A. xuất hiện kết tủa màu vàng.

B. không có hiện tượng gì

C. xuất hiện kết tủa màu đen

D. xuất hiện kết tủa sau đó kết tủa tan.

Đáp án A

Hướng dẫn giải:

Khi cho dung dịch (NH4)2S vào dung dịch Cd(NO3)2 xuất hiện kết tủa CdS màu vàng.

............................................

Ngoài Hợp chất Đồng (II) Sunfat CuSO4 - Cân bằng phương trình hóa học. Mời các bạn học sinh còn có thể tham khảo các đề thi học kì 1 lớp 8, đề thi học kì 2 lớp 8 các môn Toán, Văn, Anh, Lý, Địa, Sinh mà chúng tôi đã sưu tầm và chọn lọc. Với tài liệu lớp 8 sẽ giúp các bạn ôn tập tốt hơn. Chúc các bạn học tập tốt

Đánh giá bài viết
1 2.747
Sắp xếp theo

    Từ điển Phương trình hóa học

    Xem thêm