Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Phản ứng hóa học của Kẽm (Zn) và Hợp chất của Kẽm - Cân bằng phương trình hóa học

Phản ứng hóa học của Kẽm (Zn) và Hợp chất của Kẽm - Hóa học lớp 8

Phản ứng hóa học của Kẽm (Zn) và Hợp chất của Kẽm - Cân bằng phương trình hóa học được VnDoc sưu tầm và tổng hợp tất cả các phản ứng hóa học của Kẽm (Zn) và Hợp chất của Kẽm đã học trong chương trình Cấp 2, Cấp 3 giúp bạn dễ dàng cân bằng phương trình hóa học và học tốt môn Hóa hơn. Mời các bạn cùng tham khảo

Phản ứng hóa học: 2Zn + O2 → 2ZnO - Cân bằng phương trình hóa học

Phản ứng hóa học:

2Zn + O2 → 2ZnO

Điều kiện phản ứng

- Nhiệt độ

Cách thực hiện phản ứng

- Cho kẽm tác dụng với oxi

Hiện tượng nhận biết phản ứng

Kẽm cháy sáng trong không khí tạo muối màu trắng.

Bạn có biết

Kẽm là kim loại có tính khử mạnh nên dễ dàng tham gia phản ứng với các chất có tính oxi hóa mạnh như O2; Cl2

Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm Mg và Zn cần vừa đủ 2,8 lít khí O2 (đktc), thu được 9,1 gam hỗn hợp 2 oxit. Giá trị của m:

A. 3,9 g B. 6,7 g C. 7,1 g D. 5,1 g

Đáp án D

Hướng dẫn giải:

n_{O_2}=0,125mol;⇒m_{O_2}=32.0,125=4gam;\(n_{O_2}=0,125mol;⇒m_{O_2}=32.0,125=4gam;\)

Ta có: m_X+m_{O_2}=m_{(oxit)}⇒m_X=9,1-4=5,1gam.\(m_X+m_{O_2}=m_{(oxit)}⇒m_X=9,1-4=5,1gam.\)

Ví dụ 2: Đốt cháy kim loại 3,25 g M trong oxi thu được oxit kim loại. Oxit kim loại tác dụng vừa đủ với 100ml dung dịch HCl 1 M. Kim loại M là:

A. Mg B. Zn C. Fe D. Al

Đáp án B

Hướng dẫn giải:

Phương trình phản ứng: M + O2 → M2On

M_2O_n+2n_{HCl}→2M_{C\ln}+n_{H_2O}\(M_2O_n+2n_{HCl}→2M_{C\ln}+n_{H_2O}\)

M = 3,25/(0,1/n) = 32,5 n ⇒ M là Zn

Ví dụ 3: Trong số các kim loại Al, Zn, Fe, Ag. Kim loại nào không tác dụng được với O2 ở nhiệt độ thường

A. Ag B. Zn C. Al D. Fe

Đáp án A.

Phản ứng hóa học: Zn + Cl2 → ZnCl2 - Cân bằng phương trình hóa học

Phản ứng hóa học:

Zn + Cl2 → ZnCl2

Điều kiện phản ứng

- Nhiệt độ

Cách thực hiện phản ứng

- Cho kẽm tác dụng với khí clo nung nóng thu được muối.

Hiện tượng nhận biết phản ứng

Kẽm cháy sáng trong khí clo tạo muối màu trắng và màu vàng lục của khí clo nhạt dần.

Bạn có biết

Zn là kim loại có tính khử mạnh nên dễ dàng tham gia phản ứng với các chất có tính oxi hóa mạnh như O2; Cl2

Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Khi cho Zn tác dụng với clorua. Kẽm đóng vai trò là chất gì trong phản ứng?

A. chất khử. B. chất oxi hóa. C.xúc tác D. môi trường

Đáp án A

Ví dụ 2: Dãy các kim loại nào sau đây được sắp xếp đúng theo chiều hoạt động hóa học tăng dần?

A. K, Mg, Cu, Al, Zn, Fe

B. Fe, Cu, K, Al, Zn

C. Cu, Fe, Zn, Al, Mg, K

D. Zn, K, Mg, Cu, Al, Fe

Đáp án C

Hướng dẫn giải:

Sắp xếp theo chiều tính khử tăng dần

Ví dụ 3: Cho Zn tác dụng với khí clo dư thu được muối X. Hòa tan muối X vào nước được dung dịch Y. Cho AgNO3 dư vào dung dịch X thu được kết tủa Z. Kết tủa Z thu được là:

A. Zn B. ZnCl2 C. AgCl D. Ag2O

Đáp án C

Hướng dẫn giải:

Phương trình phản ứng: Zn + Cl2 → MgCl2

ZnCl2 + 2AgNO3 → 2AgCl + Zn(NO3)2

Phản ứng hóa học: Zn + Br2 → ZnBr2 - Cân bằng phương trình hóa học

Phản ứng hóa học:

Zn + Br2 → ZnBr2

Điều kiện phản ứng

- Nhiệt độ

Cách thực hiện phản ứng

- Cho kẽm tác dụng với brom nung nóng thu được muối.

Hiện tượng nhận biết phản ứng

Kẽm tác dụng với dung dịch brom tạo muối màu trắng.

