Hoàn thành sơ đồ sau: S → SO2 → SO3 → H2SO4
Điều chế H2SO4 trong công nghiệp
Hoàn thành sơ đồ sau: S → SO2 → SO3 → H2SO4 được VnDoc biên soạn hướng dẫn bạn đọc hoàn thành sơ đồ phản ứng từ S ra SO2, SO2 ra SO3 và SO3 ra H2SO4. Đây cũng chính là sơ đồ điều chế acid H2SO4 trong công nghiệp. Ở các dạng câu hỏi bài tập sẽ xuất hiện dạng sơ đồ điều chế này. M
1. Hoàn thành chuỗi phản ứng sau: S → SO2 → SO3 → H2SO4
S ra SO2: Đốt lưu huỳnh trong không khí
S + O2 → SO2.
SO2 ra SO3: Oxi hóa SO2
2SO2 + O2 → 2SO3.
SO3 ra H2SO4: cho SO3 tác dụng với nước
SO3 + H2O → H2SO4
2. Bài tập vận dụng liên quan
Câu 1. Dung dịch sulfuric acid đặc khác dung dịch sulfuric acid loãng ở tính chất hoá học nào?
A. Tính base mạnh.
B. Tính oxi hoá mạnh.
C. Tính acid mạnh.
D. Tính khử mạnh.
Dung dịch sulfuric acid đặc còn có tính oxi hóa mạnh còn H2SO4 loãng chỉ có tính acid.
Câu 2. Dãy các chất tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng tạo thành sản phẩm có chất khí là
A. K2SO3, BaCO3, Mg.
B. Al, MgO, KOH.
C. BaO, Fe, CaCO3.
D. Mg, Fe2O3, Na2SO3.
Viết phản ứng ở từng đáp án
A.
K2SO3 + H2SO4 → K2SO4 + SO2 + H2O
BaCO3 + H2SO4 → BaSO4 + CO2 + H2O
Mg + H2SO4 → ZnSO4 + H2
B.
2Al + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2↑
H2SO4 + MgO → H2O + MgSO4
H2SO4 + 2KOH → 2H2O + K2SO4
→ Loại vì có 2 phản ứng với MgO và KOH không sinh ra khí
C.
BaO + H2SO4 → H2O + BaSO4
Fe + H2SO4 → H2 + FeSO4
CaCO3 + H2SO4 → H2O + CO2 + CaSO4
→ Loại vì có 2 phản ứng với BaO không sinh ra khí
D.
H2SO4 + Mg → H2 + MgSO4
Fe2O3 + 3H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 3H2O
Na2SO3 + H2SO4 → Na2SO4 + SO2 + H2O
→ Loại vì có phản ứng với Fe2O3 không sinh ra khí
Câu 3. Để pha loãng H2SO4 đặc một cách an toàn, cần thực hiện
A. Rót nhanh acid vào nước và khuấy đều
B. Rót nhanh nước vào acid và khuấy đều
C. Rót từ từ nước vào acid và khuấy đều
D. Rót từ từ acid vào nước và khuấy đều
H2SO4 đặc tan trong nước tỏa nhiều nhiệt. Do đó nếu cho nước vào sulfuric acid đặc nước sẽ sôi đột ngột kéo theo những giọt axit bắn ra ngoài gây nguy hiểm.
Vì vậy để pha loãng sulfuric acid đặc an toàn: Rót từ từ acid vào nước và khuấy nhẹ bằng đũa thủy tinh.
Câu 4. Chất nào sau đây tác dụng với acid HCl tạo kết tủa trắng?
A. Ba(OH)2.
B. Ca(NO3)2.
C. AgNO3.
D. MgSO4.
Chất kết tủa có chứa gốc Cl là AgCl và PbCl2
Chất tạo kết tủa trắng với HCl là AgNO3
Phương trình hóa học: AgNO3 + HCl → AgCl↓trắng + HNO3
Câu 5. Thêm vài giọt Potassium hydroxide vào dung dịch đồng (II) chloride . Sản phẩm thu được là:
A. Cu(OH)2 và KCl.
B. Cu(OH)2 và NaCl.
C. CuOH và KCl
D. CuOH và NaCl.
Dung dịch base + dung dịch muối → muối mới + base mới (điều kiện có chất kết tủa hoặc bay hơi)
2KOH + CuCl2 → Cu(OH)2↓ + 2KCl
Câu 6. Dãy kim loại nào trong các dãy sau đây gồm các kim loại không tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc, nguội?
A. Al, Fe, Au, Pt.
B. Zn, Pt, Au, Mg.
C. Al, Fe, Zn, Mg.
D. Al, Fe, Au, Mg.
Các kim loại Al, Fe thụ động trong H2SO4 đặc nguội.
Các kim loại Au, Pt có tính khử yếu nên không phản ứng với dung dịch H2SO4 đặc nguội.
Câu 7. Sulfuric acid là hoá chất hàng đầu trong nhiều ngành sản xuất, được mệnh danh là “máu” của các ngành công nghiệp. Trong công nghiệp, sulfuric acid được sản xuất bằng phương pháp tiếp xúc. Phương pháp này gồm 3 công đoạn chính: sản xuất SO2 → sản xuất SO3 → sản xuất H 2 SO 4 . Trong công đoạn sản xuất SO3 từ SO2 để thực hiện cần có điều kiện phản ứng thích hợp. Hãy cho biết điều kiện của phản ứng trên là gì? Biết rằng trong tự nhiên cũng có một lượng sulfuric acid sinh ra theo các công đoạn trên. Hãy giải thích quá trình hình thành
Điều kiện phản ứng là: nhiệt độ 450°C - 500 °C, xúc tác là vanadium(V) oxide (V2O5).
Trong tự nhiên cũng xảy ra quá trình sản xuất sulfuric acid theo các công đoạn trên vì: SO2 là sản phẩm phụ chiếm một lượng lớn trong công nghiệp luyện kim màu, SO2 tiếp tục kết hợp với O2 trong không khí tạo SO3 nhờ chất xúc tác là các oxide kim loại có trong khói bụi khí thải, SO3 kết hợp với nước tạo H2SO4.
...................................