Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Bộ đề thi Trạng nguyên Tiếng Việt lớp 2 năm 2024

8 Vòng Trạng Nguyên Tiếng Việt lớp 2 có đáp án dưới đây nằm trong bộ đề ôn thi Trạng Nguyên Tiếng Việt lớp 2 do VnDoc.com sưu tầm và đăng tải, giúp các em mở rộng hiểu biết, nâng cao kiến thức môn tiếng Việt lớp 2 và đạt điểm cao trong các vòng thi trực tuyến.

Bộ đề thi trạng nguyên tiếng Việt lớp 2 - 8 vòng

Bộ đề luyện thi Trạng nguyên tiếng Việt 2 bao gồm nhiều dạng bài tập tiếng Việt lớp 2 khác nhau giúp các em học sinh lớp 2 ôn luyện những kỹ năng tiếng Việt cơ bản cũng như kiểm tra kiến thức môn tiếng Việt hiệu quả.

Mời bạn đọc click tham khảo đề luyện thi & download:

1. Đề thi Vòng 1 Vòng tự do:

2. Đề thi Vòng 2 - Vòng tự do:

3. Đề thi Vòng 3 - Vòng tự do:

Đề ôn thi hiện đang được VnDoc.com cập nhật

4. Đề thi Vòng 4 - Vòng tự do:

Đề ôn thi hiện đang được VnDoc.com cập nhật

5. Đề thi Vòng 5 - Vòng thi sơ khảo:

6. Đề thi Vòng 6 - Vòng thi Hương:

Bộ đề ôn thi trạng nguyên tiếng Việt lớp 2

Bộ đề ôn thi trạng nguyên tiếng Việt lớp 2 các năm trước bao gồm nhiều đề thi Trạng nguyên tiếng Việt khối 2 theo từng vòng thi - 19 vòng thi giúp các em học sinh lớp 2 ôn tập kiến thức tiếng Việt hiệu quả & đạt điểm cao trong kì thi chính thức.

VnDoc.com hy vọng rằng tài liệu Ôn thi trạng nguyên tiếng Việt 2 theo format đề thi các năm trước vẫn sẽ giúp ích các em học sinh ôn tập lại những kiến thức đã học hiệu quả.

Đề thi Trạng nguyên Tiếng Việt lớp 2 Vòng 1

Bài 1: Trâu vàng uyên bác.

Em hãy giúp Trâu vàng điền chữ cái, từ, số, ký hiệu toán học hoặc phép tính phù hợp vào chỗ trống còn thiếu.

Có ngày nên ..............

Trong đầm gì đẹp bằng ..................

Làm v.......ệc

.......ài học

Học ........inh

Công ......... như núi thái sơn

Cô ......... như mẹ hiền

.............hăm chỉ

Có công mài ..............

Bạn ..........è

Bài 2: Em hãy đọc kỹ câu hỏi và ĐIỀN vào chỗ trống hoặc CHỌN 1 trong 4 đáp án cho sẵn.

Câu hỏi 1:

Trong khổ thơ 3 của bài thơ "Ngày hôm qua đâu rồi" thì ngày hôm qua ở lại trên hạt gì?

hạt nhãn

hạt bưởi

hạt cốm

hạt lúa

Câu hỏi 2:

Trong các từ sau, từ nào không chỉ đồ dùng học tập của học sinh?

búa

sách

vở

bút

Câu hỏi 3:

Trong khổ thơ 2 của bài thơ "Ngày hôm qua đâu rồi" thì ngày hôm qua ở lại trên cái gì?

cành bưởi trong vườn

cành tre trong vườn

cành táo trong vườn

cành hoa trong vườn

Câu hỏi 4:

Trong bài tập đọc "Có công mài sắt, có ngày nên kim", ai là người đang mài thỏi sắt?

bà cụ

cậu bé

thầy giáo

cô giáo

Câu hỏi 5:

Trong các từ sau, từ nào không chỉ hoạt động của học sinh?

tập viết

tập tô

sửa máy

nghe giảng

Câu hỏi 6:

Trong các từ sau, từ nào chỉ hoạt động của học sinh?

