Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Fe3O4 + H2SO4 → FeSO4 + Fe2(SO4)3 + H2O

Fe3O4 + H2SO4 → FeSO4 + Fe2(SO4)3 + H2O được Vndoc biên soạn hướng dẫn viết và cân bằng khi cho Fe3O4 tác dụng với H2SO4 loãng, sau phản ứng thu được 2 muối sắt (II) và muối sắt (III). Hy vọng giúp ích cho các bạn trong quá trình học tập, vận dụng giải các dạng câu hỏi liên quan.

>> Mời các bạn tham khảo thêm một số phương trình liên quan:

1. Phương trình phản ứng Fe3O4 tác dụng với H2SO4 loãng

Fe3O4 + 4H2SO4 → FeSO4 + Fe2(SO4)3 + 4H2O

2. Điều kiện phản ứng Fe3O4 tác dụng với H2SO4 loãng

Nhiệt độ

3. Cách tiến hành phản ứng Fe3O4 tác dụng với H2SO4 loãng

Cho oxit sắt từ tác dụng với dung dịch axit H2SO4 loãng

4. Hiện tượng sau phản ứng Fe3O4 ra Fe2(SO4)3

Chất rắn màu nâu đen Sắt III oxit (Fe3O4) tan dần

5. Tính chất hóa học của Fe3O4

Định nghĩa: Là hỗn hợp của hai oxit FeO, Fe2O3. Có nhiều trong quặng manhetit, có từ tính.

Công thức phân tử Fe3O4

5.1. Tính chất vật lí oxit Fe3O4

Là chất rắn, màu đen, không tan trong nước và có từ tính.

5.2. Tính chất hóa học oxit Fe3O4

+ Tính oxit bazơ

Fe3O4 tác dụng với dung dịch axit như HCl, H2SO4 loãng tạo ra hỗn hợp muối sắt (II) và sắt (III).

Fe3O4 + 8HCl → 2FeCl3 + FeCl2 + 4H2O

Fe3O4 + 4H2SO4 loãng → Fe2(SO4)3 + FeSO4 + 4H2O

+ Tính khử

Fe3O4 là chất khử khi tác dụng với các chất có tính oxi hóa mạnh:

3Fe3O4 + 28HNO3 → 9Fe(NO3)3 + NO + 14H2O

+ Tính oxi hóa

Fe3O4 là chất oxi hóa khi tác dụng với các chất khử mạnh ở nhiệt độ cao như: H2, CO, Al:

Fe3O4 + 4H2 \overset{t^{o} }{\rightarrow}\(\overset{t^{o} }{\rightarrow}\)3Fe + 4H2O

Fe3O4 + 4CO \overset{t^{o} }{\rightarrow}\(\overset{t^{o} }{\rightarrow}\)3Fe + 4CO2

3 Fe3O4 + 8Al \overset{t^{o} }{\rightarrow}\(\overset{t^{o} }{\rightarrow}\)4Al2O3 + 9Fe

6. Bài tập vận dụng liên quan

Câu 1. Hoà tan oxit sắt từ (Fe3O4)  vào dung dịch H2SO4 loãng dư thu được dung dịch A. Tìm phát biểu sai

A. Cho KOH dư vào dung dịch A thu được kết tủa để lâu ngoài không khí kết tủa có khối lượng tăng lên

B. Dung dịch A tác dụng được với AgNO3

C. Dung dịch A làm nhạt màu thuốc tím

D. Dung dịch A không thể hòa tan Cu

Xem đáp án
Đáp án D

Phương trình phản ứng hóa học

Fe3O4 + 4H2SO4 → FeSO4 + Fe2(SO4)3 + 4H2O

Dung dịch A gồm 2 muối ion Fe2+ và Fe3+.

Fe2+ làm nhạt màu thuốc tím; Fe3+ hòa tan được Cu:

Cu + 2Fe3+ → 2Fe2+ + Cu2+;

Fe2+ + Ag+ → Fe3+ + A

A + KOH cho 2 kết tủa Fe(OH)2; Fe(OH)3.'

FeSO4 + 2KOH → Fe(OH)2 + K2SO4

Fe2(SO4)3 + KOH → 2Fe(OH)3 + K2SO4

Để lâu ngoài không khí Fe(OH)2 hóa thành Fe(OH)3

Fe(OH)2 + 1/2O2 + H2O → Fe(OH)3

Câu 2. Cho hỗn hợp X gồm Zn và Fe vào dung dịch axit H2SO4 đặc, nóng đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch Y và một phần Fe không tan. Chất tan có trong dung dịch Y là

A. ZnSO4.

B. ZnSO4 và Fe2(SO4)3.

C. ZnSO4 và FeSO4

D. ZnSO4, Fe2(SO4)3 và FeSO4

Xem đáp án
Đáp án D

Phương trình hóa học

Zn + 2H2SO4 → ZnSO4 + SO2 + 2H2O

2Fe + 6H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 3SO2↑ + 6H2O

Do Fe không tan, nên

Fe + Fe2(SO4)3 → 3FeSO4.