Bạn có biết

Kẽm là kim loại có tính khử mạnh nên dễ dàng tham gia phản ứng với các chất có tính oxi hóa mạnh như O2; Cl2

Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Cho 6,5 g Zn tác dụng với dung dịch brom thu được m g muối. Giá trị của m là:

A. 11,25 g B. 22,5 g C. 33,75 g D. 2,25 g

Đáp án B

Hướng dẫn giải:

Phương trình phản ứng: Zn + Br2 → ZnBr2

N_{ZnBr_2}=n_{Zn}=0,1mol⇒m_{ZnBr_2}=0,1.225=22,5g\(N_{ZnBr_2}=n_{Zn}=0,1mol⇒m_{ZnBr_2}=0,1.225=22,5g\)

Ví dụ 2: Cho m g Zn tác dụng vừa đủ với dung dịch brom thu được muối X. Cho muối X tác dụng vừa đủ với 100 ml dung dịch AgNO3 0,1 M. Giá trị của m là:

A. 0,65 g B. 0,325 g C. 6,5 g D. 3,25 g

Đáp án D

Hướng dẫn giải:

Phương trình phản ứng: Zn + Br2 → ZnBr2

ZnBr2 + 2AgNO3 → 2AgBr + Zn(NO3)2

NZn=\frac{n_{AgNO_3}}{2}=0,05mol⇒m_{Zn}=0,05.65=3,25g\(NZn=\frac{n_{AgNO_3}}{2}=0,05mol⇒m_{Zn}=0,05.65=3,25g\)

Ví dụ 3: Trong các cặp chất sau đây, cặp chất nào xảy ra phản ứng?

A. Cu + ZnSO4 B. Zn + Br2

C. Ag + CuSO4 D. Zn + Pb(NO3)2

Đáp án B

Hướng dẫn giải:

Phương trình phản ứng: Zn + Br2 → ZnBr2

Phản ứng hóa học: Zn + I2 → ZnI2 - Cân bằng phương trình hóa học

Phản ứng hóa học:

Zn + I2 → ZnI2

Điều kiện phản ứng

- Nhiệt độ thường

Cách thực hiện phản ứng

- Cho kẽm tác dụng với iot thu được muối kẽmiotua.

Hiện tượng nhận biết phản ứng

Zn tác dụng với iot tạo thành muối màu trắng

Bạn có biết

Zn là kim loại có tính khử trung bình tham gia phản ứng với các chất có tính oxi hóa mạnh như O2; Cl2

Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Cho các cặp chất sau: (a) Fe + HCl ; (b) Zn + I2; (c) Ag + HCl;
(d) Cu + FeSO4; (e) Cu + AgNO3; (f) Pb + ZnSO4. Những cặp chất xảy ra phản ứng là:

A. a, c, d

B. c, d, e, f

C. a, b, e

D. a, b, c, d, e, f

Đáp án C

Hướng dẫn giải:

Phương trình phản ứng: Fe + HCl → FeCl2 + H2

Zn + I2 → ZnI2; Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag

Ví dụ 2: Cho 6,5g Zn tác dụng vừa đủ với iot thu được m g chất rắn màu trắng. Giá trị của m là:

A. 1,92 g B. 9,6 g C. 19,2 g D.0,96 g

Đáp án B

Hướng dẫn giải:

Phương trình phản ứng: Zn + I2 → ZnI2

NZnI = nZn = 0,1 mol ⇒ mI2 = 0,1 . 192 = 19,2 g

Ví dụ 3: Cho 6,5 g Zn tác dụng vừa hết với m g iot phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là:

A. 1,27g B. 12,7 g C. 2,54 g D. 25,4 g

Đáp án D

Hướng dẫn giải:

Phương trình phản ứng: Zn + I2 → ZnI2

nI2 = nZn = 0,1 mol ⇒ mI2 = 0,1 . 254 = 25,4 g

Phản ứng hóa học: Zn + S → ZnS - Cân bằng phương trình hóa học

Phản ứng hóa học:

Zn + S → ZnS

Điều kiện phản ứng

- Nhiệt độ cao

Cách thực hiện phản ứng

Cho kim loại kẽm tác dụng với bột lưu huỳnh rồi đốt nóng hỗn hợp.

Hiện tượng nhận biết phản ứng

Khi đốt nóng hỗn hợp, lưu huỳnh nóng chảy, hỗn hợp cháy sáng và bắt đầu chuyển thành hợp chất màu trắng.

Bạn có biết

Zn tác dụng với S nung nóng thu được hợp chất ZnS màu trắng. Hợp chất bị thủy phân trong nước và tan trong axit.

Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Dãy gồm các chất đều tác dụng (trong điều kiện phản ứng thích hợp) với lưu huỳnh là:

A. H2, Pt, F2.

B. Zn, O2, F2.

C. Hg, O2, HCl.

D. Na, Br2, H2SO4 loãng

Đáp án B

Ví dụ 2: Đun nóng 6,5 g Zn với 4,8 g bột lưu huỳnh (trong điều kiện không có không khí) thu được muối X. Khối lượng muối X thu được là:

A. 0,97 g B. 9,7 g C. 0,485 g D. 4,85 g

Đáp án B

Hướng dẫn giải:

Phương trình phản ứng: Zn + S → ZnS

nZn = 0,1 (mol); nS = 4,8/32 = 0,15 (mol) ⇒ S dư; nZnS = 0,1 (mol)

mZnS = 0,1.(65 + 32) = 9,7 g

Ví dụ 3: Cho 13 g kẽm tác dụng với 3,2 g lưu huỳnh đến phản ứng hoàn toàn. Sản phẩm thu được sau phản ứng là:

A.ZnS B.ZnS và S C.ZnS và Zn D.ZnS, Zn và S.

