Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Bộ đề thi Trạng nguyên Tiếng Việt lớp 4 năm 2024 8 vòng

Bộ đề thi Trạng nguyên Tiếng Việt lớp 4 đầy đủ 8 vòng thi cho các em học sinh cùng nắm được cấu trúc đề thi trạng nguyên đồng thời ôn tập kiến thức trọng tâm trong chương trình học. Các đề thi trạng nguyên tiếng Việt lớp 4 dưới đây được biên tập bám sát chương trình học SGK tiếng Anh 4 để các em học sinh lên kế hoạch chuẩn bị cho kì thi tốt hơn.

Bộ đề thi Trạng nguyên Tiếng Việt lớp 4 năm 2023 - 8 vòng

Cấu trúc Đề thi Trạng nguyên Tiếng Việt lớp 4 được biên soạn theo 8 vòng thi với kiến thức gói gọn trong chương trình học môn Tiếng Việt 4 của bộ Giáo dục & Đào tạo.

Bộ đề ôn thi Trạng nguyên Tiếng Việt lớp 4 năm học 2023 - 2024 bao gồm nhiều đề thi Trạng nguyên tiếng Việt khối 4 theo từng vòng thi giúp các em học sinh lớp 4 ôn tập kiến thức tiếng Việt hiệu quả & đạt điểm cao trong kì thi chính thức.

Mời bạn đọc click từng đề luyện thi và tham khảo:

1. Đề thi Vòng 1 Vòng tự do:

2. Đề thi Vòng 2 - Vòng tự do:

3. Đề thi Vòng 3 - Vòng tự do:

4. Đề thi Vòng 4 - Vòng thi điều kiện:

5. Đề thi Vòng 5 - Vòng thi sơ khảo:

6. Đề thi Vòng 6 - Vòng thi Hương:

Đề thi trạng nguyên tiếng Việt lớp 4 các năm trước

Đề thi Trạng nguyên Tiếng Việt lớp 4 Vòng 1

Bài 1. Trâu vàng uyên bác. Điền chữ hoặc từ thích hợp vào chỗ trống.

Câu 1. Sự tích hồ . . . . . . . . . bể.

Câu 2. Đ. . . . . . àn kết

Câu 3. Nhâ. . . . . . . . đạo

Câu 4. Lá trầu khô giữa . . . . . . . trầu.

Câu 5. Dế . . . . . . . . . . bênh vực kẻ yếu.

Câu 6. Một cây làm chẳng nên . . . . . . . . . . . . .

Câu 7. Nh. . . . . n ái

Câu 8. Ở . . . . . . . . . gặp lành.

Câu 9. Nhân . . . . . . . . . . . . . ậu

Câu 10. Thương người như thể . . . . . . . . . . . . . . . thân.

Câu 11. Trong tiếng "hoài" thì âm đầu là chữ . . . . . . . . . . . . .

Câu 12. Điền từ còn thiếu vào câu thơ:

"Đường vô xứ Nghệ quanh quanh

Non xanh . . . . . . . . . . . . . . ước biếc như tranh họa đồ"

Cấu 13. Điền từ còn thiếu vào câu ca dao:

"Anh em như thể chân tay

Rách . . . . . . . . . . . . . ành đùm bọc, dở hay đỡ đần".

Câu 14. Bài thơ "Truyện cổ nước mình" do nhà thơ Lâm Thị . . . . . . . . . Dạ viết.

Câu 15. Trong bài thơ "Nàng tiên Ốc" thì bà già đã nhặt được con ốc có vỏ màu biêng biếc . . . . . . . . . .

Câu 16. Điền từ còn thiếu vào câu ca dao:

"Khôn ngoan đối đáp người ngoài

Gà cùng một mẹ chớ hoài . . . . . . . . . . . . . . . nhau".

Câu 17. Từ "hoài" có âm đầu là h, vần là oai, vậy có thanh là thanh . . . . . . . . . . . . . uyền.

Câu 18. Hãy chỉ ra vần của tiếng "lành": Vần của tiếng "lành" là . . . . . . . . . . . . . . . . . anh

Câu 19. Trái nghĩa với từ đùm bọc hoặc . . . . . . . . . . . . . úp đỡ là từ ức hiếp.

