C6H5OH + HNO3 → C6H2(NO2)3OH + H2O
C6H5OH HNO3: Phenol tác dụng với HNO3
C6H5OH + HNO3 → C6H2(NO2)3OH + H2O được VnDoc biên soạn hướng dẫn bạn đọc viết và cân bằng phương trình phản ứng phenol tác dụng với HNO3. Cũng như đưa ra các nội dung câu hỏi lý thuyết, bài tập liên quan đến phản ứng Phenol tác dụng HNO3.
1. Phản ứng thế nguyên tử H của vòng benzene
Phản ứng với dung dịch HNO3 đặc
C6H5OH + 3HNO3 → C6H2(NO2)3OH + 3H2O
Hay
2. Điều kiện để phản ứng xảy ra Phenol HNO3
Phenol tác dụng với Nitric acid đặc có xúc tác là Sulfuric acid đặc, nóng tạo 2,4,6 – trinitrophenol (Picric acid)
Không chỉ phenol mà tất cả những chất thuộc loại phenol có nguyên tử H ở vị trí o, p so với nhóm OH đều có thể tham gia vào phản ứng thế brom và thế nitro như trên.
3. Câu hỏi vận dụng liên quan
Câu 1. Nhận xét nào sau đây về phenol (C6H5OH) là không đúng?
A. Không bị oxi hóa khi để lâu trong không khí.
B. Phản ứng với nước Br2 tạo kết tủa.
C. Dung dịch không làm đổi màu quỳ tím.
D. Tan được vào dung dịch KOH
Phenol là hợp chất thơm tồn tại ở trạng thái tinh thể, ít tan trong nước nhưng để lâu trong không khí ẩm lại bị chảy rữa do hút nước, ngoài ra, nó còn dễ bị oxi hóa bởi oxi trong không khí chuyển thành màu hồng.
(hoặc dùng phương pháp loại trừ, B, C ,D hiển nhiên đúng)
Câu 2. Một chất tác dụng với dung dịch sodium phenolate tạo thành phenol. Chất đó là
A. Na2CO3.
B. C2H5OH.
C. NaCl.
D. CO2.
Tính axit của C6H5OH < H2CO3 nên muối C6H5ONa bị carbonic Acid đẩy ra khỏi muối
CO2 + H2O + C6H5ONa → C6H5OH + NaHCO3
Câu 3. Phenol có khả năng dễ tham gia phản ứng thế với dung dịch Br2 vì
A. trong phân tử có chứa nhóm OH hút điện tử.
B. có vòng benzene hút điện tử.
C. có nguyên tử H linh động trong nhóm OH.
D. có nhóm OH đẩy điện tử vào vòng benzene làm H trong vòng dễ bị thế.
Phenol có khả năng dễ tham gia phản ứng thế với dung dịch Br2 vì có nhóm OH đẩy điện tử vào vòng benzen làm H trong vòng dễ bị thế.
C6H5OH + 3Br2 → C6H2Br3OH + 3HBr
Câu 5. Phản ứng giữa CO2 với dung dịch C6H5ONa xảy ra theo phương trình hóa học sau:
CO2 + H2O + C6H5ONa → C6H5OH + NaHCO3.
Phản ứng xảy ra được là do phenol có:
A. tính oxy hóa mạnh hơn carbonic Acid
B. tính oxy hóa yếu hơn carbonic Acid
C. tính acid mạnh hơn carbonic Acid
D. tính acid yếu hơn carbonic Acid
Dựa vào tính chất: acid mạnh hơn đẩy axit yếu hơn ra khỏi muối tạo thành muối mới và acid mới yếu hơn acid ban đầu.
Do đó carbonic Acid có tính acid mạnh hơn phenol.
----------------------------------------