Nên chất tan trong dung dịch Y gồm:

ZnSO4 và FeSO4.

Câu 3. Chất nào dưới đây phản ứng với Fe tạo thành hợp chất Fe(II)?

A. Cl2

B. dung dịch HNO3 loãng 

C. dung dịch AgNO3 dư 

D. dung dịch HCl đặc

Xem đáp án
Đáp án D

Phương trình phản ứng hóa học

A. 2Fe + 3Cl2 → 2FeCl3

B. Fe + 4HNO3 → Fe(NO3)3 + NO + 2H2O

C. Fe + 3AgNO3 → Fe(NO3)3 + 3Ag

D. Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

Câu 4. Dãy các chất dung dịch nào đây khi lấy dư có thể oxi hóa Fe thành Fe (III)?

A. HCl, HNO3 đặc, nóng, H2SO4 đặc, nóng

B. Cl2, HNO3 nóng, H2SO4 đặc, nóng nguội

C. Bột lưu huỳnh, H2SO4 đặc, nóng, HCl

D. Cl2, AgNO3, HNO3 loãng

Xem đáp án
Đáp án D

Phương trình phản ứng hóa học đúng:

2Fe + 3Cl2 → 2FeCl3

Fe + 3AgNO3 → Fe(NO3)3 + 3Ag

Fe + 4HNO3 → Fe(NO3)3 + NO + 2H2O

Câu 5. Dung dịch FeSO4 không làm mất màu dung dịch nào sau đây?

A. Dung dịch KMnO4 trong môi trường H2SO4

B. Dung dịch K2Cr2O7 trong môi trường H2SO4

C. Dung dịch Br2

D. Dung dịch CuCl2

Xem đáp án
Đáp án D 

A. Mất màu tím

10FeSO4 + 2KMnO4 + 8H2SO4 → 5Fe2(SO4)3 + K2SO4 + 2MnSO4 + 8H2O

B. Mất màu da cam (K2Cr2O7)

6FeSO4 + K2Cr2O7 + 7H2SO4 → 3Fe2(SO4)3 + Cr2(SO4)3 + K2SO4 + 7H2O

C. Màu màu dung dịch Brom

6FeSO4 + 3Br2 → 2Fe2(SO4)3 + 2FeBr3

Câu 6. Hoà tan hết cùng một lượng Fe trong dung dịch H2SO4 loãng (dư) và dung dịch H2SO4 đặc, nóng (dư) thì các thế tích khí sinh ra lần lượt là V1 và V2 (đo ở cùng điều kiện). Liên hệ giữa V1 và V2

A. V1 = V2

B. V1 = 2V2

C. V2 = 1,5V1.

D. V2 =3 V1

Xem đáp án
Đáp án C

Phương trình phản ứng hóa học

Fe + H2SO4 loãng → FeSO4 + H2

1 mol → 1 mol

2Fe + 6H2SO4 đặc → Fe2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O

1 mol → 1,5 mol

Nên V2 = 1,5V1

Câu 7. Hòa tan hoàn toàn 2,8 gam hỗn hợp FeO, Fe2O3 và Fe3O4 cần vừa đủ V ml dung dịch HCl 1M , thu được dung dịch X. Cho từ từ dung dịch NaOH dư vào dung dịch X thu được kết tủa Y. Nung Y trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 3 gam chất rắn. Tính V?

A. 87,5ml

B. 125ml

C. 62,5ml

D. 175ml

Xem đáp án
Đáp án A

FeO, Fe2O3, Fe3O4 + HCl → FeCl2, FeCl3 + NaOH, toC Fe2O3

Coi hỗn hợp ban đầu gồm Fe, O.

nFe = 2nFe2O3 = 0,0375 mol

⇒ nO = (28 - 0,0375. 56) / 16 = 0,04375

Bảo toàn nguyên tố O → nH2O = nO = 0,04375

Bảo toàn nguyên tố H: nHCl = 2nH2O = 0,0875 mol → V = 87,5 ml.

Câu 8. Nguyên tắc luyện thép từ gang là

A. dùng O2 oxi hóa các tạp chất C, Si, P, S, Mn,.. trong gang để thu được thép.

B. dùng chất khử CO khử oxit sắt thành sắt ở nhiệt độ cao

C. dùng CaO hoặc CaCO3 để khử tạp chất Si, P, S, Mn,.. trong gang để thu được thép.

D. tăng thêm hàm lượng cacbon trong gang để thu được thép

Xem đáp án
Đáp án A Nguyên tắc luyện thép từ gang là giảm hàm lượng các tạp chất C, Si, P, S, Mn, … có trong gang bằng cách oxi hóa các tạp chất đó thành oxit rồi biến thành xỉ và tách ra khỏi thép.