Câu 20. Trái nghĩa với từ nhân hậu hoặc yêu thương là từ độc á. . . . . . . . . . . . . . . . .

Câu 21. Non ……………nước biếc

Câu 22. Một ………. . ngựa đau cả tàu bỏ cỏ.

Câu 23. Quê Hương là chùm ……………. ngọt.

Câu 24. Thương người như thể …………. . thân.

Câu 25. Lá lành đùm lá………….

Cấu 26. Cây …………không sợ chết đứng.

Câu 27. Câu “ Ở hiền gặp ………” khuyên người ta sống nhân hậu sẽ gặp điều tốt đẹp, may mắn.

Câu 28. Điền từ phù hợp vào chỗ chấm: Từ trái nghĩa với từ “đùm bọc” hoặc “ ………. . đỡ” là từ “ức hiếp”

Câu 29. Điền từ phù hợp vào chỗ chấm:

“Mẹ vui, con có quản gì

Ngâm thơ, kể chuyện, rồi thì …………. ca”. (Mẹ ốm – Trần Đăng Khoa)

Câu 30. Trong tiếng “tâm” thì âm đầu là chữ ……….

Câu 31. Điền từ phù hợp vào chỗ chấm: Thuyền dài và hẹp, làm bằng một cây gỗ to khoét trũng gọi là thuyền độc…………

Câu 32. Điền từ phù hợp vào chỗ chấm: Nhân vật trong truyện có thể là người, là con vật, đồ vật, cây cối, …. . được ………. hóa.

Câu 33. Điền từ phù hợp vào chỗ chấm: “Mai …………” nghĩa là nấp sẵn ở nơi kín đáo để đánh bất ngờ.

Câu 34. Giải câu đố:

Bình minh tôi hót tôi ca

Thêm huyền thành chữ phong ba dập vùi?

Chữ thêm huyền là chữ gì? Trả lời: Chữ ………….

Câu 35. Giải câu đố:

Muốn tìm Nam, Bắc, Đông, Tây

Nhìn mặt tôi, sẽ biết ngay hướng nào?

Đố là cái gì? Trả lời: cái ………bàn.

Câu 36. Điền từ phù hợp vào chỗ chấm:

Nhiễu điều phủ lấy giá gương

Người trong một …………. . phải thương nhau cùng.

Câu 37. Điền từ phù hợp vào chỗ chấm: Uống nước ……………. nguồn.

Câu 38. Môi hở …………. lạnh.

Câu 39. Bầu ơi thương ……………bí cùng

Câu 40. Nhường …………. sẻ áo

Câu 41. Ngựa chạy có bầy……………. bay có bạn.

Câu 42. Thuận buồm……………. gió

Câu 43. Thức khuya dậy…………. .

Câu 44. Vần của tiếng “lành” là vần……………

Câu 45. Điền từ còn thiếu: Kể lại một chuỗi sự việc có đầu có cuối, liên quan đến một hay một số nhân vật được gọi là…………truyện. Mỗi câu chuyện cần nói lên được một điều có ý nghĩa.

Câu 46. Từ có chứa tiếng “nhân” chỉ lòng thương người là từ nhân ………ĩa

Câu 47. Điền từ còn thiếu trong câu thơ sau:

Cả đời đi gió đi sương

Bây giờ giờ mẹ lại gần giường tập………….

Câu 48. Trong bài thơ: “Nàng tiên Ốc”, bà già đã nhặt được con ốc có vỏ màu biêng biếc ……….

Câu 49. Trái nghĩa với từ “nhân hậu” hoặc “yêu thương” là từ “ độc…………”

Bài 2. Chọn đáp án đúng

Câu 1. Tiếng "ăn" có cấu tạo gồm những bộ phận nào?

a. âm đầu, vần

b. âm chính

c. âm đệm

d. âm chính, thanh điệu (vần)

Câu 2. Từ trong tiếng Việt gồm có mấy dấu thanh?

a. năm b. sáu c. ba d. bốn

Câu 3. Trong cấu tạo của tiếng không thể thiếu bộ phận nào?

