Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Nếu vật làm bằng hợp kim Fe-Zn bị ăn mòn điện hóa thì trong quá trình ăn mòn

Nếu vật làm bằng hợp kim Fe- Zn

Nếu vật làm bằng hợp kim Fe-Zn bị ăn mòn điện hóa thì trong quá trình ăn mòn được biên soạn hướng dẫn bạn đọc trả lời câu hỏi liên quan đến ăn mòn điện hóa. Cũng như đưa ra các nội dung câu hỏi lý thuyết, bài tập liên quan. Mời các bạn tham khảo chi tiết nội dung dưới đây.

Nếu vật làm bằng hợp kim Fe-Zn bị ăn mòn điện hoá thì trong quá trình ăn mòn

A. sắt đóng vai trò anot và bị oxi hoá

B. kẽm đóng vai trò anot và bị oxi hoá

C. sắt đóng vai trò catot và ion H+ bị oxi hóa

D. kẽm đóng vai trò catot và bị oxi hóa

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết 

Trong ăn mòn điện hóa thì chất nào có tính khử mạnh hơn thì đóng vai trò là cực âm và chất đó bị oxi hóa.

=> Đáp án B

Câu hỏi vận dụng liên quan 

Câu 1. Nếu vật làm bằng hợp kim Fe – Zn bị ăn mòn điện hóa thì trong quá trình ăn mòn ?

A. Kẽm đóng vai trò catot và bị oxi hóa

B. Sắt đóng vai trò anot bị oxi hóa

C. Sắt đóng vai trò catot và ion H+ bị oxi hóa

D. Kẽm đóng vai trò anot và bị oxi hóa

Xem đáp án
Đáp án D

Cách giải nhanh bài tập này

Vì Zn có tính khử mạnh hơn Fe nên Zn đóng vai trò là cực âm (anot) và bị oxi hóa trong quá trình ăn mòn bảo vệ cho thanh Fe.

Câu 2. Cho thanh sắt vào dung dịch H2SO4 loãng sau đó thêm tiếp vài giọt dung dịch CuSO4. Hiện tượng quan sát được là

A. bọt khí bay lên ít và chậm hơn lúc đầu.

B. khí ngừng thoát ra (do Cu bao quanh Fe).

C. bọt khí bay lên nhanh và nhiều hơn lúc đầu.

D. dung dịch không chuyển màu.

Xem đáp án
Đáp án C

Các quá trình xảy ra như sau :

Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2

Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu

→ Cu sinh ra bám vào thanh sắt và hình thành 2 điện cực cùng tiếp xúc với dung dịch chất điện li

→ xảy ra ăn mòn điện hóa → tốc độ thoát khí tăng

Câu 3. Cắm 2 lá kim loại Zn và Cu nối với nhau bằng một sợi dây dẫn vào cốc thuỷ tinh. Rót dung dịch H2SO4 loãng vào cốc thuỷ tinh đó thấy khí H2 thoát ra từ lá Cu. Giải thích nào sau đây không đúng với thí nghiệm trên ?

A. Cu đã tác dụng với H2SO4 sinh ra H2.

B. Ở cực dương xảy ra phản ứng khử

C. Ở cực âm xảy ra phản ứng oxi hoá.

D. Zn bị ăn mòn điện hóa và sinh ra dòng điện.

Xem đáp án
Đáp án A

Lá Zn và Cu tiếp xúc gián tiếp với nhau qua dây dẫn và cùng tiếp xúc với dung dịch H2SO4

→ xảy ra quá trình ăn mòn điện hóa

Quá trình xảy ra tại các điện cực :

Lá Cu – cực (+)                                    lá Zn – cực (-)

2H+ + 2e → H                                  Zn → Zn2+ + 2e

Câu 4. Trường hợp nào sau đây xảy ra ăn mòn điện hóa

A. Sợi bạc nhúng trong dung dịch HNO3.

B. Đốt lá sắt trong khí Cl2.

C. Thanh nhôm nhúng trong dung dịch H2SO4 loãng.

D. Thanh kẽm nhúng trong dung dịch CuSO4.

Xem đáp án
Đáp án D

A sai vì ăn mòn hóa học, không hình thành hai điện cực mới

3Ag + 4HNO3 → 3AgNO3 + NO↑ + 2H2O

B sai vì ăn mòn hóa học

2Fe + 3Cl2 → 2FeCl3

C sai vì ăn mòn hóa học, không hình thành hai điện cực mới

2Al + 3H2SO4→ Al2(SO4)3 + 3H2

Khi cho CuSO4 vào thì xảy ra phản ứng: Zn + CuSO4 → ZnSO4 + Cu

Cu tạo ra bám trên Zn→ tạo ra 1 pin điện hóa làm thanh kẽm ăn mòn nhanh

Zn + Cu2+ → Zn2+ + Cu↓

-----------------------------------------------------

Trên đây VnDoc.com đã giới thiệu tới bạn đọc tài liệu: Nếu vật làm bằng hợp kim Fe-Zn bị ăn mòn điện hóa thì trong quá trình ăn mòn. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Hóa học lớp 10, Giải bài tập Hóa học lớp 11, Hóa học lớp 12, Thi thpt Quốc gia môn Toán, đề thi học kì 1 lớp 11, đề thi học kì 2 lớp 11 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Để thuận tiện cho các bạn học sinh trong quá trình trao đổi cũng như cập nhật thông tin tài liệu mới nhất, mời bạn đọc cùng tham gia nhóm Tài liệu học tập lớp 12 để có thêm tài liệu học tập nhé

Đánh giá bài viết
1 389
Sắp xếp theo

    Hóa 12 - Giải Hoá 12

    Xem thêm