đi cấy

đọc bài

bán hàng

chạy xe

Câu hỏi 7:

Trong các từ sau, từ nào không chỉ tính nết của học sinh?

chăm chỉ

cần cù

tập thể hình

hăng hái

Câu hỏi 8:

Từ nào trong các từ sau không đúng chính tả?

quyển nịch

quyển lịch

quyển sách

quyển vở

Câu hỏi 9:

Trong các từ sau, từ nào không chỉ đồ dùng học tập của học sinh?

thước kẻ

cái cày

bút chì

cục tẩy

Câu hỏi 10:

Từ nào trong các từ sau không đúng chính tả?

ngày tháng

cái thang

hòn than

hòn thang

Bài 3: Em hãy đọc kỹ câu hỏi và ĐIỀN vào chỗ trống hoặc CHỌN 1 trong 4 đáp án cho sẵn.

Câu hỏi 1:

Điền vào chỗ trống để hoàn thiện câu sau: "Bé quét nhà ..........ạch sẽ."

Câu hỏi 2:

Điền vào chỗ trống để hoàn thiện câu sau: "Con ong chăm ..............hỉ đi lấy mật."

Câu hỏi 3:

Điền chữ còn thiếu vào câu sau: "Xóm làng .............anh bóng mát cây."Câu hỏi 4:

Điền vào chỗ trống để hoàn thiện câu sau: "Thầy giáo đọc, học sinh ..........iết."

Câu hỏi 5:

Điền vào chỗ trống để hoàn thiện câu sau: "Bé gấp quần áo .............ọn gàng."

Câu hỏi 6:

Điền vào chỗ trống để hoàn thiện câu sau: "Em trồng thêm một cây na. Lá xanh vẫy gọi như ............à gọi chim."

Câu hỏi 7:

Điền vần "un" hoặc "ung" vào chỗ trống. "Đuôi quẫy t............. tia nắng. Miệng đớp vầng trăng đầy."

Câu hỏi 8:

Điền chữ còn thiếu vào câu sau: "Trên trời mây .............rắng như bông."

Câu hỏi 9:

Con gì hai mắt trong veo

Thích nằm sưởi nắng, thích trèo cây cau.

Là con ...........èo.

Câu hỏi 10:

Điền vào chỗ trống để hoàn thiện câu sau: "Đường núi gập ....................ềnh."

Đề thi Trạng nguyên tiếng Việt lớp 2 Vòng 2

Bài 1: Chuột vàng tài ba. Hãy kéo ô trống vào giỏ chủ đề, sao cho các nội dung tương đồng hoặc bằng nhau

Đề thi Trạng nguyên Tiếng Việt lớp 2 vòng 2

Chỉ sự vật

  • thân yêu
  • bút
  • tháng hai
  • mùng hai
  • sách
  • tháng năm
  • khai trường
  • thước kẻ
  • bảng
  • mùng một

Chỉ ngày

  • thân yêu
  • bút
  • mùng hai
  • tháng hai
  • quý mến
  • tháng năm
  • khai trường
  • thước kẻ
  • thứ tư
  • mùng một

Chỉ tháng

  • tháng giêng
  • bút
  • mùng hai
  • tháng hai
  • quý mến
  • tháng năm
  • khai trường
  • thước kẻ
  • thứ tư
  • mùng một

Bài 2: Em hãy đọc kỹ câu hỏi và ĐIỀN vào chỗ trống hoặc CHỌN 1 trong 4 đáp án cho sẵn. 

Câu hỏi 1: "Vịnh Hạ Long là di sản thiên nhiên thế giới" thuộc kiểu câu nào ?

Cái gì là gì?

Ai thế nào?

Ai là gì?

Con gì là gì?

Câu hỏi 2: "Mẹ em rất dịu dàng" thuộc kiểu câu nào?

Ai là gì?

Ai làm gì?

Ai thế nào?

Cái gì thế nào?