a. âm chính, vần

b. vần, âm đầu

c. âm chính, thanh điệu

d. âm đầu, âm chính

Câu 4. Từ "máy vi tính" do mấy tiếng tạo thành?

a. ba

b. hai

c. bốn

d. một

Câu 5. Trong tiếng "tâm" có âm cuối là chữ nào?

a. â

b. t

c. m

d. âm

Câu 6. Trong câu "Tháp Mười đẹp nhất bông sen. " có mấy tiếng?

a. tám

b. ba

c. chín

d. sáu

Câu 7. Thủy tộc là loài vật sống ở đâu?

a. trên trời

b. trên cây

c. trên mặt đất

d. dưới nước

Câu 8. Trong tiếng "hoàng" có âm đệm nào?

a. h

b. a

c. o

d. ng

Câu 9. Thuyền độc mộc là thuyền làm bằng vật liệu gì?

a. sắt

b. cây gỗ

c. xi măng

d. thép

Câu 10. Từ trong tiếng Việt gồm có mấy thanh?

a. bốn

b. năm

c. sáu

d. bẩy

Câu 11. Tiếng “ơn” có cấu tạo gồm những bộ phận nào?

a. âm đầu, vần

b. âm chính

c. âm đệm

d. vần, thanh điệu

Câu 12. Trong tiếng “sấm” có âm cuối là chữ nào?

a. a

b. s

c. m

d. âm

Câu 13. Tiếng “hiền” có chứa thanh gì?

a. thanh huyền b. thanh ngang c. thanh sắc d. thanh hỏi

Câu 14. Tiếng “phận” có âm đầu là chữ gì?

a. ph

b. p

c. h

d. âm

Câu 15. Từ nào viết sai chính tả?

a. run rẩy

b. dàn dụa

c. rung rinh

d. dào dạt

Câu 16. Trong tiếng “hoàng” có âm đệm nào?

a. h

b. o

c. a

d. ng

Câu 17. Từ “nhà chung cư” do mấy tiếng tạo thành?

a. ba

b. bốn

c. năm

d. sáu

Câu 18. Trong bài “Dế Mèn bênh vực kẻ yếu: (SGK, TV4 tập 1), Dế Mèn đã bênh vực ai?

a. Chị Nhà Trò

b. Dế Trũi

c. Kiến

d. ong

Câu 19. Từ nào có chứa tiếng “nhân” dùng để chỉ người?

a. nhân duyên

b. nhân viên

c. nhân đạo

d. nhân dịp

Câu 20. Từ nào có chứa tiếng “nhân” dùng để chỉ lòng thương người?

a. nhân chứng

b. nhân quả

c. nhân tố

d. nhân hậu

Câu 21. Tên một vật chứa tiếng bắt đầu bằng l hoặc n:

Muốn tìm Nam, Bắc, Đông, Tây

Nhìn mặt tôi, sẽ xem ngay hướng nào?

a. la bàn

b. bản đồ

c. cái làn

d. cái lá

Câu 22. Nghỉ hè, Ni-ki-ta, Gô-sa và Chi-ôm-ca trong câu chuyện “Ba anh em” (SGK, TV 4, tập 1, tr. 13) đã về thăm ai?

a. ông nội

b. bà nội

c. bà ngoại

d. ông ngoại

Câu 23. Mỗi tiếng thường có mấy bộ phận?

a. ba

b. bốn

c. năm

d. sáu

Bài 3. Phép thuật mèo con. Hãy ghép 2 ô trống chưa nội dung tương đồng hoặc bằng nhau thành cặp đôi.

1 Của cải

5. ứng dụng

8. Đốc thúc

2. Tha bổng

6. Ung dung

2. Ân xá

6. Thong thả

9. Tủn mủn

7. Dành dụm

10. Trình bày

3. Chăm chỉ

4. Gắn bó

5. Vận dụng

9. Vụn vặt

8. Đôn đốc

4. Khăng khít

7. Tiết kiệm

3. Cần cù

10. Phát biểu

1 Tài sản

Đề thi Trạng nguyên Tiếng Việt lớp 4 Vòng 2

Bài 1. Chuột vàng tài ba. (Kéo ô vào giỏ chủ đề)

Bảng 1

Bộ đề thi trạng nguyên Tiếng Việt

Bảng 2

Bộ đề thi trạng nguyên Tiếng Việt

Bảng 3

Cho các từ sau:

Rất xinh, bãi bờ, chạy rất nhanh, long lanh, lung linh

Lạnh lùng, xe máy, sạch sành sanh, cái bàn này, màu sắc

Xe đạp, hình dạng, đồng ruộng

Từ nào là: Từ ghép có nghĩa tổng hợp? Từ ghép có nghĩa phân loại? Từ láy?

