HCOOH + AgNO3 + H2O + NH3 → (NH4)2CO3 + Ag + NH4NO3
Axit fomic AgNO3: HCOOH AgNO3 NH3 H2O
HCOOH + AgNO3 + H2O + NH3 → (NH4)2CO3 + Ag + NH4NO3 là phản ứng tráng gương của Axit fomic, được VnDoc biên soạn, phương trình này nằm trong nội dung các bài học, Hóa học 11 Bài 45: Axit Cacbonxylic.... cũng như các dạng bài tập về phản ứng tráng gương.
1. Phương trình Axit fomic tác dụng với AgNO3
2 AgNO3 + H2O + 4NH3 + HCOOH → (NH4)2CO3 + 2 Ag ↓ + 2 NH4NO3
2. Điều kiện phản ứng HCOOH tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3
Điều kiện: Không có
3. Cách tiến hành phản ứng cho HCOOH tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3
Cho axit formic HCOOH tác dụng với AgNO3 trong dung dịch NH3
4. Hiện tượng Hóa học
Axit fomic HCOOH tác dụng với AgNO3 trong dung dịch NH3 tạo ra kết tủa trắng bạc, hay còn gọi là phản ứng tráng gương
5. Tính chất hóa học của axit fomic
5.1. Axit fomic mang tính chất của axit yếu
5.1.1. Axit fomic làm quỳ tím chuyển thành màu đỏ nhạt.
5.1.2. Axit fomic tác dụng với kim loại mạnh.
2K + 2HCOOH → 2HCOOK + H2
5.1.3. Tác dụng với oxit bazơ.
ZnO + 2HCOOH → (HCOO)2Zn + H2O
5.1.4. Axit fomic tác dụng với bazơ.
KOH + HCOOH → HCOOK + H2O
5.1.5. Axit fomic tác dụng với muối của axit yếu hơn.
NaHCO3 + HCOOH → HCOONa + CO2 + H2O
5.2. Phản ứng đặc trưng của Axit fomic
5.2.1. Phản ứng este hóa.
HCOOH + CH3OH → HCOOCH3 + H2O.
(Đây là phản ứng thuận nghịch được xúc tác nhờ axit sunfuric đặc và nhiệt độ).
5.2.2. Phản ứng tráng gương.
2AgNO3 + H2O + 4NH3 + HCOOH → (NH4)2CO3 + 2Ag ↓ + 2NH4NO3
6. Bài tập vận dụng liên quan
Câu 1: Cho các chất: etilen,axit metacrylic, stiren, ancol benzylic, anilin, toluen, phenol (C6H5OH), CO2, SO2 saccarozo, fructozo. Số chất có khả năng làm mất màu nước brom là
A. 7
B. 5
C. 6
D. 4
Các chất có khả năng làm mất màu dung dịch nước Br2 là: etilen (CH2=CH2); axit metacrylic (CH2=CH-COOH); anilin (C6H5NH2); stiren (C6H5CH=CH2); phenol (C6H5OH), SO2
→ có 6 chất
Câu 2: Chất nào dưới đây tham gia phản ứng tráng gương (tráng bạc):
A. HCOOC2H5
B. CH3-O-CH3
C. CH2=CH2
D. C2H5OH
HCOOC2H5 có khả năng tham gia phản ứng tráng gương do có cấu tạo HCOOR dạng RO-CHO ⇒ nhóm –CHO có khả năng tráng gương:
RO-CHO + 2AgNO3 + 3NH3 + H2O → ROCOONH4 + 2Ag↓ + 2NH4NO3.
Theo đó, ta chọn đáp án C.
Câu 3: Cho dãy các chất sau : propin, but – 2- in, axit fomic, axit axetic, anđehit axetic, anđehit acrylic, etyl fomat, metyl axetat. Số chất tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 tạo kết tủa là
A. 3
B. 6
C. 5
D. 4
Số chất tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 tạo kết tủa là propin, axit fomic, anđehit axetic, anđehit acrylic, etyl fomat
Câu 4: Dùng hóa chất nào dưới đây để phân biệt axit fomic và axit axetat?
A. CO2
B. Quỳ tím
C. NaOH
D. Dung dịch AgNO3/NH3
Vì HCOOH còn nhóm –CHO và axit axetic không còn nhóm –CHO nên để phân biệt axit fomic (HCOOH) và axit axetic (CH3COOH) có thể dùng thuốc thử là dung dịch AgNO3/NH3, phản ứng khi cho HCOOH tác dụng dung dịch AgNO3/NH3, xuất hiện kết tủa Ag:
Phương trình phản ứng
HCOOH + 2AgNO3 + 4NH3 + H2O ⇔ (NH4)2CO3 +2Ag↓ + 2NH4NO3
Không xuất hiện, hiện tượng gì là CH3COOH
Câu 5: Chất nào sau đây có thể làm khô khí NH3 có lẫn hơi nước?
A. P2O5.
B. H2SO4 đặc.
C. CuO bột.
D. NaOH rắn.
Để có thể trả lời câu hỏi này bạn đọc cần ghi nhớ nguyên tắc chung:
Chất làm khô là chất có khả năng hút ẩm mạnh.