Câu hỏi 3: Trong các từ sau, từ nào là từ chỉ sự vật?

vui

con dao

hát

chạy

Câu hỏi 4: Từ nào trong các từ sau không đúng chính tả?

vâng lời

bạn thân

bàn châng

bàn chân

Câu hỏi 5: Từ nào trong các từ sau không đúng chính tả?

chim yến

yên ổn thiếu niên

cô tyên

Câu hỏi 6: Từ "nhận" trong câu "Em nhận được món quà từ mẹ." là từ chỉ gì?

đặc điểm

tính cách

sự vật

hoạt động

Câu hỏi 7: Trong các từ sau, từ nào là từ chỉ hoạt động?

dịu dàng

ngăn nắp

đi

nón

Câu hỏi 8: "Họa Mi là ca sĩ của rừng xanh" thuộc kiểu câu nào?

Ai là gì?

Cái gì là gì?

Con gì là gì?

Ai thế nào?

Câu hỏi 9: Đâu là từ chỉ người trong các từ sau?

Cô giáo

Thước kẻ

Con mèo

Cây bưởi

Câu hỏi 10: Đâu là từ chỉ cây cối trong các từ sau?

Bàn

Ghế

Vịt

Ổi

Bài 3: Em hãy đọc kỹ câu hỏi và ĐIỀN vào chỗ trống hoặc CHỌN 1 trong 4 đáp án cho sẵn.

Câu hỏi 1:

Điền vào chỗ trống để hoàn thiện câu: "Mọi người cần đổ ..........ác đúng nơi quy định."

Câu hỏi 2:

Điền vần "ai" hoặc "ay" vào chỗ trống để hoàn thiện câu: "Một năm có mười h............ tháng."

Câu hỏi 3:

Điền vào chỗ trống để hoàn thiện câu: "Bà em bị ốm nên cần ................ỉ ngơi."

Câu hỏi 4:

Điền vào chỗ trống để hoàn thiện câu: "Sau trận bão, cây cối đổ .........iêng ngả."

Câu hỏi 5:

Điền chữ theo mẫu câu "Cái gì là gì ?": "Vở là đồ dùng .............ọc tập của em."

Câu hỏi 6:

Điền vào chỗ trống để hoàn thiện từ: "cô t............ên"

Câu hỏi 7:

Điền vào chỗ trống để hoàn thiện từ: giây, phút, ngày, ...........áng, năm

Câu hỏi 8:

Điền vào chỗ trống để hoàn thiện câu: "Em thi đỗ vào .........ớp năng khiếu."

Câu hỏi 9:

Điền vào chỗ trống để hoàn thiện câu: "Ngày mùng một là ................ày đầu tiên của một tháng."

Câu hỏi 10:

Điền từ theo mẫu câu "Ai là gì ?": "Vân Anh là học ........... lớp 2A."

Đề thi Trạng Nguyên lớp 2 môn Tiếng Việt vòng 17

Dưới đây là Đề ôn thi Trạng Nguyên Tiếng Việt lớp 2 cấp Huyện Vòng 17 (Có đáp án):

Bài 1. Điền từ hoặc chữ:

Câu 1. Chữ cái phù hợp để điền vào các từ sau là chữ ............ : …...ắng tinh, …..ong xanh, cây ……..e,.

Câu 2. Điền vào chỗ trống: Nghĩa mẹ như nước .......... nguồn chảy ra.

Câu 3. Chữ cái phù hợp để điền vào chỗ còn thiếu các từ sau là chữ .............: cây …..ung, ….…áo trúc, ……..ân trường, ….….ạch …....ẽ.

Câu 4. Điền vào chỗ trống: Công .......... như núi thái sơn.

Câu 5. Điền vào chỗ trống: V.......... chín ngà gà chín cựa.

Câu 6. Điền vào chỗ trống: Ông là buổi trời ..........iều.

Câu 7. Điền vào chỗ trống: Ông vật thi với cháu. K........... nào ông cũng thua.

Câu 8. Điền vào chỗ trống: Cháu là ngày ..........ạng sáng.