* Hãy ghép 2 ô trống chứa nội dung tương đồng hoặc bằng nhau thành cặp đôi.

Bài 2. Chọn đáp án đúng

Câu 1. Từ "liêu xiêu" được gọi là từ láy gì?

a. láy âm đầu

b. láy vần

c. láy âm, vần

d. láy tiếng

Câu 2. Trong các từ sau, từ nào là từ láy có tiếng "hiền"?

a. hiền lành

b. hiền hậu

c. hiền hòa

d. hiền dịu

Câu 3. Từ "nhỏ nhoi" được phân loại là từ láy gì?

a. láy âm đầu

b. láy vần

c. láy âm, vần

d. láy tiếng

Câu 4. Trong các từ sau, từ láy âm đầu là từ nào?

a. xinh xinh

b. lim dim

c. làng nhàng

d. bồng bềnh

câu 5. Trái nghĩa với từ "hiền lành"?

a. vui tính

b. độc ác

c. hiền hậu

d. đoàn kết

Câu 6. Từ nào cùng nghĩa với từ "đoàn kết"?

a. trung hậu

b. vui sướng

c. đùm bọc

d. đôn hậu

Câu 7. Trong câu thơ sau có mấy từ phức: Mang theo truyện cổ tôi đi
Nghe trong cuộc sống thầm thì tiếng xưa?

a. 3

b. 2

c. 6

d. 4

Câu 8. Từ nào cùng nghĩa với từ "nhân hậu"?

a. nhân từ

b. vui vẻ

c. đoàn kết

d. đùm bọc

Câu 9. Trong các từ sau, từ nào là từ ghép?

a. nhỏ nhắn

b. nhỏ nhẹ

c. nhỏ nhoi

d. nho nhỏ

Câu 10. Trong các từ sau, từ nào là từ ghép tổng hợp có tiếng "nhà"

a. nhà máy

b. nhà chung cư

c. nhà trẻ

d. nhà cửa

Câu 11. Từ nào dưới đây chứa tiếng “nhân” có nghĩa là “người”?

a. nhân đức

b. nhân hậu

c. nhân dân

d. nhân từ

Câu 12. Tìm từ thể hiện tinh thần đùm bọc giúp đỡ đồng loại?

a. ức hiếp

b. cưu mang

c. bênh vực

d. ngăn chặn

Câu 13. Tìm tên vật xuất hiện trong câu thơ sau:

Lá bàng đang đỏ ngọn cây.

………giang mang lạnh đang bay ngang trời.

a. cò

b. sếu

c. vạc

d. hạc

Câu 14. Dế Mèn trong bài tập đọc “Dế Mèn bênh vực kẻ yếu” có thể nhận danh hiệu nào dưới đây? (SGK, TV4, tập 1. tr. 15,16)

a. hiệp sĩ

b. y sĩ

c. bác sĩ

d. ca sĩ

Câu 15. Muốn tìm Nam, Bắc, Đông, Tây.

Nhìn mặt tôi, sẽ biết ngay hướng nào. Là cái gì?

a. mặt trời

b. đồng hồ

c. quả địa cầu

d. la bàn

Câu 16. Trong các nhân tố dưới đây, nhân tố nào không thể thiếu trong một câu chuyện?

a. vui vẻ

b. tâm lí nhân vật

c. nhân vật

d. hài hước

Câu 17. Từ nào còn thiếu trong câu thơ sau:

Thị thơm thị giấu người thơm

Chăm ………thì được áo cơm cửa nhà.

a. làm

b. học

c. chỉ

d. ngoan

Câu 18. Từ nào trái nghĩa với từ “hiền lành”?

a. vui tính

b. độc ác

c. hiền hậu

d. đoàn kết

Câu 19. Từ nào dưới đây chứa tiếng “nhân” có nghĩa là “lòng thương người”?

a. nhân loại

b. nhân tài

c. công nhân

d. nhân ái

Câu 20. Giải câu đố:

Để nguyên – tên một loài chim

Bỏ sắc – thường thấy ban đêm về trời.

