Cu + AgNO3 → Cu(NO3)2 + Ag

Cu + AgNO3 → Cu(NO3)2 + Ag được VnDoc biên soạn gửi tới bạn đọc là phương trình phản ứng khi cho cho Cu tác dụng với dung dich Bạc nitrat.

>> Mời các bạn tham khảo thêm một số nội dung liên quan:

1. Phương trình phản ứng cho Cu tác dụng AgNO3 

Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag

2. Các tiến hành thí nghiệm đồng tác dụng bạc nitrat

Ngâm 1 đoạn dây đồng trong dung dịch Bạc nitrat

3. Hiện tượng phản ứng Cu tác dụng AgNO3 

Có kim loại màu xám ngoài dây đồng. Dung dịch ban đầu không màu chuyển dần sang màu xanh.

4. Điều kiện phản ứng kim loại tác dụng với muối xảy ra

Kim loại tham gia phản ứng phải mạnh hơn kim loại trong muối thì mới có thể đẩy kim loại đó ra khỏi dung dịch muối.

5. Bài tập vận dụng liên quan 

Câu 1. Tiến hành các thí nghiệm sau

(a) Ngâm lá đồng trong dung dịch AgNO3

(b) Ngâm lá kẽm trong dung dịch HCl loãng

(c) Ngâm lá nhôm trong dung dịch NaOH

(d) Ngâm lá sắt được cuốn dây đồng trong dung dịch NaOH

(e) Để một vật bằng gang ngoài không khí ẩm

(f) Ngâm một miếng đồng vào dung dịch Fe2(SO4)3

Số thí nghiệm xảy ra ăn mòn điện hóa là

A. 2

B. 1

C. 4

D. 3

Xem đáp án
Đáp án D

(a) tạo ra 2 kim loại là Cu và Ag nên là ăn mòn điện hóa

(b) là ăn mòn hóa học

(c) là ăn mòn hóa học

(d) là ăn mòn điện hóa

(e) là ăn mòn điện hóa

(f) là ăn mòn hóa học

Câu 2. Cho m gam Cu tác dụng vừa đủ với 200ml dung dịch AgNO3 1M. Tính giá trị m cần cho phản ứng?

A. 6,4

B. 3,2

C. 9,6

D. 8

Xem đáp án
Đáp án A

nAgNO3 = 0,2 mol

Phương trình phản ứng xảy ra

Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag

0,1 ← 0,2

mCu = 0,1.64 = 6,4 gam

Câu 3. Dãy kim loại nào dưới đây phản ứng được với dung dịch sắt (II) nitrat.

A. Cu, Fe, Ag

B. Al, Zn, Mg

C. Fe, Ag, Mg

D. Al, Cu, Zn

Xem đáp án
Đáp án B

Phương trình phản ứng

2Al + 3Fe(NO3)2 → 2Al(NO3)3 + 3Fe

Zn + Fe(NO3)2 → Zn(NO3)2 + Fe

Mg + Fe(NO3)2 → Mg(NO3)2 + Fe

Câu 4. Ngâm một thanh Cu vào dung dịch AgNO3 dư thu được dung dịch A. Sau đó ngâm thanh Fe (dư) vào dung dịch A thu được dung dịch B và chất rắn Z. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Z có chứa chất nào sau đây?

A. Fe

B. Fe, Cu

C. Cu, Ag.

D. Fe, Cu, Ag

Xem đáp án
Đáp án D

Các phản ứng xảy ra:

Cu (dư) + AgNO3 → Cu(NO3)2 + Ag

Cu(NO3)2 + Fe(dư) → Fe(NO3)2 + Cu

Vậy dung dịch Y chứa Fe(NO3)2.

Câu 5. Cho 0,05 mol FeCl2 phản ứng hoàn toàn với dung dịch AgNO3 dư, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là

A. 28,7.

B. 19,75.

C. 10,8.

D. 17,9.

Xem đáp án
Đáp án B

Phương trình phản ứng hóa học xảy ra

FeCl2 + 2AgNO3 → 2AgCl↓ + Fe(NO3)2

0,05 → 0,1

Fe(NO3)2 + AgNO3 → Fe(NO3)3 + Ag↓

0,05 → 0,1

=> mkết tủa = 0,05.108 + 0,1.143,5 = 19,75 gam

Câu 6. Nhúng thanh kim loại kẽm vào một dung dịch chứa hỗn hợp 6,4 gam CuSO4 và 12,8 gam CdSO4. Hỏi sau khi Cu và Cd bị đẩy hoàn toàn khỏi dung dịch thì khối lượng thanh kẽm tăng hay giảm bao nhiêu?