Câu 9. Điền vào chỗ trống: Ăn vóc học ..............

Câu 10. Điền vào chỗ trống: Lên ........... mới biết non cao.

Câu 11. “Tùy cơ ứng ……iến.”

Câu 12. “Tuổi ……ọ là thời gian sống được của con người.”

Câu 13. "Đèn kh…… đèn tỏ hơn trăng .Đèn ra trước gió còn chăng hỡi đèn.”

Câu 14. “Trẻ …………. như búp trên cành. Biết ăn biết ngủ biết học hành là ngoan.”

Câu 15. “Hài …..…..òng nghĩa là vừa ý, ưng ý.”

Câu 17. “Lá lành đùm lá ……..ách”

Câu 18. “Nơi gia đình đã sống nhiều đời gọi là ……...ê quán.”

Câu 19. Giải câu đố

“Cá gì nuôi ở ao hồ
Thêm o vào cuối biết vồ chuột ngay”?

Trả lời: Cá ….è

Câu 20. “Công lênh chẳng quản bao lâu. Ngày nay …ước bạc, ngày sau cơm vàng”

Câu 21. “Tình làng nghĩa ...óm”

Bài 2. Hãy kéo ô trống vào giỏ chủ đề sao cho các nội dung tương đồng hoặc bằng nhau.

Loài thúLoài chimCôn trùng

Cá chim

Sơn ca

Cu gáy

Trắm cỏ

Bồ câu

Linh dương

Dơi

Chuồn chuồn

Bươm bướm

Sư tử

Châu chấu

Thiên nga

Cá chuồn

Cá chim

Sơn ca

Cu gáy

Trắm cỏ

Bồ câu

Linh dương

Dơi

Chuồn chuồn

Bươm bướm

Sư tử

Châu chấu

Thiên nga

Cá chuồn

Cá chim

Sơn ca

Cu gáy

Trắm cỏ

Bồ câu

Linh dương

Dơi

Chuồn chuồn

Bươm bướm

Sư tử

Châu chấu

Thiên nga

Cá chuồn

b) Hãy ghép 2 ô trống chứa nội dung tương đồng hoặc bằng nhau thành cặp đôi.

Bảng 1

Nhốn nháo

Hi vọng

Tàu hỏa

Trợ giúp

Giận hờn

Hờn dỗi

Luẩn quẩn

Tương trợ

Thách thức

Lạnh lẽo

Xe lửa

Mong chờ

Lộn xộn

Rét mướt

Lơ đễnh

Rủ rê

Đánh đố

Đãng trí

Lôi kéo

Loanh quanh

Bảng 2

Chậm chạp

Lững thững

Hiền hòa

Vừa ý

Ngăn nắp

Nhút nhát

Hài lòng

Gọn gàng

Lạ, hấp dẫn

Tưởng chừng

Thình lình

Xe lửa

Li kì

Rụt rè

Bất ngờ

Cân nhắc

Đắn đo

Ngỡ là

Tàu hỏa

Không dữ dội

Bài 3. Chọn đáp án đúng

Câu 1. Những từ nào trong các từ dưới đây viết sai chính tả?

a. rành rọt, rõ ràng

b. giúp đỡ, da diết

c. tranh dành, dúp đỡ

d. dành dụm, run rẩy

Câu 2. Địa danh nào còn thiếu trong câu thơ sau?

“Mắt hiền sáng tựa vì sao
Bác nhìn đến tận … cuối trời.
Nhớ khi trăng sáng đầy trời
Trung thu Bác gửi những lời vào thăm”

a. Vũng tàu

b. Tây Nguyên

c. Cà Mau

d. Đồng Nai

Câu 3. Tác giả nào đã viết những câu thơ sau:

“Vườn trưa gió mát
Bướm bay dập dờn
Quanh đôi chân mẹ
Một rừng chân con”

a. Lâm Thị Mỹ Dạ

b. Trần Đăng Khoa

c. Phạm Hổ

d. Đoàn Thị Lam Luyến

Câu 4. Những từ nào dưới đây đồng nghĩa với từ “chăm chỉ”?

