Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Nhiệt phân NaNO3

Nhiệt phân NaNO3 được VnDoc biên soạn hướng dẫn các bạn học sinh viết phương trình phản ứng nhiệt phân hoàn toàn NaNO3 thì sau phản ứng chất rắn thu được là NaNO2.

>> Mời các bạn tham khảo thêm một số tài liệu liên quan 

1. Phương trình phản ứng nhiệt phân NaNO3

2NaNO3  \overset{t^{o} }{\rightarrow}\(\overset{t^{o} }{\rightarrow}\) 2NaNO2 + O2

2. Điều kiện phản ứng nhiệt phân NaNO3 xảy ra 

Nhiệt độ

3. Nhiệt phân hoàn toàn NaNO3 thì chất rắn thu được

Nhiệt phân hoàn toàn NaNO3 thì chất rắn thu được muối NaNO2 và khí không màu thoát ra O2

4. Nhiệt phân muối nitrat (NO3-)

Muối nitrat rất kém bền nhiệt, vì vậy khi nung nóng thì muối nitrat sẽ bị nhiệt phân tạo thành các sản phẩm khác. Sản phẩm tạo thành như thế nào phụ thuộc vào kim loại tạo muối nitrat.

4.1. Nhiệt phân muối nitrat của kim loại đứng trước Mg (Li, K, Ba, Ca, Na)

Muối nitrat → Muối nitrit và O2

2M(NO3)n → 2M(NO2)n + nO2

Ví dụ: 2NaNO3 → 2NaNO2 + O2

4.2. Nhiệt phân muối nitrat của kim loại trung bình (từ Mg đến Cu)

Muối nitrat → Oxit kim loại + NO2 + O2

2M(NO3)n → M2On + 2nNO2 + n/2O2

Ví dụ: 2Cu(NO3)2 → 2CuO + 4NO2 + O2

4.3. Nhiệt phân muối nitrat của kim loại sau Cu

Muối nitrat → kim loại + NO2 + O2

M(NO3)n → M + nNO2 + n/2O2

Ví dụ: 2AgNO3 → 2Ag + 2NO2 + O2

4.4. Một số phản ứng đặc biệt

2Fe(NO3)3 → Fe2O3 + 6NO2 + 3/2O2

NH4NO3 → N2O + 2H2O

NH4NO2 → N2 + 2H2O

5. Bài tập vận dụng liên quan

Câu 1. Nhiệt phân hoàn toàn NaNO3 thì chất rắn thu được là

A. NaNO2

B. NaOH

C. Na2O

D. Na

Xem đáp án
Đáp án A

Nhiệt phân hoàn toàn NaNO3 thì chất rắn thu được NaNO2

2NaNO3 → 2NaNO2 + O2

Câu 2. Khi nhiệt phân muối NaNO3 thu được các chất là:

A. NaNO2, N2 và O2

B. NaNO2 và O2

C. NaNO2 và NO2

D. NaNO2, N2 và CO2

Xem đáp án
Đáp án B

Khi nhiệt phân muối NaNO3 thu được các chất là: NaNO2 và O2

2NaNO3 → 2NaNO2 + O2

Câu 3. Đem nung một m gam Cu(NO3)2 sau một thời gian dừng lại, làm nguội, rồi cân thấy khối lượng giảm 5,4 gam. Vậy khối lượng muối Cu(NO3)2 đã bị nhiệt phân là:

A. 9,4 gam

B. 0,94 gam

C. 4,7 gam

D. 0,47 gam

Xem đáp án
Đáp án A

Phương trình phản ứng nhiệt phân

2Cu(NO3)2 → 2CuO + 4NO2 + O2

x → x → 2x → 0,5x

mgiảm = mkhí sinh ra = mNO2 + mO2 => 2x.46 + 0,5x.32 = 5,4 => x = 0,05 mol

=> mCu(NO3)2 = 0,05. (64 + 14.2 + 16.3.2) =  9,4 gam

Câu 4. Nhiệt phân hoàn toàn 9,4 gam muối nitrat của kim loại R thu được 4 gam chất rắn. Công thức của muối là.