Câu 9. Cho sơ đồ phản ứng sau: Fe → muối X1 → muối X2 → muối X3 → Fe

X1, X2, X3 là các muối của sắt (II)

Theo thứ tự X1, X2, X3 lần lượt là:

A. FeCO3, Fe(NO3)2, FeSO4

B. FeS, Fe(NO3)2, FeSO4

C. Fe(NO3)2, FeCO3, FeSO4

D. FeCl2, FeSO4, FeS

Xem đáp án
Đáp án C

Phương trình phản ứng minh họa

Fe + Cu(NO3)2 → Fe(NO3)2 + Cu

Fe(NO3)2 + Na2CO3 → FeCO3 + 2NaNO3

FeCO3 + H2SO4 → FeSO4 + CO2 + H2O

FeSO4 + Na2S → FeS + Na2SO4

FeS + 2HCl → FeCl2 + H2S

Câu 10. Nhận định nào không đúng về khả năng phản ứng của sắt với nước?

A. Ở nhiệt độ cao (nhỏ hơn 570oC), sắt tác dụng với nước tạo ra Fe3O4 và H2.

B. Ở nhiệt độ lớn hơn 1000oC, sắt tác dụng với nước tạo ra Fe(OH)3.

C. Ở nhiệt độ lớn hơn 570oC, sắt tác dụng với nước tạo ra FeO và H2.

D. Ở nhiệt độ thường, sắt không tác dụng với nước.

Xem đáp án
Đáp án B

Ở nhiệt độ thường, sắt không tác dụng với nước.

Ở nhiệt độ cao, sắt khử được hơi nước:

3Fe + 4H2O → Fe3O4 + 4H2 (to < 570oC)

Fe + H2O → FeO + H2 (to > 570oC)

→ Ở nhiệt độ lớn hơn 1000oC, sắt tác dụng với H2O tạo ra FeO

Câu 11. Nhận định nào sau đây sai:

A. Sắt là nguyên tố phổ biến nhất trong vỏ trái đất.

B. Crom dùng để mạ thép.

C. Gang và thép đều là hợp kim của sắt.

D. Thép có hàm lượng sắt cao hơn gang

Xem đáp án
Đáp án A

Câu 12. Nhận định nào sau đây không đúng

A. Oxi hóa các tạp chất trong gang (Si, Mn, S, P…) thành oxit để giảm hàm lượng của chúng ta thu được thép.

B. Trong công nghiệp sản xuất gang,dung chất khử CO để khử oxit sắt ở nhiệt độ cao.

C. Dùng phèn chua K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O để làm trong nước đục.

D. Quặng giàu Fe nhất trong tự nhiên là quặng pirit FeS2

Xem đáp án
Đáp án D

Câu 13. Ngâm một cây đinh sắt sạch vào dung dịch bạc nitrat. Hiện tượng xảy ra là

A. sắt bị hòa tan một phần, bạc được giải phóng.

B. bạc được giải phóng nhưng sắt không biến đổi.

C. không có chất nào sinh ra, chỉ có sắt bị hòa tan.

D. không xảy ra hiện tượng gì.

Xem đáp án
Đáp án A

Ngâm một cây đinh sắt sạch vào dung dịch bạc nitrat xảy ra phản ứng:

Fe + 2AgNO3 → Fe(NO3)2 + 2Ag↓

=> Hiện tượng xảy ra là: sắt bị hòa tan một phần, bạc được giải phóng.

Câu 14. Thực hiện các thí nghiệm sau:

(1) Đốt dây sắt trong khí clo.

(2) Cho FeO vào dung dịch HNO3 (loãng, dư).

(3) Cho Fe vào dung dịch Fe2(SO4)3.

(4) Cho Fe vào dung dịch H2SO4 (loãng, dư).

(5) Đốt nóng hỗn hợp bột Fe và S (trong điều kiện không có oxi).

Số thí nghiệm tạo ra muối sắt (II) là

A. 2

B. 4

C. 1

D. 3

Xem đáp án
Đáp án D

Thí nghiệm tạo ra muối sắt (II) là: (3); (4); (5).

(1) 2Fe + 3Cl2 → 2FeCl3.

(2) 3FeO + 10HNO3 → 3Fe(NO3)3 + NO + 5H2O.

(3) Fe + Fe2(SO4)3 → 3FeSO4.

(4) Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2.

(5) Fe + S → FeS.

...........................

Trên đây VnDoc đã đưa tới các bạn bộ tài liệu rất hữu ích Fe3O4 + H2SO4 → FeSO4 + Fe2(SO4)3 + H2O. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Chuyên đề Toán 9, Chuyên đề Vật Lí 9, Lý thuyết Sinh học 9, Giải bài tập Hóa học 9, Tài liệu học tập lớp 9 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THCS miễn phí trên Facebook: Luyện thi lớp 9 lên lớp 10. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
56
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Phương trình phản ứng

    Xem thêm