Đáp án C

Hướng dẫn giải:

Phương trình phản ứng: Zn + S → ZnS

nZn = 0,2 (mol); nS = 3,2/32 = 0,1 (mol) ⇒ Zn dư;

Phản ứng hóa học: Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2 - Cân bằng phương trình hóa học

Phản ứng hóa học:

Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2

Điều kiện phản ứng

- Không điều kiện

Cách thực hiện phản ứng

- Cho kẽm tác dụng với dung dịch HCl thu được muối và khí không màu thoát ra.

Hiện tượng nhận biết phản ứng

Kẽm tan trong dung dịch HCl tạo dung dịch không màu.

Bạn có biết

Zn là kim loại đứng trước H trong dãy hoạt động hóa học nên dễ tham gia phản ứng với các dung dịch axit không có tính oxi hóa tạo muối và khí hidro thoát ra.

Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Dãy nào sau đây chỉ gồm các chất vừa tác dụng được với dung dịch HCl, vừa tác dụng được với dung dịch AgNO3?

A. Fe, Ni, Ag

B. Zn, Cu, Mg

C. Cu, Na, Ba

D. Cr, Zn, Al

Đáp án D

Hướng dẫn giải:

Cr + 2HCl → CrCl2 + H2

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2

Cr + 2AgNO3 → Cr(NO3)2 + 2Ag

Zn + 2AgNO3 → Zn(NO3)2 + 2Ag

Al + 3AgNO3 → Al(NO3)3 + 3Ag

Ví dụ 2: Hòa tan hoàn toàn 15,4 gam hỗn hợp Mg và Zn trong dung dịch HCl dư thấy có 0,6 gam khí H2 bay ra. Khối lượng muối tạo thành trong dung dịch là

A. 35,7 gam B. 36,7 gam C. 53,7gam D. 63,7 gam

Đáp án B

Hướng dẫn giải:

nCl- = nHCl = 2nH2 = 0,6 mol.

Ta có: mmuối = mKL + 35,5. nCl-

⇒ mmuối = 36,7 gam.

Ví dụ 3: Cho m gam hỗn hợp kim loại Zn, Cu vào dung dịch HCl (dư). Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 4,48 lít H2 (đktc) và 2,0 gam kim loại không tan. Gía trị của m là:

A. 8,50 B. 18,0 C. 15,0 D. 16,0

Đáp án C

Hướng dẫn giải:

Cu không phản ứng với dung dịch HCl. 2 gam chất rắn không tan chính là khối lượng của Cu.

n_{Zn}=n_{H_2}=\frac{4,48}{22,4}=0,2mol;\(n_{Zn}=n_{H_2}=\frac{4,48}{22,4}=0,2mol;\)

⇒ mZn = 65.0,2 = 13g;

⇒ m = 13 + 2 = 15g.

Phản ứng hóa học: Zn + 2H2SO4 → ZnSO4 + H2 - Cân bằng phương trình hóa học

Phản ứng hóa học:

Zn + 2H2SO4 → ZnSO4 + H2

Điều kiện phản ứng

- Không cần điều kiện

Cách thực hiện phản ứng

- Cho Zn tác dụng với dung dịch axit sunfuric loãng thu được muối kẽmsunfat

Hiện tượng nhận biết phản ứng

Kim loại tan dần tạo thành dung dịch không màu đồng thời xuất hiện bọt khí thoát ra.

Bạn có biết

Zn dễ tham gia phản ứng với các dung dịch axit không có tính oxi hóa tạo muối và khí hidro thoát ra.

Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Phương trình hoá học nào sau đây sai?

A. Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2

B. Al(OH)3 + 3HCl → AlCl3 +3H2O

C. FeO + 2HNO3 → Fe(NO3)2 + H2O

D. 2Al + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2

Đáp án C

Hướng dẫn giải:

3FeO + 10HNO3 → 3Fe(NO3)3 + 5H2O + NO2

Ví dụ 2: Cho 0,65 g kim loại M hóa trị II tác dụng vừa đủ 100 ml dung dịch H2SO4 0,1 M. Kim loại X là:

A. Zn B. Cu C. Mg D. Al

Đáp án A

Hướng dẫn giải:

Phương trình phản ứng : M + H2SO4 → MSO4 + H2

n_M=n_{H_2SO_4}=0,01mol\(n_M=n_{H_2SO_4}=0,01mol\)

Ta có: MM = 0,65/0,01 = 65 ⇒ X là Zn

Ví dụ 3: Hòa tan hoàn toàn 6,5g Zn bằng dung dịch H2SO4 loãng thu được V lít H2 (đktc). Giá trị của V là:

A. 4,48 lít B. 3,36 lít C. 2,24 lít D. 1,12 lít

Đáp án C

Hướng dẫn giải:

Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2;

⇒n_{H_2}=n_{Zn}=0,1mol;\(⇒n_{H_2}=n_{Zn}=0,1mol;\)

⇒ V = 22,4.0,1 = 2,24 lít

Phản ứng hóa học: Zn + 2H3PO4 → Zn3(PO4)2 + 3H2 - Cân bằng phương trình hóa học

Phản ứng hóa học:

Zn + 2H3PO4 → Zn3(PO4)2 + 3H2

Điều kiện phản ứng

- Không cần điều kiện

Cách thực hiện phản ứng

- Cho kẽm tác dụng với dung dịch axit photphoric thu được muối kẽmphotphat

Hiện tượng nhận biết phản ứng

Kim loại tan dần tạo thành kết tủa đồng thời xuất hiện bọt khí thoát ra.