A. Pb(NO3)2.

B. Fe(NO3)2.

C. Cu(NO3)2.

D. AgNO3.

Xem đáp án
Đáp án D

Ở dạng bài tập này bạn đọc phải chia thành 3 trường hợp xảy ra vì đối với muối nitrat của các nhóm kim loại khác nhau, khi nhiệt phân tạo ra các chất khác nhau.

Ta xét lần lượt các trường hợp dưới đây

Trường hợp 1: sản phẩm nhiệt phân là muối nitrit và oxi.

mO2 = 9,4 −4 = 5,4 gam

⇒ nO2 = 5,4/32 = 0,16875 (mol)

Phương trình phản ứng nhiệt phân

M(NO3)n → M(NO2)n+ 1/2nO2

⇒ nM(NO3)n = 0.,3375n (mol)

MM(NO3)n = 9,4n/0,3375 =27,8n (loại)

Trường hợp 2: sản phẩm nhiệt phân là oxit, NO2 và O2

Phương trình phản ứng nhiệt phân

2M(NO3)n → M2On + 2nNO2 + 1/2nO2

nM(NO3)n= 9,4/(M + 62n)

⇒ nM2On = 4,7/(M + 62n)

⇒ 4,7/(M + 62n) = 4/(2M + 16n)

⇔ 4 (M + 62n) = 4,7(2M + 16n)

⇔ M = 32n

n = 2 ⇒ M = 64 (Cu)

Công thức thỏa mãn là Cu(NO3)2

Trường hợp 3: sản phẩm nhiệt phân là kim loại, NO2 và O2

Phương trình phản ứng nhiệt phân

M(NO3)n → M + nNO2 + 1/2nO2

nM(NO3)n = nM

⇒ 9,4/(M + 62n)= 4/M

⇔ 9,4/M = 4/(M + 62n)

⇔M = 45,93 n (loại)

Câu 5. Nung nóng 66,2 gam Pb(NO3)2 thu được 55,4 gam chất rắn. Tính hiệu suất của phản ứng phân hủy.

A. 50%

B. 70%

C. 55%

D. 75%

Xem đáp án
Đáp án A

Phương trình phản ứng

Pb(NO3)2 → PbO + 2NO2 + 1/2O2

mNO2 + mO2 = 46.2x + 32.0,5x = 66,2 – 55,4 => x = 0,1 mol

Khối lượng của Pb(NO3)2 phản ứng là:

mPb(NO3)2 = 0,1.331 = 33,1 gam

Hiệu suất phản ứng thủy phân là: H = 33,1/66,2.100% = 50%

Câu 6. Khi bị nhiệt phân, dãy muối nitrat nào sau đây đều cho sản phẩm là kim loại, khí nitơ đioxit và khí oxi?

A. Zn(NO3)2, NaNO3, Fe(NO3)2

B. Ca(NO3)2, NaNO3, KNO3

C. Cu(NO3)2, LiNO3, KNO3

D. Hg(NO3)2, AgNO3

Xem đáp án
Đáp án D

Dãy muối nitrat đều cho sản phẩm là kim loại, khí nitơ đioxit và khí oxi là: Hg(NO3)2, AgNO3

2AgNO3 → 2Ag + 2NO2 + O2

2Hg(NO3)2 → 2HgO + 4NO2 + O2

Câu 7. Cho lượng khí NH3 đi từ từ qua ống sứ chứa 3,2 gam CuO nung nóng đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn ; thu được rắn X và 1 hỗn hợp khí Y. Chất rắn A phản ứng vừa đủ với 20 ml HCl 1M. Tính thể tích khí N2 (đktc) tạo thành sau phản ứng là

