Một chân bằng sắt
Một chân bằng chì
Chân sắt đứng ì
Chân chì chạy lượn
Là cái gì?
Ôn thi Trạng Nguyên Tiếng Việt: Đố đồ dùng học tập
VnDoc xin được giới thiệu đến quý phụ huynh và các em học sinh phần Trắc nghiệm Trạng nguyên Tiếng Việt: Đố đồ dùng học tập. Dưới đây là trắc nghiệm 44 câu đố Trạng Nguyên Tiếng Việt hay gặp. Cùng VnDoc luyện tập nhé!
- Bài kiểm tra này bao gồm 44 câu
- Điểm số bài kiểm tra: 44 điểm
- Xem lại kỹ lý thuyết trước khi làm bài
- Chuẩn bị giấy và bút để nháp trước khi bắt đầu
- Câu 1: Nhận biếtCâu đố
- Câu 2: Nhận biếtCâu đố
Vạt ruộng vuông vức
Cây lúa xanh đen
Ai thấy cũng khen
Khen người khéo cấy
Là cái gì? - Câu 3: Thông hiểuCâu đố
Chân vuông, khuôn mặt cũng vuông
Quanh năm đứng vững, chẳng buồn đi đâu
Đàn con mấy đứa như nhau
Đứng vây quanh mẹ, chẳng bao giờ nằm
Là cái gì?
- Câu 4: Nhận biếtCâu đố
Mười hai tên đựng một hòm
Thương cho đời chúng hao mòn mãi đi
Là cái gì?
- Câu 5: Vận dụngCâu đố
Chị ơi xích lại cho gần
Cho tôi chấm chút một hàng lệ rơi
Là cái gì?
- Câu 6: Nhận biếtCâu đố
Con chim nho nhỏ
Mỏ nhọn, đuôi dài
Uống nước hay chui
Lên bờ hí hoáy
Là cái gì? - Câu 7: Vận dụngCâu đố
Có cuống mà chẳng có dây
Khen cho quân tử khéo xây lầu hàng
Không vợ mà lại có chồng lạ thay
Là cái gì? - Câu 8: Vận dụng caoCâu đố
Một nhà phân rẽ hai ngăn
Hai trai, năm gái vách ngăn giữa nhà
Là cái gì? - Câu 9: Nhận biếtCâu đố
Muốn đậm thì mút
Muốn dài thì gọt
Cứng quá là hư
Mềm cũng không tốt
Là cái gì ? - Câu 10: Nhận biếtCâu đố
Cái gì lòng trắng như bông
Áo thì đủ sắc tím, hồng, vàng, xanh
Bạn thân của giới học hàng
Giúp người công toại danh thành bấy nay
Là cái gì? - Câu 11: Vận dụngCâu đố
Người sao tính nết lạ lùng
Lúc da em đỏ, khi lòng đầy vơi
Quan liêu bậc nhất trên đời
Chỉ ngồi bàn giấy, không rời đi đâu
Là cái gì? - Câu 12: Nhận biếtCâu đố
Cây gì không lá không cành
Làm nên tím, làm nên xanh mỗi ngày
Mến yêu nên cứ cầm tay
Từ già đến trẻ thơ ngây đều dùng
Là cái gì? - Câu 13: Nhận biếtCâu đố
Nghe tên tưởng ở biển khơi
Thực ra lại ở ngay nơi rất gần
Dẫu rằng đen, đỏ, tím, xanh…
Cũng đều vì sự học hành của ta
Là cái gì? - Câu 14: Nhận biếtCâu đố
Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bước đi mỗi bước mỗi mòn gót chân
Là gì? - Câu 15: Nhận biếtCâu đố
Thân tôi tí xíu nhỏ nhoi
Giúp cậu trò khó miệt mài sử kinh
Là cái gì? - Câu 16: Nhận biếtCâu đố
Mặt cô như trát nhọ nồi
Lại còn điểm phấn cho người ta trông
Đàn bà cho tới đàn ông
Nhìn cô thỏa lòng, lau mặt cho cô
Là cái gì? - Câu 17: Vận dụngCâu đố
Anh kia đầu bé lưng dài
Thương anh ngay thẳng có tài hay lăn
Hay làm mà chẳng hay ăn
Ai đem cây nhọn vạch trần bên hông
Là gì? - Câu 18: Nhận biếtCâu đố
Mặt em phương trượng chữ điền
Da em thì trắng, áo đen mặc ngoài
Lòng em thì có đất trời
Có câu nhân nghĩa, có lời hiếu trung
Đến khi quân tử có dùng
Thì em sẽ ngỏ tấm lòng cho xem
Là cái gì ? - Câu 19: Nhận biếtCâu đố
Có mặt mà chẳng có đầu
Bốn chân có đủ, không cần có tay
Học trò kẻ dở, người hay
Ai ai cũng phải hàng ngày nhớ em
Là cái gì?
- Câu 20: Nhận biếtCâu đố
Da trắng muốt
Ruột trắng tinh
Bạn với học sinh
Thích cọ đầu vào bảng
Là cái gì? - Câu 21: Nhận biếtCâu đố
Ngày ngày vẫn đi học
Mà chẳng đọc một câu
Chữ viết thì làu làu
Gọi tên mà xám xịt
Là cái gì? - Câu 22: Nhận biếtCâu đố
Đi học lóc cóc theo cùng
Khi về lại bắt khom lưng cõng về
Là cái gì?
