C3H4 + AgNO3 + NH3 → C3H3Ag + NH4NO3
Propin AgNO3: C3H4 AgNO3 NH3
C3H4 + AgNO3 + NH3 → C3H3Ag + NH4NO3 được VnDoc biên soạn hướng dẫn bạn đọc viết và cân bằng chính xác phản ứng khi sục khí propin vào dung dịch hỗn hợp AgNO3/NH3. Cũng như đưa ra các nội dung câu hỏi lý thuyết bài tập liên quan. Mời các bạn tham khảo chi tiết nội dung phương trình dưới đây.
1. Phương trình phản ứng C3H4 tác dụng với AgNO3
C3H4 + AgNO3 + NH3 → C3H3Ag + NH4NO3
CH≡C–CH3 + AgNO3 + NH3 → AgC≡C–CH3 + NH4NO3
2. Tiến hành phản ứng Propin tác dụng với AgNO3
Sục khí propin vào dung dịch hỗn hợp AgNO3/NH3
Hiện tượng nhận biết phản ứng
Xuất hiện kết tủa màu vàng
Phản ứng trên gọi là phản ứng thế bằng ion kim loại
Đây là phản ứng nhận biết ank – 1 – in
3. Câu hỏi vận dụng liên quan
Câu 1. Để phân biệt ank-1-in và anken, ta có thể dùng
A. dung dịch HCl.
B. dung dịch NaOH.
C. dung dịch AgNO3 trong NH3
D. dung dịch HBr
Để nhận biết ank-1-in và anken ta sử dụng dung dịch AgNO3/NH3.
Chỉ có Ank-1-in phản ứng sẽ tạo kết tủa màu vàng.
CnH2n-2 + xAgNO3 + xNH3 → CnH2n-2-xAgx↓vàng + xNH4NO3. (x là số nguyên tử H bị thay thế bởi nguyên tử Ag)
Cụ thể nếu Ank-1-in ở đây là Axetilen thì ta có phương trình phản ứng hóa học sau:
CH ≡ CH + 2AgNO3 + 2NH3 → CAg ≡ CAg↓vàng + 2NH4NO3
Câu 2. Cho axetilen phản ứng với dung dịch brom dư thu được sản phẩm là
A. CH2Br – CH2Br.
B. CHBr2 – CHBr2.
C. CHBr = CHBr.
D. CH2Br – CHBr2.
Phương trình phản ứng hóa học xảy ra
CH≡CH + 2Br2 → CHBr2 – CHBr2
Câu 3. Cho propin qua nước có HgSO4 ở 80oC tạo ra sản phẩm là
A. CH3–C(OH)=CH2.
B. CH3–C(=O)–CH3.
C. CH3–CH2–CHO.
D. Sản phẩm khác.
Câu 4. Sục khí X vào lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, kết thúc phản ứng thu được kết tủa màu vàng nhạt. Khí X là
A. etilen.
B. andehit propionic.
C. propin.
D. metan.
Phương trình phản ứng hóa học xảy ra
CH≡C-CH3 + AgNO3 + NH3 → CAg≡C-CH3↓vàng nhạt + NH4NO3
Vậy A là propin
Câu 5. Nhận xét nào sau đây là đúng?
A. Tất cả các ankin đều tham gia phản ứng với dung dịch brom
B. Tất cả các ankin có liên kết ba ở đầu mạch đều phản ứng với dung dịch AgNO3/NH3 theo tỉ lệ 1 : 1 về số mol.
C. Các ankin có liên kết ba đều tham gia phản ứng tráng bạc.
D. Phản ứng đặc trưng của Ankin là phản ứng thế
Câu 6. Dãy nào sau đây đều tham gia phản ứng tráng bạc?
A. Axetilen, metanal, mantozơ.
B. Axit fomic, metyl fomat, benzanđehit.
C. Saccarozơ, anđehit fomic, metyl fomat.
D. Metanol, metyl fomat, glucozơ
A. Loại vì metanal không tham gia phản ứng tráng bạc
B. Đúng Axit fomic, metyl fomat, benzanđehit.
COOH + 2AgNO3 + 4NH3 + H2O → (NH4)2CO3 + 2Ag + 2NH4NO3
HCOOCH3 + 2AgNO3 + 3NH3 + H2O → 2Ag + 2NH4NO3 + NH4OCOOCH3
9C6H5CHO + 2AgNO3 + 7NH3 + 3H2O → 9C6H5COONH4 + 2Ag
C. Loại Saccarozơ không tham gia phản ứng tráng bạc
D. Loại vì Metanol không tham gia phản ứng tráng bạc
Câu 7. Cho các nhận xét sau:
(1) Glucozơ và mantozơ đều có phản ứng tráng bạc.
(2) Rượu etylic và phenol đều tác dụng với dung dịch NaOH.
(3) Axit fomic tham gia phản ứng tráng bạc
(4) Liên kết hiđro là nguyên nhân chính khiến etanol có nhiệt độ sôi cao hơn của đimetyl ete.
(5) Nhiệt độ sôi của axit fomic cao hơn nhiệt độ sôi của axit axetic.
(6) Axit fomic tác dụng với Cu(OH)2/NaOH, đun nóng tạo ra Cu2O, còn axit axetic không có phản ứng này.
Các nhận xét đúng là:
A. (2), (3), (5), (6).
B. (1), (2), (4), (5).
C. (2), (4), (5), (6).
D. (1), (3), (4), (6)
(1), (3), (4), (6) đúng.
(2) sai vì rượu etylic không tác dụng với NaOH.
(5) sai vì Nhiệt độ sôi của axit fomic thấp hơn nhiệt độ sôi của axit axetic.
--------------------------------
Trên đây VnDoc.com vừa giới thiệu tới các bạn C3H4 + AgNO3 + NH3 → C3H3Ag + NH4NO3, bài viết đã bạn đọc viết và cân bằng chính xác phản ứng khi sục khí propin vào dung dịch hỗn hợp AgNO3/NH3. Mong rằng qua bài viết này các bạn có thể học tập tốt hơn môn Hóa học lớp 11. Mời các bạn cùng tham khảo thêm kiến thức tài liệu Trắc nghiệm hóa học 11, phương trình phản ứng hóa học...