Đề ôn thi Trạng nguyên tiếng Việt lớp 2 vòng 5 năm 2023 - 2024

Đề thi Trạng nguyên tiếng Việt lớp 2 năm 2023 vòng 5 có đáp án

Đề ôn thi Trạng nguyên tiếng Việt 2 năm 2023 vòng thi sơ khảo (vòng 5) với nội dung kiến thức gói gọn trong chương trình học SGK tiếng Việt lớp 2 giúp các em học sinh lớp 2 luyện thi hiệu quả và đạt điểm cao trong kì thi Trạng nguyên tiếng Việt lớp 2 - Vòng thi sơ khảo sắp tới.

Vòng thi sơ khảo - Vòng 5 cuộc thi Trạng nguyên tiếng Việt lớp 2 diễn ra từ ngày 18 - 23/12/2023.

Đề luyện thi Trạng nguyên tiếng Việt lớp 2 Vòng 5

Trắc nghiệm

Câu 1. Từ nào dưới đây viết sai chính tả?

A. tràng chai

B. con trâu

C. trong suốt

D. luỹ tre

Câu 2. Từ ngữ nào dưới đây chỉ tên một con vật?

A. săn mồi

B. khoẻ mạnh

C. bơi lội

D. con trâu

Câu 3. Câu nào dưới đây là câu giới thiệu?

A. Cô giáo dạy chúng em học bài.

B. Bờ tre xanh rì rào.

C. Hoa là một học sinh chăm ngoan.

D. Hoa phượng nở vào mùa hè.

Câu 4. Từ ngữ nào dưới đây viết đúng chính tả?

A. con ngựa

B. ngẫm ngĩ

C. củ ngệ

D. nge nhạc

Câu 5. Từ ngữ nào dưới đây chỉ đồ dùng học tập?

A. xe máy

B. thước kẻ

C. cái chảo

D. cốc nước

Câu 6. Đọc đoạn văn sau và cho biết bạn nhỏ cảm thấy như thế nào khi lên lớp 2?

"Ngay cạnh chúng tôi, mấy em lớp 1 đang rụt rè níu chặt tay bố mẹ, thật giống tôi năm ngoái. Trước các em, tôi cảm thấy mình lớn bổng lên. Tôi đã là học sinh lớp 2 rồi cơ mà."

(Văn Giá)

A. Bạn nhỏ cảm thấy mình lớn bổng lên.

B. Bạn nhỏ cảm thấy rụt rè.

C. Bạn nhỏ cảm thấy nhớ thầy cô

D. Bạn nhỏ cảm thấy buồn bã.

Câu 7. Từ nào dưới đây là từ chỉ hoạt động?

A. bơi lội

B. sách vở

C. lung linh

D. mát mẻ

Câu 8. Đọc đoạn văn sau và cho biết từ nào dưới đây nói về các em lớp 1 trong ngày khai trường?

"Ngay cạnh chúng tôi, mấy em lớp 1 đang rụt rè níu chặt tay bố mẹ, thật giống tôi năm ngoái. Trước các em, tôi cảm thấy mình lớn bổng lên. Tôi đã là học sinh lớp 2 rồi cơ mà."

(Văn Giá)

A. ngạc nhiên

B. mong ngóng

C. rụt rè

D. háo hức

Câu 9. Từ nào dưới đây viết sai chính tả?

A. nge

B. ghế

C. nghé

D. ghé

Câu 10. Câu nào dưới đây là câu giới thiệu?

A. Mẹ nấu cơm cho em.

B. Hôm nay trời mưa rất to.

C. Bố em là bác sĩ.

D. Cây cối rất tốt tươi.

Câu 11.Từ ngữ nào dưới đây viết sai chính tả?

A. con kiến

B. kem cốc

C. kéo co

D. kót cét

Câu 12. Trong bài thơ “Ngày hôm qua đâu rồi?” của Bế Kiến Quốc, ngày hôm qua ở lại những đâu?

A. cành cây, hạt gạo, vở hồng

B. cành cây, quả khế, cây bàng

C. cành hoa, hạt đỗ, chiếc bút

D. cành hoa, hạt lúa, vở hồng

Câu 13. Từ ngữ nào dưới đây không chỉ người?

A. học trò

B. học sinh

C. nhà bác học

D. khoa học

Câu 14. Từ ngữ nào dưới đây không chỉ hoạt động của học sinh?

A. tập tô

B. đọc bài

C. nghe giảng

D. chữa bệnh

Câu 15. Giải câu đố sau:

Quả gì mọc tít trên cao

Mà sao đầy nước ngọt ngào bên trong?

A. dưa

B. đu đủ

C. dừa

D. dứa

Câu 16. Những tiếng nào dưới đây có thể kết hợp với tiếng “ca” để tạo thành từ ngữ?

A. nai, nhà

B. chai, cờ

C. bài, khúc

D. cây, quả

Câu 17. Từ nào dưới đây viết đúng chính tả?