Đố là những từ gì?

a. vẹt – sáo

b. sao – mây

c. khướu – sao

d. sáo – sao

Câu 21. Chỉ còn truyện cổ thiết tha

Cho tôi nhận mặt………. của mình.

a. ông cha

b. anh em

c. bố mẹ

d. chị em

Câu 22. Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong câu thơ:

Đời cha ông với đời tôi

Như con sông với chân trời đã xa

a. so sánh

b. nhân hóa

c. so sánh và nhân hóa

d. cả 3 đáp án

Câu 23. Trong câu chuyện, hành động, lời nói, suy nghĩ…. . của nhân vật nói lên điều gì ở nhân vật?

a. tính cách

b. ngoại hình

c. sở thích

d. số phận

Câu 24. Từ nào trái nghĩa với từ “nhân hậu”?

a. vui vẻ

b. độc ác

c. giúp đỡ

d. đoàn kết

Câu 25. Từ nào viết sai chính tả?

a. lí lẽ

b. núi non

c. lúng lính

d. lung linh

Câu 26. Từ nào viết đúng chính tả?

a. dau muống

b. di chuyển

c. rạt rào

d. rông bão

Câu 27. Từ nào khác với từ còn lại?

a. nhân hậu

b. nhân dân

c. nhân ái

d. nhân từ

Bài 3. Điền từ hoặc chữ vào chỗ chấm.

Câu 1. Điền từ để tạo từ láy trong câu: Gió bắt đầu thổi rào . . . . . . . . . . ào.

Câu 2. Điền từ để tạo từ láy trong câu: Một làn hơi . . . . . . . . . . . . è nhẹ tỏa trên mặt nước.

Câu 3. Điền từ còn thiếu vào câu sau: Uống nước . . . . . . . . . . . . ớ nguồn.

Câu 4. Bài thơ "Tre Việt Nam" do nhà thơ Nguyễn D. . . . . . . . . . . viết.

Câu 5. Điền từ còn thếu vào đoạn thơ sau:

Loài tre đâu chịu mọc . . . . . . . . . . . . . . . .

Chưa lên đã nhọn như chông lạ thường.

Câu 6. Từ có hai tiếng có nghĩa tạo thành gọi là từ . . . . . . . . . . . ép

Câu 7. Điền từ còn thiếu vào đoạn thơ sau:

Tre xanh xanh tự bao giờ

Truyện ngày xưa đã có bờ . . . . . . . . . . . . xanh

Câu 8. Điền chữ phù hợp vào chỗ chấm để tạo từ láy trong câu: Ánh mặt trời chiếu xuống mặt nước hồ lấp . . . . . . . . . . . . . . . . ánh

Câu 9. Điền từ để tạo từ láy trong câu: Phút yên tĩnh của rừng ban mai dần . . . . . . . . . . . . . ần biến mất.

Câu 10. Điền từ để tạo từ láy trong câu: Em bé rất ngoan . . . . . . . . . . . . . . . oãn.

Câu 11. Trong bài văn kể chuyện, nhiều khi cần miêu tả …………. . hình của nhân vật.

Câu 12. Vì sao tác giả trong bài thơ “Truyện cổ nước mình” lại yêu truyện cổ nước nhà?

Trả lời: Vì truyện cổ nước mình vừa ……………… lại tuyệt vời sâu xa.

Câu 13. Thuyền dài và hẹp, làm bằng một cây gỗ to khoét trũng được gọi là thuyền gì?

Trả lời: thuyền …………. mộc.

Câu 14. Những người nào trong bài thơ “Mẹ ốm” (SGK, tv4, tập 1, trang 9) đã cho mẹ trứng và cam?