A. tăng 1,39 gam

B. giảm 1,39 gam

C. tăng 2,78 gam

D. giảm 2,78 gam

Xem đáp án
Đáp án C

Ta có:

nCuSO4 = 3,2/160 = 0,04 (mol);

nCdSO4 = 6,24/208 = 0,06 (mol)

Phương trình hóa học

CuSO4 + Zn → ZnSO4 + Cu (1)

0,04 → 0,04→  0,04 (mol)

CdSO4 + Zn → ZnSO4 + Cd (2)

0,06 → 0,06 → 0,06 (mol)

Từ (1) và (2) ⇒ ∑mCu + Cd = (0,04.64) + (0,06.112) = 9,28 (gam)

Và mZn tham gia phản ứng = (0,04 + 0,06).65 = 6,5 (gam)

Vậy khối lượng thanh Zn tăng: 9,28 - 6,5 = 2,78 (gam)

Câu 7. Để nhận biết ion nitrat, thường dùng Cu và dung dịch axit sulfuric loãng đun nóng là vì

A. Phản ứng tạo ra kết tủa màu vàng và dung dịch có màu xanh

B. Phản ứng tạo ra dung dịch có màu xanh và khí không mùi làm xanh giấy quỳ ẩm.

C. Phản ứng tạo ra kết tủa màu xanh.

D. Phản ứng tạo dung dịch có màu xanh và khí không màu hóa nâu trong không khí.

Xem đáp án
Đáp án D

Để nhận biết ion nitrat, thường dùng Cu và dung dịch axit sunfuric loãng đun nóng là vì phản ứng tạo dung dịch có màu xanh và khí không màu hóa nâu trong không khí.

Câu 8. Khi cho lá đồng vào dung dịch HNO3 đặc hiện tượng quan sát được là:

A. Dung dịch chuyển sang màu vàng và có khí màu nâu đỏ thoát ra

B. Dung dịch chuyển sang màu nâu đỏ và có khí màu xanh thoát ra

C. Dung dịch chuyển sang màu xanh và có khí không màu thoát ra

D. Dung dịch chuyển sang màu xanh và có khí màu nâu đỏ thoát ra

Xem đáp án
Đáp án D

Lá đồng màu đỏ Đồng (Cu) tan dần trong dung dịch axit HNO3 đặc và sinh ra khí nito đioxit NO2 nâu đỏ.

Cu + 4HNO3 → Cu(NO3)2 + 2NO2↑ + 2H2O

Câu 9. Cho m gam hỗn hợp X gồm Al, Cu vào dung dịch HCl dư, sinh ra 6,72 lít khí (ở đktc). Nếu cho m gam hỗn hợp X trên vào lượng dư axit nitric đặc, nguội, sinh ra 13,44 lít khí NO2 (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Giá trị của m là

A. 10,5

B. 24,6

C. 12,3

D. 15,6

Xem đáp án
Đáp án B

Cho Al, Cu vào HCl dư thì chỉ có Al phản ứng:

Al + 3HCl → AlCl3 + 3/2 H2

Ta có: nAl = 2/3.nH2 = 2/3. 0,3 = 0,2 mol

Cho Al, Cu vào HNO3 đặc nguội thì chỉ có Cu phản ứng:

Cu + 4HNO3 → Cu(NO3)2 + 2NO2 + 2H2O

Ta có: nCu = 1/2. nNO2 = 1/2. 0,6 = 0,3 mol

Vậy m gam hỗn hợp X gồm 0,1 mol Al và 0,3 mol Cu → m = 0,2.27+ 0,3.64 = 24,6 gam

Câu 10. Cho 0,774 gam hỗn hợp Zn và Cu vào 500 ml dung dịch AgNO3 nồng độ 0,04M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn được chất rắn X nặng 2,288 gam chất rắn. Hãy xác định thành phần của? 

A. Ag và Cu

B. Zn và Ag

C. Cu

D. Ag

Xem đáp án
Đáp án A

Ta có: n_{AgNO_3} = 0,5.0,04 = 0,02(mol)

Thứ tự phản ứng:

Zn + 2AgNO3 → Zn(NO3)2 + 2Ag (1)

Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag (2)

Nếu Zn, Cu phản ứng hết thì khối lượng kim loại thu được tối đa nặng:

108 . 0,02 = 2,16 (gam) < mX ⇒ kim loại còn dư ⇒ AgNO3 phản ứng hết.

Nếu Cu chưa phản ứng thì phản ứng (1) làm tăng một lượng:

108.0,02 - 65.0,02/2 = 1,51 (gam) tức khối lượng chất rắn lúc đó nặng:

0,774 + 1,51 = 2,284 (gam) < mX ⇒ Cu có phản ứng nhưng còn dư.

Vậy X gồm Ag và Cu.

Câu 11. Cho 1 gam kim loại R vào 200 ml dung dịch AgNO3 0,25M đến khi phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch không chứa ion Ag+ và có khối lượng giảm so với khối lượng của dung dịch AgNO3 ban đầu là 4,4 gam. Kim loại R là?