a. Rèn luyện, phúc hậu

b. Hiền lành, đảm đang

c. Nhân hậu, ngoan ngoãn

d. Siêng năng, cần cù, chịu khó

Câu 5. Những cặp từ nào dưới đây đồng nghĩa với nhau?

a. tốt – đẹp

b. ác – thiện

c. vui – buồn

d. trẻ - già

Câu 6. Những cặp từ nào dưới đây trái nghĩa với nhau?

a. Xinh đẹp – đanh đá

b. Chăm chỉ - lười biếng

c. Tốt bụng – hào phóng

d. Nhân hậu – vững vàng

Câu 7. Cụm từ “đang học bài” trong câu “Bạn An đang học bài” trả lời cho câu hỏi nào?

a. Như thế nào?

b. Khi nào?

c. Vì sao?

d. Làm gì?

Câu 8. Trong các từ sau, từ nào phù hợp để điền vào câu ca dao:

“Ai ơi, đừng bỏ ruộng ….
Bao nhiêu tấc đất, tấc vàng bấy nhiêu”

a. vang

b. hoang

c. xanh

d. đồng

Câu 9. Câu “Chuột vàng tài ba” được cấu tạo theo mẫu câu nào trong các mẫu câu dưới đây?

a. Ai thế nào?

b. Ai là gì?

c. Ai làm gì?

d. Ai ở đâu?

Câu 10. Răng nanh của voi mọc dài chìa ra ngoài miệng được gọi là gì?

a. cựa

b. Ngà

c. Hồng mao

d. Vây

Câu 11. Bộ phận nào trong câu: “Vào đêm rằm, lũy tre làng đẹp như tranh vẽ.” trả lời câu hỏi Khi nào?

a. Vào đêm

b. Vào đêm rằm

c. Đẹp như tranh vẽ

d. Như tranh vẽ

Câu 12. Bộ phận: "để bảo vệ môi trường” trong câu: “Mọi người cùng nhau trồng cây xanh để bảo vệ môi trường.” trả lời câu hỏi nào?

a. Để làm gì?

b. Khi nào?

c. Như thế nào?

d. Ở đâu?

Câu 13. từ nào là từ chỉ hoạt động trong câu thơ:

"Anh dắt em vào cõi bác xưa
Đường xoài hoa trắng nắng đung đưa.”

(Thăm nhà Bác - Tố Hữu)

a. Đường, hoa

b. Dắt, đung đưa

c. Nắng, dắt

d. Hoa, đung đưa

Câu 14. Từ nào khác với những từ còn lại?

a. chú ý

b. chú tâm

c. chú trọng

d. chú thích

Câu 15. Bộ phận: “trên chiếc gối êm” trong câu: “Chú mèo mướp vẫn nằm lì trên chiếc gối êm.” trả lời câu hỏi nào?

a. Khi nào?

b. Ở đâu?

c. Để làm gì?

d. Như thế nào?

Câu 16. Từ nào viết sai chính tả?

a. xinh xắn

b. thư sinh

c. xinh đẹp

d. xinh sôi

Câu 17. Câu: “Mẹ sắp xếp lại cả tủ quần áo của em.” thuộc kiểu câu nào?

a. Ai là gì?

b. Ai thế nào?

c. Ai làm gì?

d. Để làm gì?

Câu 17. Từ nào viết sai tên riêng?

a. Thái Nguyên

b. ba đình

c. Sài Gòn

d. Cần Thơ

Câu 18. Từ nào là từ chỉ đặc điểm trong câu thơ:

“Sáng nay bừng lửa thắm
Rừng rực cháy trên cành”?