Bạn có biết

Kẽm dễ tham gia phản ứng với các dung dịch axit không có tính oxi hóa tạo muối và khí hidro thoát ra.

Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Cho Zn tác dụng với dung dịch axit photphoric thu được muối phôtphat và 3,36 lít khí H2 (đktc). Khối lượng muối thu được sau phản ứng:

A. 19,25 g B. 38,5g C. 57,75 g D. 1,925 g

Đáp án A

Hướng dẫn giải:

Phương trình phản ứng: 3Zn + 2H3PO4 → Zn3(PO4)2 + 3H2

nmuối =n_{H_2}\(n_{H_2}\):3= 0,15/3 = 0,05 mol ⇒ mmuối = 0,05. 385 = 19,25 g

Ví dụ 2: Cho 6,5 g Zn tác dụng với H3PO4 dư thu được V lít khí H2. Giá trị của V là:

A. 11,2 lít B. 2,24 lít C. 5,6 lít D. 3,36 lít

Đáp án B

Hướng dẫn giải:

Phương trình phản ứng: 3Zn + 2H3PO4 → Zn3(PO4)2 + 3H2

n_{H_2}=n_{Zn}=0,1mol⇒V=0,1.22,4=2,24lít\(n_{H_2}=n_{Zn}=0,1mol⇒V=0,1.22,4=2,24lít\)

Ví dụ 3: Cho Zn tác dụng với các chất sau: K, HCl, H3PO4, AgNO3, Cu. Số phản ứng không xảy ra là:

A. 1 B. 2 C. 3 D. 4

Đáp án B

Hướng dẫn giải:

K và Cu không tham gia phản ứng với Zn

Phản ứng hóa học: Zn + 4HNO3 → Zn(NO3)2 + 2NO2 + 2H2O - Cân bằng phương trình hóa học

Phản ứng hóa học:

Zn + 4HNO3 → Zn(NO3)2 + 2NO2 + 2H2O

Điều kiện phản ứng

- Dung dịch HNO3.

Cách thực hiện phản ứng

Cho kim loại kẽm tác dụng với dung dịch axit nitric

Hiện tượng nhận biết phản ứng

Kim loại tan dần tạo thành dung dịch không màu và khí màu nâu đỏ thoát ra.

Bạn có biết

Các kim loại mạnh như Mg, Al, Zn....: kim loại mạnh thì có tính khử mạnh, nên có khả năng khử N+5 trong HNO3 xuống tận N-3, N+0, N+1 tương ứng trong NH4+, N2, N2O…

Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Cho phản ứng sau: Zn + HNO3 → Zn(NO3)2 + NO2 + 2H2O

Tổng hệ số tối giản của phản ứng trên:

A. 8 B. 9 C. 10 D. 12

Đáp án: C

Hướng dẫn giải:

Zn + 4HNO3 → Zn(NO3)2 + 2NO2 + 2H2O

Ví dụ 2: Cho kim loại kẽm tác dụng với HNO3. Kẽm đóng vai trò là chất gì?

A. Khử

B. oxi hóa

C. vừa là chất khử vừa là chất oxi hóa

D. môi trường.

Đáp án: A

Hướng dẫn giải:

Zn + 4HNO3 → Zn(NO3)2 + 2NO2 + 2H2O

Zn0 - 2e → Zn+2

Ví dụ 3: Hòa tan hoàn toàn 9,75 gam Zn trong lượng dư dung dịch HNO3 đặc, nóng. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch X và V lít NO2 (sản phẩm khử duy nhất, đktc). Giá trị của V là

A. 4,48. B. 2,24. C. 3,36. D. 6,72.

Đáp án D

Hướng dẫn giải:

Bảo toàn e: 2nZn = nNO2 = 0,3 mol ⇒ VNO2 = 6,72 lít

Phản ứng hóa học: 4Zn + 10HNO3 → 4Zn(NO3)2 + NH4NO3 + 3H2O - Cân bằng phương trình hóa học

Phản ứng hóa học:

4Zn + 10HNO3 → 4Zn(NO3)2 + NH4NO3 + 3H2O

Điều kiện phản ứng

- Dung dịch HNO3 loãng

Cách thực hiện phản ứng

Cho kim loại kẽm tác dụng với dung dịch axit nitric loãng dư

Hiện tượng nhận biết phản ứng

Kim loại tan dần tạo thành dung dịch màu không màu và không thấy có khí thoát ra.

Bạn có biết

Zn tác dụng với axit HNO3 có thể tạo ra sản phẩm khử là khí NO2; NH4NO3; NO;… Trong đó chỉ có sản phẩm khử là muối amoni ở dạng dung dịch không phải dạng khí.

Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Cho kẽm tác dụng với axit HNO3 loãng thu được dung dịch màu vàng nâu và không thấy có khí thoát ra. Phương trình hóa học thể hiện đúng thí nghiệm trên là:

A. Zn + 4HNO3 → Zn(NO3)2 + 2NO2 + 2H2O

B. 3Zn + 8HNO3 → 3Zn(NO3)2 + 2NO + 4H2O

C. 5Zn + 12HNO3 → 5Zn(NO3)2 + N2 + 6H2O

D. 4Zn + 10HNO3 → 4Zn(NO3)2 + NH4NO3 + 3H2O

Đáp án D

Hướng dẫn giải:

Sản phẩm khử của HNO3 là dung dịch muối amoni NH4NO3

Ví dụ 2: Cho 6,5g Zn tác dụng với dụng axit HNO3 loãng thu được dung dịch muối không màu và không thấy có khí thoát ra. Khối lượng muối thu được là

A. 18,9 g B. 20,9 g C. 26,9 g D. 1,89 g

Đáp án B

Hướng dẫn giải:

n_{Zn}=0,1mol⇒n_{Zn(NO_3)_2}=0,1mol;n_{NH_4NO_3}=\frac{0,1}{4}=0,025mol\(n_{Zn}=0,1mol⇒n_{Zn(NO_3)_2}=0,1mol;n_{NH_4NO_3}=\frac{0,1}{4}=0,025mol\)

mmuối = mZn(NO3)2 + mNH4NO3 = 0,1.189 + 0,025.80 = 20,9 g

Ví dụ 3: Tiến hành các thí nghiệm sau:

(1) Cho lá hợp kim Fe - Cu vào dung dịch H2SO4 loãng.

(2) Cho lá Cu vào dung dịch AgNO3.

(3) Cho lá Zn vào dung dịch HNO3 loãng.

(4) Đốt dây Mg trong bình đựng khí Cl2.

Số thí nghiệm có xảy ra ăn mòn hóa học là

A. 4 B. 3 C. 2 D. 1

Đáp án A

Phản ứng hóa học: 5Zn + 12HNO3 → 5Zn(NO3)2 + N2+ 6H2O - Cân bằng phương trình hóa học

Phản ứng hóa học:

5Zn + 12HNO3 → 5Zn(NO3)2 + N2+ 6H2O

Điều kiện phản ứng

- Dung dịch HNO3 loãng dư.

Cách thực hiện phản ứng

Cho kim loại kẽm tác dụng với dung dịch axit nitric loãng

Hiện tượng nhận biết phản ứng

Kim loại tan dần tạo thành dung dịch không màu và khí không màu thoát ra.

Bạn có biết

Kẽm tác dụng với axit HNO3 có thể tạo ra sản phẩm khử là khí NO2; NH4NO3; NO;… Trong đó chỉ có sản phẩm khử là muối amoni ở dạng dung dịch không phải dạng khí.

Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Cho Zn tác dụng với dung dịch axit nitric loãng thu được chất khí không màu nhẹ hơn không khí. Phương trình hóa học xảy ra là:

A. Zn + 4HNO3 → Zn(NO3)2 + 2NO2 + 2H2O

B. 3Zn + 8HNO3 → 3Zn(NO3)2 + 2NO + 4H2O

C. 5Zn + 12HNO3 → 5Zn(NO3)2 + N2 + 6H2O

D. 4Zn + 10HNO3 → 4Zn(NO3)2 + NH4NO3 + 3H2O

Đáp án C

Hướng dẫn giải:

Khí không màu là sản phẩm khử của HNO3 có N2 và N2O. Trong đó, MN2 < Mkk

Ví dụ 2: Cho Zn tác dụng với dụng dịch HNO3 loãng dư thu được 1,12 lít khí N2 đktc (sản phẩm khử duy nhất). Số mol HNO3 tham gia phản ứng là

A. 0,05 B. 0,15 C. 0,36 D. 0,6

Đáp án D

Hướng dẫn giải:

5Mg + 12HNO3 → 5Mg(NO3)2 + N2+ 6H2O

nHNO3 = 12 nN2 = 0,6 mol

Ví dụ 3: Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp Zn, Al, Cr và Cu trong dung dịch HNO3 (loãng dư) thu được dung dịch X. Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch X được kết tủa Y. Số kết tủa trong Y là

A. 3 B. 2 C. 1 D. 4

Đáp án C

Hướng dẫn giải:

Các kết tủa trong Y là: Cu(OH)2

Phản ứng hóa học: 4Zn + 10HNO3 → 4Zn(NO3)2 + N2O + 5H2O - Cân bằng phương trình hóa học

Phản ứng hóa học:

4Zn + 10HNO3 → 4Zn(NO3)2 + N2O + 5H2O

Điều kiện phản ứng

- Dung dịch HNO3 loãng dư.

Cách thực hiện phản ứng

Cho kim loại kẽm tác dụng với dung dịch axit nitric

Hiện tượng nhận biết phản ứng

Kim loại tan dần tạo thành dung dịch không màu và khí không màu thoát ra.

Bạn có biết

Zn tác dụng với axit HNO3 có thể tạo ra sản phẩm khử là khí NO2; NH4NO3; NO;… Trong đó chỉ có sản phẩm khử là muối amoni ở dạng dung dịch không phải dạng khí.

Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Hòa tan hoàn toàn 25,3 gam hỗn hợp X gồm Mg, Al và Zn bằng dung dịch HNO3. Sau khi phản ứng kết thúc thu được dung dịch Y và 4,48 lít (đkc) khí N2O (sản phẩm khử duy nhất). Cô cạn dung dịch Y thu được m gam hỗn hợp muối. Giá trị của m là:

A. 26,5 g B. 27,78 g C. 32,5 g D. 28,6 g

Đáp án B

Hướng dẫn giải:

Ta có nNO3-(tạo muối) = 8nN2O = 0,02.2 = 0,04 mol

mmuối = mKl + mNO3-(tạo muối) = 25,3 + 0,04.62 = 27,78 g

Ví dụ 2: Cho 6,5 g Mg tác dụng với dụng với HNO3 dư thu được V lít khí N2O sản phẩm khử duy nhất. Giá trị của V là:

A. 2,24 lít B. 0,56 lít C. 1,12 lít D. 0,336 lít

Đáp án B

Hướng dẫn giải:

4Zn + 10HNO3 → 4Zn(NO3)2 + N2O + 5H2O

nN2O = nMg /4 = 0,1/4 = 0,025 mol ⇒ V = 0,56 lít

Ví dụ 3: Hòa tan hoàn toàn 25,3 gam hỗn hợp X gồm Mg, Al và Zn bằng dung dịch HNO3. Sau khi phản ứng kết thúc thu được dung dịch Y và 4,48 lít (đkc) khí Z (gồm hai hợp chất khí không màu) có khối lượng 7,4 gam. Cô cạn dung dịch Y thu được 122,3 gam hỗn hợp muối. Số mol HNO3 đã tham gia phản ứng gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. 1,81 mol B. 1,95 mol C. 1,8 mol. D. 1,91 mol

Đáp án D

Hướng dẫn giải:

Xét hỗn hợp khí Z ta có: n_{NO}+n_{N_2O}=0,2;\(n_{NO}+n_{N_2O}=0,2;\)

30n_{NO}+44n_{N_2O}=7,4;\(30n_{NO}+44n_{N_2O}=7,4;\)

⇒n_{NO}=0,1mol;n_{N_2O}=0,1mol;\(⇒n_{NO}=0,1mol;n_{N_2O}=0,1mol;\)

⇒n_{NO_3}-(trongmuối)=3n_{NO}+8n_{N_2O}+9n_{NH_4}=1,1+9x;\(⇒n_{NO_3}-(trongmuối)=3n_{NO}+8n_{N_2O}+9n_{NH_4}=1,1+9x;\)

- Ta có: m(muối) = m(kim loại) +18n_{NH_4+}+62n_{NO_3-}\(+18n_{NH_4+}+62n_{NO_3-}\)

⇒ 122,3 = 25,3 + 18x + 62(1,1 + 9x) ⇒ x = 0,05 mol;

⇒n_{HNO_3}=10n_{NH_{4^+}}+4n_{NO}+10n_{N_2O}=1,91mol.\(⇒n_{HNO_3}=10n_{NH_{4^+}}+4n_{NO}+10n_{N_2O}=1,91mol.\)

Phản ứng hóa học: 3Zn + 8HNO3 → 3Zn(NO3)2 + 2NO + 4H2O - Cân bằng phương trình hóa học

Phản ứng hóa học:

3Zn + 8HNO3 → 3Zn(NO3)2 + 2NO + 4H2O

Điều kiện phản ứng

- Dung dịch HNO3 loãng dư.

Cách thực hiện phản ứng

Cho kim loại kẽm tác dụng với dung dịch axit nitric.

Hiện tượng nhận biết phản ứng

Kim loại tan dần tạo thành dung dịch không màu và khí không màu hóa nâu trong không khí thoát ra.

Bạn có biết

Kẽm tác dụng với axit HNO3 có thể tạo ra sản phẩm khử là khí NO2; NH4NO3; NO;… Trong đó chỉ có sản phẩm khử là muối amoni ở dạng dung dịch không phải dạng khí.

Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Phản ứng nào sau đây là phản ứng oxi hóa khử?

A. HCl + NaOH → NaCl + H2O

B. Cl2 + 2KBr → 2KCl + Br2

C. 3Zn + 8HNO3 → 3Zn(NO3)2 + 2NO + 4H2O

D. Fe(NO3)2 + NaOH → Fe(OH)2 + NaNO3

Đáp án C

Ví dụ 2: Hoà tan hoàn toàn m gam Zn trong dung dịch HNO3, thu được dung dịch Y và 4,48 lít hỗn hợp khí Z ở đktc gồm N2O và NO có tỉ khối so với hydro là 18,5. Giá trị của m là:

A. 65 g B. 35,75 g C. 16,25 g D. 32,5 g

Đáp án B

Hướng dẫn giải:

Theo đề: n_{NO}+n_{N_2O}=\frac{4,48}{22,4}=0,2;30.n_{NO}+44.n_{N_2O}=18,5.2.=37\(n_{NO}+n_{N_2O}=\frac{4,48}{22,4}=0,2;30.n_{NO}+44.n_{N_2O}=18,5.2.=37\)

⇒n_{NO}=0,1mol;n_{N_2O}=0,1mol.\(⇒n_{NO}=0,1mol;n_{N_2O}=0,1mol.\)

Bảo toàn e ta có: nZn = (0,1.3 + 0,1.8)/2 = 0,55 mol ⇒ mZn = 0,55.65 = 35,75g

Ví dụ 3: Hoà tan hoàn toàn 30 gam hỗn hợp X gồm Mg, Al, Zn trong dung dịch HNO3, thu được dung dịch Y và 4,48 lít khí Z không màu hóa nâu ngoài không khí (sản phẩm khử duy nhất). Cô cạn dung dịch Y thu được m gam hỗn hợp muối khan. Giá trị của m là

A. 67,2 g B. 48,6 g C. 36,2 g D. 42,4 g

Đáp án A

Hướng dẫn giải:

nNO = 0,2 mol ⇒ nNO3- tạo muối = 3nNO = 0,6 mol

mY = mKL + mNO3- tạo muối = 30 + 0,6.62 = 67,8 g

Phản ứng hóa học: Zn + 2H2SO4 → ZnSO4 + SO2 + 2H2O - Cân bằng phương trình hóa học

Phản ứng hóa học:

Zn + 2H2SO4 → ZnSO4 + SO2 + 2H2O

Điều kiện phản ứng

- Dung dịch H2SO4 đặc.