A. Cu.

B. Ca.

C. Zn.

D. Fe.

Xem đáp án
Đáp án D

*Trường hợp 1: R (hóa trị n) phản ứng trực tiếp với AgNO3

Phương trình phản ứng:

R + nAgNO3 → R(NO3)n + nAg

0,05/n → 0,05 → 0,05 mol

mdd giảm= mAg - mR pứ= 0,05.108 – 0,05R/n= 4,4

→ R/n= 20 → Loại

*Trường hợp 2: R là Ca

Ca + H2O → Ca(OH)2 + H2

0,025 → 0,025 → 0,025 mol

Ca(OH)2 + 2AgNO3→ Ca(NO3)2+ 2AgOH ↓

0,025 → 0,05 → 0,05

2AgOH → Ag2O + H2O

0,05 → 0,025 mol

ndd giảm= mAg2O + mH2 – mCa= 0,025.232 + 0,025.2 – 1= 4,85 gam: Loại

*Vậy R là Fe.

Câu 12. Hoà tan hoàn toàn 24,4 gam hỗn hợp gồm FeCl2 và NaCl (có tỉ lệ số mol 1 : 2) vào nước (dư) được dung dịch X. Cho dung dịch AgNO3 (dư) vào X, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn sinh ra m gam chất rắn. Giá trị của m là

A. 28,7

B. 68,2

C. 57,4

D. 21,8

Xem đáp án
Đáp án B

Gọi số mol của FeCl2 là x

Theo đề bài ta có: 127x + 58,5.2.x = 24,4 => x = 0,1.

FeCl2 + 2AgNO3 → 2AgCl + Fe(NO3)2

0,1------> 0,2--------> 0,2-------> 0,1 mol

NaCl + AgNO3 →  AgCl + NaNO3

0,2-------> 0,2------> 0,2

Fe(NO3)2 + AgNO3 → Fe(NO3)3 + Ag

0,1---------------------------------> 0,1

m = (0,2 + 0,2).143,5 + 108.0,1 = 68,2 (g)

Câu 13.Có 4 dung dịch đựng riêng biệt: (a) HCl; (b) CuCl2; (c) FeCl2; (d) HCl có lẫn CuCl2. Nhúng vào mỗi dung dịch một thanh sắt nguyên chất. Số trường hợp xảy ra ăn mòn điện hóa là

A. 0

B. 1

C. 3

D. 2

Xem đáp án
Đáp án D

Để xảy ra quá trình ăn mòn điện hóa cần thỏa mãn 3 điều kiện:

Có 2 điện cực khác bản

2 điện cực tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với nhau

2 điện cực được nhúng trong cùng 1 dung dịch chất điện li

Có 2 trường hợp thỏa mãn: Fe nhúng vào dung dịch CuCl2 và Fe nhúng vào dung dịch CuCl2 + HCl

Câu 14. Nhận định nào sau đây không đúng?

A. Phản ứng thế trong hóa học vô cơ đều là phản ứng oxi hóa – khử.

B. Các phản ứng trao đổi có thể là phản ứng oxi hóa – khử, có thể không là phản ứng oxi hóa khử.

C. Các phản ứng hóa hợp có thể là phản ứng oxi hóa – khử, có thể không là phản ứng oxi hóa khử.

D. Các phản ứng trao đổi đều không phải là phản ứng oxi hóa khử.

Xem đáp án
Đáp án B

Các phản ứng trao đổi đều không phải phản ứng oxi hóa – khử

Câu 15. Hỗn hợp rắn X gồm Al, Fe2O3, Cu có số mol bằng nhau. Hỗn hợp X có thể tan hoàn toàn trong dung dịch

A. NaOH dư.

B. HCl dư.

C. AgNO3 dư.

D. NH3 dư.

Xem đáp án
Đáp án B

Giả sử mỗi chất trong X có 1 mol

A sai vì NaOH chỉ hòa tan Al

2NaOH + 2Al + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2

B đúng vì Cu tan vừa đủ trong dung dịch FeCl3

2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2

Fe2O3 + 6HCl → 2FeCl3 + 3H2O

1 → 2

Cu + 2FeCl3 → 2FeCl2 + CuCl2

1 → 2

C sai vì không hòa tan được Fe2O3.

D sai vì NH3 không hòa tan được cả 3 chất rắn.

Câu 16. Sục khí NH3 đến dư vào dung dịch nào dưới đây để thu được kết tủa?

A. CuCl2.

B. NaNO3.

C. KCl.

D. AlCl3.

Xem đáp án
Đáp án D

Phương trình phản ứng minh họa

AlCl3 + 3NH3 + 3H2O → Al(OH)3 ↓ + 3NH4Cl

Khi sục NH3 dư vào CuCl2 thì tạo ra kết tủa, kết tủa đó lại tan trong NH3 dư tạo phức

CuCl2 + 2NH3 + 2H2O → Cu(OH)2 ↓ + 2NH4Cl

Cu(OH)2 + 4NH3 → [Cu(NH3)4](OH)2 (tan)

-------------------------------------

>> Mời các bạn tham khảo một số phương trình phản ứng liên quan

Chúc các bạn học tập tốt.

Đánh giá bài viết
11 67.535
Sắp xếp theo

    Phương trình phản ứng

    Xem thêm