(Hoa phượng - Lê Huy Hòa)

a. Bừng, thắm

b. Rừng rực, cháy

c. Thắm, rừng rực

d. Bừng, trên cành

Câu 19. Cặp từ nào là cặp từ trái nghĩa?

a. Chậm chạp - bình tĩnh

b. Hào phóng - rộng rãi

c. Chăm chỉ - lười biếng

d. Xinh đẹp – ghê

Câu 20. Bộ phận: ‘để bảo vệ môi trường” trong câu: “Mọi người cùng nhau trồng cây xanh để bảo vệ môi trường.” trả lời câu hỏi nào?

a. Để làm gì?

b. Khi nào?

c. Như thế nào?

d. Ở đâu?

Câu 21. Chọn các chữ phù hợp: “Đột nhiên trận mưa dông sầm …….ập đổ …….uống gõ lên mái tôn loảng xoảng”.

a. x – x

b. s – s

c. x – s

d. s – x

Câu 22. Chọn từ phù hợp: “Đó là cả một tòa nhà cổ kính hơn là một thân cây. Chín, mười đứa bé chúng tôi bắt tay nhau ôm không ……….

a. nổi

b. xuể

c. được

d. vừa

Câu 23. Chọn từ thích hợp: ……..như bưng

a. Rộng

b. Hở

c. Kín

d. Chật

Câu 24. Chọn từ phù hợp: “ To như …….. đình”.

a. mái

b. cột

c. sân

d. cung

Câu 25. Chọn từ phù hợp:

“Ta đi giữa ban ngày

Trên đường cái, ung dung ta bước

Đường ta rộng thênh thang ……… thước”.

a. ba

b. sâu

c. tám

d. chín

Câu 26. Chín …….. làm mười

a. hóa

b. bỏ

c. để

d. được

Câu 27. Mướp định vồ sáo nhưng sáo nhanh hơn, đã vụt bay lên và đậu trên một cành …….. rất cao”.

a. đào

b. bưởi

c. ổi

d. xoan

Câu 28. Ao liền ….cả.

a. hồ

b. nhà

c. biển

d. ruộng

Câu 29. Sáng kiến của bé Hà là tặng ông bà chùm …….điểm mười

a. bông

b. hoa

c. bài

d. dây

Câu 30. Trong các từ sau, từ nào không dùng để tả thân cây?

a. nhẵn bóng

b. xù xì

c. xum xuê

d. bạc phếch.

Câu 31. Từ nào viết sai chính tả?

a. xơ xác

b. xủi bọt

c. xi măng

d. sủi bọt

Câu 32. Răng nanh của voi mọc dài chìa ra ngoài miệng được gọi là gì?

a. cựa

b. ngà

c. hồng mao

d. vây

Câu 33. Từ nào là từ chỉ hoạt động trong câu: “Trong vòm lá, gió chiều gẩy lên những điệu nhạc li kì như ai đang cười đang nói”?

a. li kì

b. vòm lá, gió chiều

c. gẩy, cười, nói

d. gẩy, điệu nhạc

Câu 34. Những từ: “bừng, cành, gió, ngủ” xuất hiện trong bài thơ nào?

a. Bé nhìn biển

b. cây dừa

c. con vện

d. hoa phượng

Câu 35. Câu: “Cháu là người có tấm lòng nhân hậu” thuộc kiểu câu nào?

a. Ai thế nào?

b. Ai làm gì?

c. Ai là gì?

d. Câu khiến

Câu 36. Hai câu: “Trâu vàng uyên bác” và “mèo con nhanh nhẹn” thuộc kiểu câu nào?

a. Ai làm gì?

b. Ai là gì?

c. Ai thế nào?

d. Câu khiến

Câu 37. Cụm từ “to và ngắn” trong câu: “Cuống nó to và ngắn, quanh cuống có bốn, năm cái tai tròn úp vào quả” Trả lời cho câu hỏi nào?

a. Như thế nào?

b. Vì sao?

c. Để làm gì?

d. Ở đâu?

Câu 38. Cụm từ “để ăn quả” trong câu: “Người ta trồng cây cam để ăn quả” trả lời cho câu hỏi nào?

a. Như thế nào?

b. Vì sao?

c. Để làm gì?

d. khi nào?