A. 1,12 lít

B. 2,24 lít

C. 4,48 lít

D. 6,72 lít

Xem đáp án
Đáp án B

2NH3 + 3CuO → 3Cu + N2↑ + 3H2O

Chất rắn A: Cu và CuO dư

CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O

nCuO = nHCl/2 = 0,02/2 = 0,01 mol

số mol CuO tham gia phản ứng khử là: 3,2/80 – 0,01= 0,03 mol

⇒ VN2 = 0,01. 22,4 = 2,24 lít

Câu 8. Nhiệt phân hoàn toàn Fe(NO3)2 trong không khí thu được sản phẩm gồm

A. FeO, NO2, O2.

B. Fe2O3, NO2.

C. Fe2O3, NO2, O2.

D. Fe, NO2, O2.

Xem đáp án
Đáp án C

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

Vì Fe là kim loại trung bình nên sản phẩm thu được gồm oxit kim loại + NO2 + O2

4Fe(NO3)2 → 2Fe2O3 + 8NO2 + O2

Câu 9. Khi nhiệt phân hoàn toàn muối nitrat của kim loại hóa trị I thu được 32,4 gam kim loại và 10,08 lít khí (đktc). Công thức của muối nitrat đó là.

A. AgNO

B. NaNO3

C. KNO3

D. LiNO3

Xem đáp án
Đáp án A

Gọi kim loại cần tìm là M ⇒ muối nitrat là: MNO3

MNO3 → M + NO2 + 1/2 O2

a → a → a → a/2

a+ a/2 = 1,5a = 10,08/22,4 = 0,45 ⇒ a = 0,3

M = 32,4/0,3 = 108 ⇒ M là Ag

Câu 10. Nhúng thanh Al vào dung dịch HNO3 loãng, không thấy có khí thoát ra. Kết luận nào sao đây là đúng:

A. Al không phản ứng với dung dịch HNO3 loãng

B. Al bị thụ động hóa trong dung dịch HNO3 loãng

C. Al phản ứng với HNO3 tạo ra muối amoni

D. Al phản ứng với HNO3 tạo ra muối và nước

Xem đáp án
Đáp án C

Phương trình phản ứng Al tác dụng với HNO3 loãng ra NH4NO3

8Al + 30HNO3 → 8Al(NO3)3 + 3NH4NO3 + 9H2O

Câu 11. Cho hỗn hợp X gồm Cu, Ag, Fe, Al tác dụng với oxi dư khi đun nóng thu được chất rắn Y. Cho Y vào dung dịch HCl dư, khuấy kĩ sau đó lấy sản phẩm thu được cho tác dụng với dung dịch NaOH loãng dư. Lọc lấy kết tủa tạo thành đem nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được chất rắn Z. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Thành phần của Z gồm

A. Fe2O3, Al2O3.

B. Fe2O3, CuO.

C. Fe2O3, CuO, Ag.

D. Fe2O3, CuO, Ag2O

Xem đáp án
Đáp án C

Kiểm tra kiến thức:

Bài trắc nghiệm số: 196

Bài kiểm tra được biên soạn bởi KhoaHoc.vn - Chuyên trang luyện thi trực tuyến!

....................

Trên đây VnDoc đã giới thiệu Nhiệt phân NaNO3 tới bạn đọc. Để có kết quả cao hơn trong kì thi, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Thi thpt Quốc gia môn Toán, Thi THPT Quốc gia môn Hóa học, Thi THPT Quốc gia môn Vật Lý, mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu ôn tập THPT Quốc gia miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 12 Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu, đề thi mới nhất.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
4
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Hóa 12 - Giải Hoá 12

    Xem thêm
    Bạn cần đăng ký gói thành viên VnDoc PRO để làm được bài trắc nghiệm này!
    VnDoc PRO:Trải nghiệm không quảng cáoTải file không cần chờ đợi!
    Mua VnDoc PRO 79.000đ