Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Al + H2SO4 → Al2(SO4)3 + S + H2O

Al + H2SO4 → Al2(SO4)3 + S + H2O được VnDoc biên soạn hướng dẫn bạn đọc viết và cân bằng phản ứng Al tác dụng H2SO4 ra muối, lưu huỳnh và nước bằng phương pháp thằng bằng electron. Cũng như từ đó vận dụng vào hoàn thành các câu hỏi trắc nghiệm liên quan. Mời các bạn tham khảo nội dung chi tiết dưới đây.

1. Phương trình phản ứng Al tác dụng H2SO4 đặc 

2Al + 4H2SO4 → Al2(SO4)3 + S + 4H2O

2. Điều kiện phản ứng Al tác dụng H2SO4 đặc xảy ra

Nhiệt độ thường

3. Cân bằng phản ứng Al + H2SO4 → Al2(SO4)3 + S + H2O bằng phương pháp thăng bằng electron

Al0 + H2S+6O4 → Al+32(SO4)3 + S0 + H2O

2x

1x

Al0 →  Al+3 + 3e

S+6 + 6e → S0

Phương trình hóa học

2Al + 4H2SO4 → Al2(SO4)3 + S + 4H2O

4. Câu hỏi vận dụng liên quan 

Câu 1. Nhôm không phản ứng được với dung dịch nào dưới đây?

A. FeSO4

B. HCl loãng, dư

C. H2SO4 đặc, nguội

D. NaOH

Xem đáp án
Đáp án C

Nhôm bị thụ động trong axit HNO3, H2SO4 đặc nguội

Câu 2. Các đồ vật bằng nhôm bền trong không khí và nước là do:

A. Có một lớp Al(OH)3 bên ngoài bảo vệ

B. Có một lớp Al2O3 bên ngoài bảo vệ

C. Nhôm không tan trong nước

D. Nhôm bền, không bị oxi hóa

Xem đáp án
Đáp án B

Đồ vật làm bằng nhôm bền trong không khí và nước là do có màng oxit Al2O3 bền vững bảo vệ.

Câu 3. Cách nào sau đây không phá hủy các đồ dùng làm bằng nhôm?

A. Dùng nước chanh làm sạch bề mặt nhôm

B. Rửa sạch, lau khô và để chỗ khô ráo

C. Dùng đồ làm bằng nhôm để đựng nước vôi

D. Dùng đồ làm bằng nhôm để đựng nước biển

Xem đáp án
Đáp án B

Cách không phá hủy các đồ dùng làm bằng nhôm là: Rửa sạch, lau khô và để chỗ khô ráo

Câu 4. Để phân biệt 3 gói bột: Fe, Cu và Al có thể dùng các dung dịch

A. NaOH và FeCl2

B. HCl và CuCl2

C. Ca(OH)2 và NaCl

D. HCl và NaOH

Xem đáp án
Đáp án D

Trích mẫu thử và đánh số thứ tự

Cho các mẫu thử vào dd NaOH

+ Mẫu thử phản ứng có khí thoát ra là Al

Al + NaOH + H2O → NaAlO2 + 3/2H2

+ Mẫu thử không phản ứng là Fe và Cu

Để phân biệt Fe và Cu ta cho 2 mẫu thử vào dung dịch HCl

+ Mẫu thử phản ứng có khí thoát ra là Fe

Fe + 2HCl  → FeCl2 + H2

Câu 5. Sự khác biệt nhất trong tính chất hóa học của H2SO4 đặc so với H2SO4 loãng là

A. Tác dụng được với oxit bazơ

B. Tác dụng được với bazơ

C. Tác dụng được với muối

D. Khả năng hút nước mạnh (tính háo nước)

Xem đáp án
Đáp án D

Axit sunfuric đặc có những tính chất hóa học riêng so với H2SO4 loãng

+ Tác dụng với hầu hết kim loại (trừ Au và Pt)

+ Tính háo nước

Câu 6. Trong công nghiệp, sản xuất axitsunfuric qua mấy công đoạn

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Xem đáp án
Đáp án C

Sản xuất axit sunfuric gồm 3 giai đoạn:

Giai đoạn 1: Đốt lưu huỳnh cháy trong không khí

S + O2 → SO2 (nhiệt độ)

Giai đoạn 2: sản xuất SO3 bằng cách oxi hóa SO2

2SO2 + O2 → 2SO3 (xúc tác V2O5, nhiệt độ)

Giai đoạn 3: Cho SO3 tác dụng với nước để điều chế H2SO4

SO3 + H2O → H2SO4

----------------------------

Trên đây VnDoc.com đã giới thiệu tới bạn đọc tài liệu: Al + H2SO4 → Al2(SO4)3 + S + H2O. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Hóa học lớp 10, Giải bài tập Hóa học lớp 11, Hóa học lớp 12, Thi thpt Quốc gia môn Toán, đề thi học kì 1 lớp 11, đề thi học kì 2 lớp 11 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Để thuận tiện cho quá trình trao đổi cũng như, cập nhật các tài liệu mới nhất, mời bạn đọc cùng tham gia nhóm Tài liệu học tập lớp 12 để có thêm tài liệu học tập nhé

Chia sẻ, đánh giá bài viết
15
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Phương trình phản ứng

    Xem thêm