Trả lời: cô bác ……………. làng

Câu 15. Khi báo hiệu lời nói của nhân vật, dấu hai chấm được dùng phối hợp với dấu ngoặc …………hay dấu gạch đầu dòng.

Câu 16. Điền từ phù hợp vào chỗ chấm.

“Tre xanh

Xanh tự bao giờ?

Chuyện ngày xưa………. đã có bờ ……. xanh”. (SGK, TV4, tr. 41)

Câu 17. Quanh đôi……. . mẹ đã nhiều nếp nhăn.

Câu 18. Lời ông cha dạy cũng vì đời …………

Câu 19. Ở …………. gặp lành.

Câu 20. Thuận buồm …………. gió.

Câu 21. Chị ngã em ………….

Câu 22. Nơi chôm rau …………rốn.

Câu 23. Chân cứng đá ……………mềm.

Câu 24. Thức khuya dậy …………. .

Câu 25. Mẹ……………. đất nước, tháng ngày của con.

Đề thi trạng nguyên tiếng Việt lớp 4 Vòng 3

Bài 1: Phép thuật mèo con. (Tìm cặp tương ứng.)

Bảng 1

Gian dốiMàu xanhXanh biếcLạnh lùngLạnh lẽo
Tim tímTự caoMàu tímBuổi sớmNhân ái
Bình minhLừa đảoMàu đỏĐồng lòngĐo đỏ
Tự trọngTự kiêuTự tinNhân hậuĐoàn kết

Bảng 2

Thành Thăng LongTự tinNhân hậuTrung thựcTự cao
Hoàng hônGian dốiThật thàXế chiềuTự kiêu
Long ThànhBình minhNhân áiBan maiLừa đảo
Màu xanh 

Tự trọngĐức độ, sáng suốtHiển minhXanh biếc

Bảng 3

Hoàng hônTuổi dậuĐồng lòngTrung thựcĐứcđộ, sáng suốt
Gian dốivuaHiển minhLạnh lùngLạnh nhạt
Xế chiềuLừa đảoĐoàn kếtXanh biếcTự kiêu
Tự caoTuổi giàBệ hạMàu xanhThật thà

* Chuột vàng tài ba. (Kéo ô vào giỏ chủ đề.)

Bảng 1

Bộ đề thi Trạng nguyên Tiếng Việt lớp 4 năm 2023 19 vòng

Bảng 2

Bộ đề thi Trạng nguyên Tiếng Việt lớp 4 năm 2023 19 vòng

Bảng 3

Bộ đề thi Trạng nguyên Tiếng Việt lớp 4 năm 2023 19 vòng

Bảng 4

Bộ đề thi Trạng nguyên Tiếng Việt lớp 4 năm 2023 19 vòng

Bài 2. Chọn đáp án đúng:

Câu 1. Trong các từ sau, từ nào là từ láy?

a. san sẻ b. sang sảng c. sang sông d. sản vật

Câu 2. Từ nào là từ mà tiếng "trung" có nghĩa là "giữa"?

a. trung thành b. trung hiếu c. trung thu d. trung nghĩa

Câu 3. Trong các từ sau, từ nào viết đúng chính tả?

a. nhân ái b. nân ái c. nưu luyến d. dộn dàng

Câu 4. Trong các từ sau, từ nào là từ láy?

a. phố phường b. lúng liếng c. vui tươi d. tình cảm

Câu 5. Trong câu thơ "Hạt mưa mải miết trốn tìm" sự vật nào được nhân hóa?

a. trốn b. hạt c. mắt d. hạt mưa

Câu 6. Từ nào cùng nghĩa với từ "trung thực"?

a. trung thành b. thật thà c. trung thu d. trung hiếu

Câu 7. Trong các từ sau, từ nào viết đúng chính tả?

a. núng niếng b. đậu lành c. biền biệc d. biệt tích

Câu 8. Trong câu "Nhà ở vùng này phần lớn làm bằng gỗ xoan." Bộ phận nào trả lời cho câu hỏi "bằng gì?"

a. bằng gỗ xoan b. gỗ c. phần lớn gỗ xoan d. xoan

Câu 9. Từ nào trái nghĩa với từ "trung thực"?