- Câu 23: Nhận biếtCâu đố
Mình bầu, môi miệng nứt hai
Chỉ có một mắt, chui hoài trong hang
Là cái gì?
- Câu 24: Nhận biếtMình tròn đầu nhọn, không phải bò trâu, uống nước ao sâu, lên cày ruộng cạn
Là gì?
- Câu 25: Nhận biếtCâu đố
Đầu vuông đuôi vắn như nhau
Thân chia nhiều đốt rất mau, rất đều
Tính tình chân thực đáng yêu
Muốn biết dài ngắn mọi chiều có em
Là cái gì? - Câu 26: Nhận biếtCâu đố
Thân dài thượt
Ruột thẳng băng
Khi thịt bị cắt khỏi chân
Thì ruột lòi dần, vẫn thẳng như xưa
Là cái gì? - Câu 27: Vận dụng caoCâu đố
Anh mặt đen, anh da trắng
Anh mình mỏng, anh nhọn đầu
Khác nhau mà rất là thân
Khi đi, khi ở, chẳng bao giờ rời
Là cái gì? - Câu 28: Thông hiểuCâu đố
Cũng gáy, cũng ruột đàng hoàng
Cổ kim nhân loại thế gian đều cần
Là cái gì? - Câu 29: Nhận biếtCâu đố
Da tôi màu trắng
Bạn cùng bảng đen
Hãy cầm tôi lên
Tôi làm theo bạn
Là cái gì?
- Câu 30: Nhận biếtCâu đố
Nhỏ bé mà giỏi ai bì
Vì người, đã giúp việc gì cũng xong
Nêu ý nghĩa, tả hình dung
Truyền mệnh lệnh, gửi nỗi lòng đi xa
Mặc dù từ buổi sinh ra
Không hề có miện để mà nói năng
Là cái gì? - Câu 31: Nhận biếtCâu đố
Vừa bằng một đốt ngón tay
Day đi day lại, mất bay hình thu
Là cái gì?
- Câu 32: Thông hiểuCâu đố
Mình dài ba tấc
Bịt đốc một đầu
Tuột mão lòi râu
Tính hay ngâm hồ lam thủy
Con nhà tính khí thấy trắng thì ưa
Là cái gì? - Câu 33: Nhận biếtCâu đố
Gốc gác vốn họ nhà cây
Quê cha, đất tổ, nơi đầy màu xanh
Vì đời hiến cả tấm thân
Cắt, nghiền, nấu, tẩy, bao lần chẳng lo
Để nên cuốn vở học trò
Để thêm bức họa, trang thơ cho đời
Là cái gì? - Câu 34: Nhận biếtCâu đố
Hai đầu mọc ở hai chân
Cái chân cũng chính là thân mới kì
Xin em một mẩu bút chì
Mượn anh ngòi bút cũng vì việc chung
Là cái gì? - Câu 35: Thông hiểuCâu đố
Em dâng mình cho nước đầy vơi
Người thay đen đổi trắng
Em cũng ngán cho đời những trắng và đen
Là cái gì? - Câu 36: Nhận biếtCâu đố
Cày trên ruộng trắng phau phau
Khát xuống uống nước giếng sâu đen ngòm
Là cái gì ? - Câu 37: Nhận biếtCâu đố
Đồn rằng chữ thuộc làu làu
Thư, kinh, sử, truyện – một câu cũng lần
Chủ nhà mà cách bước chân
Ai hỏi văn chương, chữ nghĩa, thầy liền lặng thinh
Là cái gì? - Câu 38: Thông hiểuCâu đố
Mặt em đen lắm đi thôi
Nhờ anh lấy phấn mà bôi cho cùng
Là cái gì? - Câu 39: Nhận biếtCái gì thẳng ruột đầu vuông, Thân chia nhiều đốt rất mau rất đều
Là cái gì?
- Câu 40: Vận dụngCâu đố
Một lời nước nước non non
Theo người nho sĩ gầy mòn tấm thân
Là cái gì? - Câu 41: Vận dụng caoCâu đố
Có đôi cánh, chẳng hề bay
Rộng giang như một đôi tay mẹ hiền
Tháng ngày nhiệm vụ không quên
Đón đàn em tới luyện rèn lớn khôn
Là cái gì? - Câu 42: Nhận biếtCâu đố
Cây suôn đuồn đuột
Trong ruột đen thui
Con nít lui cui
Dẫm đầu đè xuống !
Là cái gì?
- Câu 43: Thông hiểuCâu đố
Chỗ nào bầy trẻ ra vào
Tiếng cười, tiếng nói ồn ào mà vùi
Là cái gì? - Câu 44: Vận dụng caoCâu đố
Nghỉ hè, trường lớp vắng teo
Nhớ bạn đành ngủ, chẳng theo được về
Khai trường, thì lại vui ghê
Mới bừng tỉnh dậy theo nghề như xưa
Tiếng vang như sấm sớm trưa
Nhắc khi học tập, nghỉ trưa đúng giờ
Là cái gì?
Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!
- Nhận biết (66%):2/3
- Thông hiểu (14%):2/3
- Vận dụng (11%):2/3
- Vận dụng cao (9%):2/3
- Thời gian làm bài: 00:00:00
- Số câu làm đúng: 0
- Số câu làm sai: 0
- Điểm số: 0