Chất làm khô không tác dụng, không hòa tan với khí (cả khi có nước)
Trong quá trình làm khô khí thì không giải phóng khi khác.
Câu 6: Tính bazơ của NH3 do
A. trên N còn cặp e tự do.
B. phân tử có 3 liên kết cộng hóa trị phân cực.
C. NH3 tan được nhiều trong nước.
D. NH3 tác dụng với nước tạo NH4OH.
Tính bazơ của NH3 là do trên nguyên tử N còn cặp e tự do không tham gia liên kết.
Theo thuyết bronsted, bazo là chất nhận proton
Theo thuyết areniut, bazo là chất tan trong nước phân li ra ion OH-
H2O + NH3 ⇌ OH– + NH4+
Câu 7: Để tách riêng NH3 ra khỏi hỗn hợp gồm N2, H2, NH3 trong công nghiệp người ta đã
A. Cho hỗn hợp qua nước vôi trong dư.
B. Cho hỗn hợp qua bột CuO nung nóng.
C. nén và làm lạnh hỗn hợp để hòa lỏng NH3.
D. Cho hỗn hợp qua dung dịch H2SO4 đặc.
Để tách riêng NH3 ra khỏi hỗn hợp gồm N2, H2, NH3 trong công nghiệp, người ta đã nén và làm lạnh hỗn hợp để hóa lỏng NH3
Câu 8: Chất nào sau đây có thể làm khô khí NH3 có lẫn hơi nước?
A. P2O5.
B. H2SO4 đặc.
C. CuO bột.
D. NaOH rắn.
Nguyên tắc chung:
Chất làm khô là chất có khả năng hút ẩm mạnh.
Chất làm khô không tác dụng, không hòa tan với khí (cả khi có nước)
Trong quá trình làm khô khí thì không giải phóng khi khác.
Chất có thể làm khô NH3 là NaOH rắn.
Câu 9: Trong các phản ứng sau, phản ứng nào NH3 đóng vai trồ là chất oxi hóa?
A. 2NH3 + H2O2 + MnSO4 → MnO2 + (NH4)2SO4
B. 2NH3 + 3Cl2 → N2 + 6HCl
C. 4NH3 + 5O2 → 4NO + 6H2O
D. 2HN3 + 2Na → 2NaNH2 + H2
Câu 10. Cho 19,8 gam một anđehit đơn chức A phản ứng hoàn toàn với dung dịch AgNO3/NH3 (dư). Lượng Ag sinh ra phản ứng hết với dung dịch HNO3 loãng được 6,72 lít NO ở đktc. A có công thức phân tử là
A. C2H4O.
B. C3H6O.
C. C3H4O.
D. C4H8O.
Đặt công thức hóa học của A là RCHO
RCHO + AgNO3/NH3 → xAg
3Ag + 4HNO3 → 3AgNO3 + NO + 2H2O
0,9 ← 0,3
→ nAg = 0,9 mol
Nếu A là HCHO thì nA = 0,9 : 4 = 0,225 mol → mA = 0,225.30 =6,75 < 19,8
→ A không phải HCHO
RCHO + AgNO3/NH3 → 2Ag
0,45 ← 0,9
→ MA =19,8 : 0,45 = 44 → MR = 44 – 29 =15 (CH3)
→ A là CH3CHO
Câu 11. Axit axetic có thể làm quỳ tím chuyển sang màu hồng, tác dụng với bazơ, oxit bazơ, kim loại trước H và với muối, bởi vì trong phân tử có chứa
A. nguyên tử O.
B. 3 nguyên tử C, H, O.
C. nhóm –CH3
D. có nhóm –COOH.
Axit axetic có thể làm quỳ tím chuyển sang màu hồng, tác dụng với bazơ, oxit bazơ, kim loại trước H và với muối, bởi vì trong phân tử có chứa nhóm –COOH.
Câu 12. Dãy chất tác dụng với axit axetic là
A. ZnO; Cu(OH)2; Cu; CuSO4; C2H5OH.
B. CuO; Ba(OH)2; Zn ; Na2CO3; C2H5OH.
C. Ag; Cu(OH)2; ZnO; H2SO4; C2H5OH.
D. H2SO4; Cu(OH)2; C2H5OH; C6H6; CaCO3.
Dãy chất tác dụng với axit axetic là
CuO; Ba(OH)2; Zn ; Na2CO3; C2H5OH
Phương trình hóa học xảy ra:
2CH3COOH + CuO ⟶ (CH3COO)2Cu + H2O
2CH3COOH + Ba(OH)2 → 2H2O + Ba(CH3COO)2
Zn + 2CH3COOH → Zn(CH3COO)2 + H2
2CH3COOH + Na2CO3 → 2CH3COONa + H2O + CO2
CH3COOH + C2H5OH CH3COOC2H5 + H2O
Câu 13. Trong công nghiệp một lượng lớn axit axetic được điều chế bằng cách
A. nhiệt phân metan sau đó làm lạnh nhanh.
B. lên men dung dịch rượu etylic.
C. oxi hóa etan có xúc tác và nhiệt độ thích hợp.
D. oxi hóa butan có xúc tác và nhiệt độ thích hợp.
Trong công nghiệp, một lượng lớn axit axetic được điều chế bằng cách: oxi hóa butan có xúc tác nhiệt và nhiệt độ thích hợp.