A. nghành nghề

B. ngỉ ngơi

C. ngô ngê

D. ngộ nghĩnh

Câu 18. Điền từ còn thiếu trong bài ca dao sau:

Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như ... trong nguồn chảy ra Một lòng thờ mẹ, kính cha

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.

A. đá

B. suối

C. sỏi

D. nước

Câu 19. Đáp án nào dưới đây gồm các tên riêng có chữ cái đầu được sắp xếp theo đúng thứ tự trong bảng chữ cái?

A. Thái, Linh, Hùng, An

B. Linh, An, Hùng, Thái

C. Hùng, An, Linh, Thái

D. An, Hùng, Linh, Thái

Câu 20. Đọc đoạn thơ sau và cho biết bạn nhỏ đã chuẩn bị mâm cơm như thế nào?

"Chẳng còn thiếu gì nữa

Cái gì cũng có rồi

Này thức chan, thức gắp

Cơm chín đầy một nồi.

Bát đã lau từng chén

Đũa lại so từng đôi

Thêm trái ớt đỏ tươi

Để góc mâm phần bố."

(Trần Quốc Toàn)

A. Bạn nhỏ chuẩn bị rất đầy đủ.

B. Bạn nhỏ chuẩn bị bữa cơm rất sơ sài.

C. Bạn nhỏ chuẩn bị đầy đủ nhưng thiếu mất trái ớt cho bố.

D. Bạn nhỏ chuẩn bị bữa cơm nhưng quên nấu cơm.

Câu 21. Đáp án nào dưới đây chỉ gồm các từ chỉ hoạt động?

A. bài báo, viết bài

B. trả lời, câu hỏi

C. nghiên cứu, học tập

D. giảng bài, giáo viên

Câu 22. Giải câu đố sau:

Cây gì cao vút

Hoa nở trắng tinh

Quả nhỏ xinh xinh

Ăn với lá trầu?

A. cây bàng

B. cây sấu

C. cây cau

D. cây me

Câu 23. Từ nào dưới đây dùng để mô tả tiếng nước chảy?

A. tích tắc

B. róc rách

C. leng keng

D. lao xao

Câu 24. Đáp án nào dưới đây là từ ngữ chỉ sự vật?

A. học sinh

B. học tập

C. tập tô

D. đọc bài

Câu 25. Đọc đoạn thơ sau và cho biết đôi bàn tay của bé đã làm những việc gì?

"Đôi bàn tay bé xíu

Lại siêng năng nhất nhà

Hết xâu kim cho bà

Lại nhặt rau giúp mẹ."

A. Quét nhà, nấu cơm

B. Đi chợ, trồng hoa

C. Xâu kim, nhặt rau

D. Cắm hoa, quét sân

Câu 26. Đáp án nào chỉ khoảng thời gian nghỉ giải lao giữa các tiết học?

A. Giờ ra chơi

B. Giờ sinh hoạt

C. Giờ chào cờ

D. Giờ vào lớp

Câu 27: Nhóm từ nào dưới đây gồm các từ chỉ sự vật?

A. bát đũa, nồi niêu, kho cá

B.bút mực, vở ghi, cục tẩy

C.lưỡi liềm, cái cày, thu hoạch

D.chăn đệm, cái giường, nghỉ ngơi

Câu 28: Giải câu đố sau:

Ai người cắt vải khéo tay

Tạo ra quần áo đường may thẳng hàng?

A. nông dân

B.thợ may

C.thợ hàn

D.bác sĩ

Câu 29: Đọc đoạn thơ sau và cho biết trăng khuyết có hình dáng giống sự vật nào?

"Những đêm nào trăng khuyết

Trông giống con thuyền trôi

Em đi trăng theo bước

Như muốn cùng đi chơi."

(Theo Nhược Thủy)

A.Trăng giống như con thuyền trôi.

B.Trăng giống như cái đĩa.

C.Trăng giống như quả bóng.

D.Trăng giống như cánh diều.

Câu 30: Câu nào dưới đây sử dụng sai dấu chấm?

A. Bố mẹ đưa em đi chơi.

B.Em rất thương ông ngoại.

C.Cậu muốn tớ giúp gì không.

D. Em về quê thăm ông bà.

Câu 31: Câu nào dưới đây là câu tục ngữ đúng?

A. Giấy nhăn phải giữ lấy chữ.

B.Giấy nhăn phải giữ lấy bìa.

C.Giấy rách phải giữ lấy lề.

D.Giấy rách phải giữ lấy bìa.

Câu 32: Đọc đoạn văn sau và cho biết món quà mà bạn Hà tặng ông bà là gì?

"Ngày lập đông đến gần. Hà nghĩ mãi mà chưa biết nên chuẩn bị quà gì tặng ông bà.

Bố khẽ nói vào tai Hà điều gì đó. Hà ngả đầu vào vai bố:

- Con sẽ cố gắng, bố ạ!

Đến ngày lập đông, các cô, các chú đều về chúc thọ ông bà. Ông bà cảm động lắm. Bà bảo:

- Con cháu đông vui, hiếu thảo thế này, ông bà sẽ sống trăm tuổi. Ông thì ôm lấy bé Hà, nói:

- Món quà ông thích nhất hôm nay là chùm điểm 10 của cháu đấy."