a. trung thu b. trung nghĩa c. giả dối d. trung hòa

Câu 10. Trong các từ sau, từ nào là danh từ chỉ hiện tượng?

a. hoa hồng b. sấm chớp c. sách vở d. cô giáo

Câu 11. Từ nào là danh từ chỉ người?

a. mưa rào b. tia nắng c. chớp d. bác sĩ

Câu 12. Câu thơ: “Cây đào trước cửa lim dim mắt cười” sự vật nào được nhân hóa?

a. cây đào b. lim dim c. cửa d. mắt

Câu 13. Câu:

Mang theo truyện cổ tôi đi

Nghe trong cuộc sống thầm thì tiếng xưa

Có mấy từ phức?

a. ba b. bốn c. năm d. sáu

Câu 14. Có mấy từ phức trong câu sau:

Chỉ còn truyện cổ thiết tha

Cho tôi nhận mặt ông cha của mình

a. ba b. bốn c. năm d. sáu

Câu 15. Từ gồm 1 tiếng gọi là gì?

a. từ phức b. từ đơn c. từ láy d. từ ghép

Câu 16. Sự vật nào được nhân hóa trong câu thơ: Hạt mưa mải miết trốn tìm?

a. trốn b. hạt c. mắt d. hạt mưa

Câu 17. Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong câu:

Đời cha ông với đời tôi

Như con sông với chân trời đã xa.

(Truyện cổ nước mình, LâmThị Mỹ Dạ)

a. so sánh b. nhân hóa c. so sánh và nhân hóa d. cả 3 đápán

Câu 18. Từ nào viết sai chính tả?

a. rời rạc b. dản dị c. giục giã d. dịu dàng

Câu 19. Từ nào là từ ghép?

a. thầm thì b. lượn lờ c. đất trời d. chẹo lẹo

Câu 20. Từ nào là từ đơn?

a. trung thành b. nhà c. mặt trăng d. con thuyền

Câu 21. Từ nào là từ láy?

a. công ơn b. ghi nhớ c. mây núi d. long lanh

Câu 22. Trong câu chuyện, cốt truyện thường có mấy phần?

a. một b. hai c. ba d. bốn

Câu 23. Sự vật nào được nhân hóa trong câu thơ:

Bão bùng thân bọc lấy thân

Tay ôm, tay níu tre gần nhau thêm. (Tre Việt Nam – Nguyễn Duy)?

a. tay b. bão c. tre d. thân

Câu 24. Từ nào là từ ghép?

a. nghiêng nghiêng b. sấm chớp c. núng nính d. dạt dào

Bài 3. Điền từ hoặc chữ thích hợp vào chỗ chấm

Câu 1. Điền từ phù hợp: “Phối hợp những tiếng có âm đầu hay vần (hoặc cả âmđầuvàvần) giống nhau. Đó là các từ ……….”

Câu 2. Điền từ phù hợp: Nhường cơm sẻ ………….

Câu 3. Điền từ phù hợp: lá lành ………..lá rách.

Câu 4. Điền từ phù hợp: Từ chỉ gồm một tiếng gọi là từ ……….

Câu 5. Điền từ phù hợp: Ghép những tiếng có nghĩa lại với nhau. Đó là các từ……..

Câu 6. Giải câu đố:

Để nguyên là quả núi

Chẳng bao giờ chịu già

Có sắc vào thành ra

Vật che đầu bạn gái

Từ để nguyên là từ gì?

Trả lời: Từ…….

Câu 7. Điền từ phù hợp: môi hở ……….lạnh.

Câu 8. Điền từ phù hợp: Từ gồm hai hay nhiều tiếng gọi là từ …………

Câu 9. Điền từ phù hợp: Hiền như ……….

Câu 10. Điền từ phù hợp: Dữ ………..cọp.

Trên đây là Bộ đề luyện thi Trạng nguyên Tiếng Việt lớp 4 năm 2023 - 2024 theo cấu trúc mới. VnDoc.com hy vọng rằng tài liệu Ôn thi Trạng nguyên Tiếng Việt 4 trên đây sẽ giúp các em học sinh ôn tập kiến thức hiệu quả.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
285
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Trạng Nguyên Tiếng Việt

    Xem thêm