Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Ion kim loại nào sau đây có tính oxi hóa yếu nhất

Ion kim loại nào sau đây có tính oxi hóa yếu nhất được VnDoc biên soạn hướng dẫn bạn đọc trả lời câu hỏi liên quan đến xác định ion kim có tinh oxi yếu dựa vào dãy điện hóa của kim loại. Cũng như đưa ra các nội dung lý thuyết, câu hỏi liên quan.

Ion kim loại nào sau đây có tính oxi hóa yếu nhất?

A. Fe3+.

B. Al3+.

C. Ag+.

D. Cu2+.

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết 

Thứ tự xuất hiện các ion trong dãy điện hóa: Al3+; Cu2+; Fe3+; Ag+.

Al3+ có tính oxi hóa yếu nhấtThứ tự xuất hiện các ion trong dãy điện hóa: Al3+; Cu2+; Fe3+; Ag+.

Al3+ có tính oxi hóa yếu nhất

Đáp án B

Dãy điện hóa của kim loại

Định nghĩa dãy điện hóa của kim loại là những cặp oxi hóa – khử của kim loại được sắp xếp theo chiều tăng dần tính oxi hóa của ion kim loại và giảm dần của tính khử kim loại .

Các kim loại trong dãy điện hoá được sắp xếp theo chiều tính khử của kim loại giảm dần và tính oxi hoá của ion kim loại tăng dần.

Dãy điện hóa của kim loại

Dãy điện hoá cho phép dự đoán chiều của phản ứng giữa hai cặp oxi hoá - khử: chất oxi hoá mạnh hơn sẽ oxi hoá chất khử mạnh hơn sinh ra chất oxi hoá yếu hơn và chất khử yếu hơn.

Câu hỏi bài tập liên quan 

Câu 1. Kim loại nào sau đây có tính khử mạnh nhất

A. Ag.

B. Fe.

C. Cu.

D. Al.

Xem đáp án
Đáp án D

Kim loại nào sau đây có tính khử mạnh nhất Al.

Câu 2. Kim loại có tính khử mạnh nhất trong kim loại kiềm là

A. Na

B. Li

C. Cs

D. K

Xem đáp án
Đáp án C

Kim loại có tính khử mạnh nhất trong kim loại kiềm là Cs

Câu 3. Ion kim loại nào sau đây có tính oxi hóa mạnh nhất

A. Fe2+.

B. Zn2+.

C. Ag+.

D. Ba2+.

Xem đáp án
Đáp án C

Ion kim loại nào sau đây có tính oxi hóa mạnh nhất Ag+.

Câu 4. Cho các kim loại Mg, Al, Zn, Cu. Tính oxi hoá của ion kim loại tăng dần là

A. Cu2+ < Zn2+ < Al3+ < Mg2+.

B. Cu2+ < Mg2+ < Al3+ < Zn2+.

C. Mg2+ < Al3+ < Zn2+ < Cu2+.

D. Cu2+ < Mg2+ < Zn2+ < Al3+.

Xem đáp án
Đáp án C

Tính oxi hoá của ion kim loại tăng dần là

C. Mg2+ < Al3+ < Zn2+ < Cu2+.

Câu 5. Cho 4 kim loại Al, Fe, Mg, Cu và 4 dung dịch ZnSO4, AgNO3­, CuCl2, Al2(SO4)3. Kim loại khử được cả 4 dung dịch muối đã cho là

A. Fe.

B. Mg.

C. Al.

D. Cu.

Xem đáp án
Đáp án B

Mg là kim loại mạnh hơn những kim loại trong muối → Mg khử được cả 4 dung dịch muối

Phương trình phản ứng

Mg + ZnSO4 → MgSO4 + Zn

Mg + 2AgNO3 → Mg(NO3)2 + 2Ag

Mg + CuCl2 → MgCl2 + Cu

3Mg + Al2(SO4)3 → 3MgSO4 + 2Al

Câu 6. Cho Zn dư vào dung dịch AgNO3, Cu(NO3)2, Fe(NO3)3. Số phản ứng hoá học xảy ra là:

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Xem đáp án
Đáp án D

Phương trình phản ứng

Zn + 2AgNO3 → Zn(NO3)2 + 2Ag

Zn + 2Fe(NO3)3 → Zn(NO3)2 + 2Fe(NO3)2

Zn + Cu(NO3)2 → Zn(NO3)2 + Cu

Zn + Fe(NO3)2 → Zn(NO3)2 + Fe

Câu 7. Dãy các ion sắp xếp theo chiều tăng dần tính oxi hóa là

A. Ag+, Cu2+, Fe3+, Fe2+.

B. Fe3+, Cu2+, Fe2+, Ag+.

C. Ag+, Fe3+, Cu2+, Fe2+.

D.Fe2+, Cu2+, Fe3+, Ag+.

Xem đáp án
Đáp án C

Liên kết cộng hóa trị là liên kết được hình thành giữa 2 nguyên tử bằng 1 hay nhiều cặp electron chung.

Câu 8. Ngâm thanh Cu (dư) vào dung dịch AgNO3 thu được dung dịch X. Sau đó ngâm thanh Fe (dư) vào dung dịch X thu được dung dịch Y. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Dung dịch Y có chứa chất tan là:

A. Fe(NO3)3.

B. Fe(NO3)2.

C. Fe(NO3)2, Cu(NO3)2

D. Fe(NO3)3, Fe(NO3)2.

Xem đáp án
Đáp án B

Các phản ứng xảy ra:

Cu(dư) + AgNO3 → Cu(NO3)2 + Ag

Cu(NO3)2 + Fe(dư) → Fe(NO3)2 + Cu

Vậy dung dịch Y chứa Fe(NO3)2.

------------------------------------------

Ion kim loại nào sau đây có tính oxi hóa yếu nhất được VnDoc biên soạn cẩn thận, giúp bạn đọc có thêm tài liệu bổ ích về dãy điện hóa cũng như biết cách vận dụng ghi nhớ dãy điện hóa một cách nhanh và chính xác nhất. Mời các bạn cùng theo dõi để có thêm tài liệu học tập nhé.

>> Mời các bạn tham khảo thêm một số nội dung liên quan

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Hóa 12 - Giải Hoá 12

    Xem thêm