(Theo Hồ Phương)

A. Hà tặng ông bà một bài hát.

B.Hà tặng ông bà một quyển sách.

C.Hà tặng ông bà chùm điểm 10.

D.Hà tặng ông bà một bài thơ.

Câu 33: Tên riêng nào dưới đây viết đúng chính tả?

A.Nam Định

B.Hà nam

C.bắc giang

D.Lào cai

Câu 34: Từ nào sau đây viết sai chính tả?

A.giữa trưa

B.gieo vui

C.cơn gió

D.con diều

Câu 35: Câu nào dưới đây là câu giới thiệu?

A.Mẹ là quần áo cho em.

B.Nghệ An là quê Bác.

C.Bà trồng cây thì là.

D.Chú chuồn chuồn bay là là mặt nước.

Câu 36: Chọn từ chỉ đặc điểm thích hợp để điền vào chỗ trống trong đoạn thơ sau:

"Lời cô …

Thấm từng trang sách

Ngày không đến lớp

Thấy nhớ nhớ ghê!"

(Theo Nguyễn Trọng Hoàn)

A.ngọt ngào

B.đông đúc

C.mênh mông

D.lung linh

Câu 37. Từ nào dưới đây có nghĩa là "thân yêu, gần gũi"?

A. xúc động

B. thân thương

C. bỡ ngỡ

D. rung động

Câu 38. Đoạn thơ sau đây có những từ nào viết sai chính tả?

"Lá xen xanh mát

Đọng hạt sương đêm

Gió dung êm đềm

Sương long lanh chạy."

A. gió, chạy

B. xanh, chạy

C. xen, dung

D. lá, sư

Câu 39. Câu nào dưới đây là câu giới thiệu?

A. Bình rất dũng cảm.

B. Bình đang học hát.

C. Bình là học sinh giỏi.

D. Bình đang học ở trường.

Câu 40. Các từ "chim, cá, mèo" thuộc nhóm từ nào dưới đây?

A. Nhóm từ chỉ cây cối

B. Nhóm từ chỉ đồ vật

C. Nhóm từ chỉ con vật

D. Nhóm từ chỉ người

Câu 41. Đáp án nào dưới đây gồm các từ chỉ người?

A. ông, bà, học sinh

B. học sinh, giáo viên, hoa

C. bút, thước, thầy giáo

D. gà, học sinh, cây táo

Câu 42. Từ nào dưới đây viết sai chính tả?

A. nghiên cứu

B. nghề nghiệp

C. ngiêng ngả

D. nghĩ ngợi

Câu 43. Giải câu đố sau:

Thân nhỏ lá nhỏ

Hoa tím xinh xinh

Từng chùm rung rinh

Quả chia năm múi.

Là cây gì?

A. cây mít

B. cây vải

C. cây khế

D. cây na

Câu 44. Từ nào dưới đây có nghĩa là "lúc ẩn, lúc hiện"?

A. lung linh

B. long lanh

C. lủng lẳng

D. lấp ló

Câu 45. Bài ca dao sau đây có bao nhiêu tên riêng được viết hoa?

Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ,

Xem cầu Thê Húc, xem chùa Ngọc Sơn,

Đài Nghiên, Tháp Bút chưa mòn,

Hỏi ai gây dựng nên non nước này?

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Câu 46. Câu ca dao dưới đây có bao nhiêu từ viết sai chính tả?

Đường vô sứ Nghệ quanh quanh

Lon xanh nước biếc như chanh hoạ đồ.

A. 1 từ B. 2 từ B. 3 từ D. 4 từ

Câu 47. Giải câu đố sau:

Hoa gì tên để thổi cơm

Không sinh từ lúa mà đơm đỏ cành?

A. hoa hồng

B. hoa đồng tiền

C. hoa phượng

D. hoa gạo

Câu 48. Từ nào vừa là tên của một con vật vừa là tên của một loại quả?

A. Cá

B. rùa

C. ếch

D. cóc

Câu 49. Từ nào sau đây có nghĩa là "không bằng phẳng, chỗ cao chỗ thấp"?

A. phẳng phiu

B. bằng phẳng

C. gồ ghề

D. mịn màng

Câu 50. Đáp án nào dưới đây viết sai chính tả?

A. sạch sẽ, giặt giũ

B. xấu hổ, phố xá

C. súc động, sa sôi

D. xì xào, dè dặt

***Đáp án có trong file tải***

Trên đây là Nội dung của Đề thi Trạng nguyên tiếng Việt 2 vòng 5 năm 2023. VnDoc.com hy vọng rằng tài liệu Đề luyện thi tiếng Việt trên đây sẽ giúp các em học sinh chuẩn bị bài tập hiệu quả.

>> Bài tiếp theo: Đề ôn thi Trạng nguyên tiếng Việt lớp 2 vòng 6 - Hội thi Hương

Đánh giá bài viết
7 2.135
Sắp xếp theo

    Trạng Nguyên Tiếng Việt

    Xem thêm