Câu 39. Bộ phận “trên chiếc gối êm” trong câu: “Chú mèo mướp vẫn nằm lì trên chiếc gối êm” trả lời cho câu hỏi nào?

a. Khi nào?

b. ở đâu?

c. để làm gì?

d. như thế nào?

Câu 40. Bộ phận nào trong câu: “Vào đêm rằm, lũy tre làng đẹp như tranh vẽ” trả lời cho câu hỏi “khi nào”?

a. vào đêm

b. vào đêm rằm

c. đẹp như tranh vẽ

d. như tranh vẽ

Đáp án Đề thi Trạng Nguyên lớp 2 môn Tiếng Việt vòng 17

Bài 1. Điền từ hoặc chữ:

Câu 1. Chữ cái phù hợp để điền vào các từ sau là chữ tr: ….ắng tinh, …ong xanh, cây …e

Câu 2. Điền vào chỗ trống: Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.

Câu 3. Chữ cái phù hợp để điền vào chỗ còn thiếu các từ sau là chữ s: cây …ung, …áo trúc, …ân trường, …ạch ..ẽ.

Câu 4. Điền vào chỗ trống: Công cha như núi thái sơn.

Câu 5. Điền vào chỗ trống: Voi chín ngà gà chín cựa.

Câu 6. Điền vào chỗ trống: Ông là buổi trời chiều.

Câu 7. Điền vào chỗ trống: Ông vật thi với cháu. Keo nào ông cũng thua.

Câu 8. Điền vào chỗ trống: Cháu là ngày rạng sáng.

Câu 9. Điền vào chỗ trống: Ăn vóc học hay.

Câu 10. Điền vào chỗ trống: Lên non mới biết non cao.

Câu 11. “Tùy cơ ứng biến.”

Câu 12. “Tuổi thọ là thời gian sống được của con người.”

Câu 13. "Đèn khoe đèn tỏ hơn trăng Đèn ra trước gió còn chăng hỡi đèn.”

Câu 14. “Trẻ em như búp trên cành Biết ăn biết ngủ biết học hành là ngoan.”

Câu 15. “Hài lòng nghĩa là vừa ý, ưng ý.”

Câu 17. “Lá lành đùm lá rách”

Câu 18. “Nơi gia đình đã sống nhiều đời gọi là quê quán.”

Câu 19. Giải câu đố

“Cá gì nuôi ở ao hồ
Thêm o vào cuối biết vồ chuột ngay”?

Trả lời: Cá mè

Câu 20. “Công lênh chẳng quản bao lâu Ngày nay nước bạc, ngày sau cơm vàng”

Câu 21. “Tình làng nghĩa xóm”

Bài 2. Hãy kéo ô trống vào giỏ chủ đề sao cho các nội dung tương đồng hoặc bằng nhau.

Loài thú

Loài chim

Côn trùng

Linh dương, sư tử, dơi

Sơn ca, thiên nga, bồ câu, cu gáy,

Chuồn chuồn, bươm bướm, châu chấu.

b) Hãy ghép 2 ô trống chứa nội dung tương đồng hoặc bằng nhau thành cặp đôi.

Nhốn nháo = lộn xộn hi vọng = mong chờ

Tàu hỏa = xe lửa trợ giúp = tương trợ

Giận hờn = hờn dỗi luẩn quẩn = loanh quanh

Thách thức = đánh đố lạnh lẽo = rét mướt

Lơ đễnh = đãng trí rủ rê = lôi kéo.

Bài 3.

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Đáp án

c

c

c

d

a

b

d

b

a

b

Câu

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

Đáp án

b

a

b

d

b

d

c/b

c

c

a

Câu

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

Đáp án

d

b

c

b

c

b

d

d

b

c

Câu

31

32

33

34

35

36

37

38

39

40

Đáp án

b

b

c

d

c

c

a

c

b

b

Chia sẻ, đánh giá bài viết
293
1 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Minh Do Nhat Minh
    Minh Do Nhat Minh

    0%%%%%

    Thích Phản hồi 09/03/23
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Trạng Nguyên Tiếng Việt

    Xem thêm