Câu 14. Phản ứng giữa axit axetic với dung dịch bazơ thuộc loại
A. phản ứng oxi hóa - khử.
B. phản ứng hóa hợp.
C. phản ứng phân hủy.
D. phản ứng trung hòa.
Phản ứng giữa axit axetic với dung dịch bazơ thuộc loại phản ứng trung hòa.
Câu 15. Để phân biệt dung dịch axit axetic và rượu etylic ta dùng kim loại nào sau đây?
A. Na.
B. Zn.
C. K.
D. Cu.
Để phân biệt dung dịch axit axetic và rượu etylic ta dùng kim loại là Zn.
Mẩu kẽm phản ứng, có khí thoát ra → CH3COOH
Phương trình hóa học
Zn + 2CH3COOH → (CH3COO)2Zn + H2
Không có hiện tượng gì xuất hiện → C2H5OH
Câu 16. Cho các phát biểu sau:
(a) Este tạo bởi axit fomic cho phản ứng tráng bạc.
(b) Đun nóng chất béo với dung dịch loãng, thu được xà phòng và glixerol.
(c) Trong một phân tử tripeptit thì số nguyên tử nitơ là 3.
(d) Chỉ có các monome chứa các liên kết bội mới tham gia được phản ứng trùng hợp.
(e) Saccarozơ làm mất màu dung dịch thuốc tím ( ).
Số phát biểu sai là
A. 4.
B. 3.
C. 5.
D. 2.
(b) Sai, Đun nóng chất béo với dung dịch H2SO4 loãng, thu được axit béo và glixerol.
(c) Sai, Trong một phân tử tripeptit thì số nguyên tử nitơ là 3 khi các α-aminoaxit tạo thành chỉ có 1 nhóm –NH4
(d) Sai, Các monome chứa các liên kết bội hoặc vòng kém bền tham gia phản ứng trùng hợp tạo polime.
(e) Sai, Saccarozơ không làm mất màu dung dịch thuốc tím (KMnO4).
Câu 17. Cho các chất sau: ZnO, Na2SO4, KOH, Na2CO3, Cu, Fe. Số chất có thể tác dụng với dung dịch axit axetic là
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Các chất có thể tác dụng với axit axetic là: ZnO, KOH, Na2CO3, Fe.
2CH3COOH + ZnO → (CH3COO)2Zn + 2H2O
CH3COOH + KOH → CH3COOK + H2O
2CH3COOH + Na2CO3 → 2CH3COONa + CO2 + H2O
2CH3COOH + Fe → (CH3COO)2Fe + H2
Câu 18. Đun nóng axit axetic với rượu etylic có axit sunfuric làm xúc tác thì người ta thu được một chất lỏng không màu, mùi thơm, không tan trong nước và nổi trên mặt nước. Sản phẩm đó là
A. metyl clorua.
B. natri axetat.
C. etyl axetat.
D. etilen
Phương trình hóa học
CH3COOH + C2H5-OH CH3COOC2H5 + H2O
=> sản phẩm thu được là: etyl axetat
Câu 19. Có 3 lọ mất nhãn chứa 3 chất lỏng: rượu etylic, axit axetic, etyl axetat bằng cách nào sau đây để có thể nhận biết 3 dung dịch trên?
A. Na2CO3 khan.
B. Na, nước.
C. dung dịch Na2CO3.
D. Cu, nước.
Dùng dung dịch Na2CO3 để nhận biết.
Cho dung dịch Na2CO3 vào 3 dung dịch, lọ đựng dung dịch axit axetic sủi bọt khí, lọ tạo dung dịch phân lớp là etyl axetat, lọ không hiện tượng là rượu etylic.
2CH3COOH + Na2CO3 → 2CH3COONa + H2O + CO2
Tham khảo thêm một số tài liệu liên quan:
- Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa Sở GD&ĐT Bắc Ninh
- Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa trường THPT Đông Hà Quảng Trị
- Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa Sở GD&ĐT Hậu Giang
- Đề thi thử THPT quốc gia môn Hóa bám sát đề minh họa Kèm đáp án
- Ôn tập Hóa học lớp 12 chương 5: ĐẠI CƯƠNG VỀ KIM LOẠI
- Câu hỏi trắc nghiệm có đáp án Hóa học lớp 12: Đại cương về Kim loại
- 360 câu hỏi trắc nghiệm có đáp án môn Hóa học lớp 12: Crom, sắt, đồng, niken, chì, kẽm, vàng, bạc, thiếc
VnDoc đã gửi tới bạn phương trình AgNO3 + H2O + NH3 + HCOOH → (NH4)2CO3 + Ag + NH4NO3 là phản ứng tráng gương (bạc) được VnDoc biên soạn, khi cho axit formic tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3, sau phản ứng thấy kết tủa trắng bạc. Hy vọng tài liệu giúp các viết và cân bằng đúng phương trình phản ứng.
Chúc các bạn học tập tốt.