Cách thực hiện phản ứng

Cho kim loại kẽm tác dụng với dung dịch axit sunfric đặc nóng

Hiện tượng nhận biết phản ứng

Kim loại tan dần tạo thành dung dịch không màu và khí không màu mùi hắc thoát ra.

Bạn có biết

Kẽm phản ứng với H2SO4 đặc có thể sinh ra sản phẩm khử là SO2; H2S và S.

Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Cho các chất sau: CuO(1), Ag(2), FeO(3), Zn(4), Fe3O4(5). Dung dịch H2SO4 đặc, nóng tác dụng với chất nào tạo khí?

A. 2,4 B. 2,3,4. C. 2,3,4,5. D. 1,2,3,4,5.

Đáp án C

Hướng dẫn giải:

Phương trình phản ứng: 2Ag + 2H2SO4 → Ag2SO4 + SO2 + 2H2O

2FeO + 4H2SO4 → Fe2(SO4)3 + SO2 + 4H2O

2Zn + 2H2SO4 → ZnSO4 + SO2 + 2H2O

2Fe3O4 + 10H2SO4 → 3Fe2(SO4)3 + SO2 + 10H2O

Ví dụ 2: Hòa tan hết 7,76 gam hỗn hợp kim loại Cu và Zn trong dung dịch H2SO4 đặc nóng dư, thu được V lít khí SO2 dktc là sản phẩm khử duy nhất . Dẫn khí SO2 vào nước brom dư, dung dịch thu được cho tác dụng với BaCl2 dư thì thu được 27,96 gam kết tủa. Phần trăm khối lượng các kim loại trong hỗn hợp là

A. 32,99% và 67,01%

B. 25,67% và 74,33%

C. 33,67% và 65,33%

D. 16,78 % và 83,22%

Đáp án A

Hướng dẫn giải:

nCu = x mol; nZn = y mol

Cu + 2H2SO4→ CuSO4 + SO2↑ + H2O (1)

Zn + 2H2SO4→ ZnSO4 + SO2↑ + 2H2O (2)

SO2(k) + Br2 + 2H2O → H2SO4 + 2HBr (3)

BaCl2 + H2SO4 → BaSO4↓ + 2HCl (4)

Theo PTPU (4), ta có: n↓=n_{BaSO_4}=n_{H_2SO_4}(4)=0,12mol\(n↓=n_{BaSO_4}=n_{H_2SO_4}(4)=0,12mol\)

Theo PTPU (3), ta có: n_{SO_2}=n_{H_2SO_4}(4)=0,12mol\(n_{SO_2}=n_{H_2SO_4}(4)=0,12mol\)

Theo PTPU (1) và (2), ta có: n_{SO_2}=n_{Cu}+n_{Zn}=x+y=0,12mol(5)\(n_{SO_2}=n_{Cu}+n_{Zn}=x+y=0,12mol(5)\)

Tổng khối lượng hỗn hợp ban đầu: mhỗn hợp = mCu + mZn = 64x + 65y = 7,76 (6)

Giải hệ hai phương trình (5) và (6) ta được: x = 0,04 ; y = 0,08

→ mCu = 0,04.64 = 2,56 (g) → %mCu = 2,56/7,76.100% = 32,99%

→ %mAg = 100% - %mCu = 67,01%

Ví dụ 3: Cho 13 g Zn tác dụng với dung dịch axit sunfuric đặc nóng thu được V lít khí SO2 điều kiện tiêu chuẩn. Giá trị của V là:

A. 2,24 lít B. 4,48 lít C. 1,12 lít D. 5,6 lít

Đáp án B

Hướng dẫn giải:

n_{SO_2}\(n_{SO_2}\) = nZn = 0,2 mol ⇒ V = 22,4 lít

Phản ứng hóa học: 3Zn + 4H2SO4 → 3ZnSO4 + S + 4H2O - Cân bằng phương trình hóa học

Phản ứng hóa học:

3Zn + 4H2SO4 → 3ZnSO4 + S + 4H2O

Điều kiện phản ứng

- Dung dịch H2SO4 đặc

Cách thực hiện phản ứng

Cho kim loại kẽm tác dụng với dung dịch axit sunfric đặc

Hiện tượng nhận biết phản ứng

Kim loại tan dần tạo thành dung dịch không màu và kết tủa màu vàng.

Bạn có biết

Khi cho kẽm tác dụng với axit sunfuric đặc nóng có thể tạo ra sản phẩm khử là khí SO2; H2S và S.

Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Cho phản ứng sau: Zn + H2SO4 → ZnSO4 + S + H2O

Tổng hệ số tối giản của phản ứng trên là:

A. 12 B. 14 C. 15 D. 16

Đáp số C

Hướng dẫn giải:

3Zn + 4H2SO4 → 3ZnSO4 + S + 4H2O

Ví dụ 2: Khi cho Zn tác dụng với axit sunfuric đặc nóng thu được 3,2 g kết tủa màu vàng. Khối lượng muối thu được sau phản ứng là:

A. 32,2g B. 16,1g C. 48,3 g D. 12,8 g

Đáp án C

Hướng dẫn giải:

3Zn + 4H2SO4 → 3ZnSO4 + S + 4H2O

n_{ZnSO_4}=3n_S=0,3mol⇒m_{ZnSO_4}=161.0,3=48,3g\(n_{ZnSO_4}=3n_S=0,3mol⇒m_{ZnSO_4}=161.0,3=48,3g\)

Ví dụ 3: Khi cho Zn tác dụng với axit sunfuric đặc nóng, không thấy có khí thoát ra. Sản phẩm khử của phản ứng là

A. H2 B. SO2 C. S D. Cả B và C

Đáp án C

Hướng dẫn giải:

3Zn + 4H2SO4 → 3ZnSO4 + S + 4H2O

Phản ứng hóa học: 4Zn + 5H2SO4 → 4ZnSO4 + H2S + 4H2O - Cân bằng phương trình hóa học

Phản ứng hóa học:

4Zn + 5H2SO4 → 4ZnSO4 + H2S + 4H2O

Điều kiện phản ứng

- Dung dịch H2SO4 đặc

Cách thực hiện phản ứng

Cho kim loại Zn tác dụng với dung dịch axit sunfric đặc.

Hiện tượng nhận biết phản ứng

Kim loại tan dần tạo thành dung dịch không màu và có khí không màu mùi trứng thối thoát ra.

Bạn có biết

Khi cho Zn tác dụng với axit sunfuric đặc nóng có thể tạo ra sản phẩm khử là khí SO2; H2S và S.

Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Cho phản ứng sau: Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2S + H2O

Hệ số tối giản của H2SO4 trong phương trình trên là:

A. 4 B. 5 C. 6 D. 7

Đáp án A

Hướng dẫn giải:

4Zn + 5H2SO4 → 4ZnSO4 + H2S + 4H2O

Ví dụ 2: Cho kim loại Zn tác dụng với 100 ml dung dịch axit sunfuric 1 M thấy thoát ra khí không màu mùi trứng thối. Thể tích khí thoát ra là

A. 0,448 lít B. 2,24 lít C. 1,12 lít D. 0,336 lít

Đáp án A

Hướng dẫn giải:

4Zn + 5H2SO4 → 4ZnSO4 + H2S + 4H2O

n_{H_2S}=n_{H_2SO_4}/5=0,02mol⇒V_{H_2S}=0,02.22,4=0,448\(n_{H_2S}=n_{H_2SO_4}/5=0,02mol⇒V_{H_2S}=0,02.22,4=0,448\) lít

Ví dụ 3: Khi cho Zn tác dụng với axit sunfuric đặc nóng thu được muối X và khí không màu có mùi trứng thối. Cho dung dịch X tác dụng với dung dịch BaCl2 dư thu được 2,33 g kết tủa.Khối lượng Zn tham gia phản ứng là

A. 6,5 g B. 0,65 g C. 32,5 g D. 3,25 g

Đáp án B

Hướng dẫn giải:

Phương trình phản ứng: 4Zn + 5H2SO4 → 4ZnSO4 + H2S + 4H2O

ZnSO4 + BaCl2 → ZnCl2 + BaSO4

NZn = nBaSO4 = 0,01 mol ⇒ mZn = 0,65 g

Phản ứng hóa học: Zn + 2CH3COOH → (CH3COO)2Zn + H2 - Cân bằng phương trình hóa học

Phản ứng hóa học:

Zn + 2CH3COOH → (CH3COO)2Zn + H2

Điều kiện phản ứng

- Không điều kiện

Cách thực hiện phản ứng

Cho kim loại Zn tác dụng với dung dịch axit axetic.

Hiện tượng nhận biết phản ứng

Kim loại tan dần tạo thành dung dịch màu không màu và có khí không màu thoát ra.

Bạn có biết

Zn là kim loại mạnh nên có thể phản ứng với các axit có tính axit yếu.

Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Cho các chất sau: KHCO3, NaClO, CH3OH, Zn, Cu(OH)2, dung dịch Br2, CaCO3, C2H2. Số chất phản ứng axit axetic là:

A. 6 B. 7 C. 5 D. 8

Đáp án B

Hướng dẫn giải:

CH3COOH + KHCO3 → H2O + CO2 + CH3COOK

CH3COOH + NaClO → CH3COONa + HClO

CH3COOH + CH3OH ↔ H2O + CH3COOCH3

2CH3COOH + Zn → H2 + Zn(CH3COO)2

2CH3COOH + Cu(OH)2 → 2H2O + (CH3COO)2Cu

CaCO3 + 2CH3COOH → (CH3COO)2Ca + H2O + CO2

C2H2 + CH3COOH → CH3COOCHCH2

Ví dụ 2: Cho Zn tác dụng với dung dịch axit axetic thu được 2,24 lít khí (đktc). Khối lượng của muối thu được là

A. 1,83 g B. 18,3g C. 3,66 g D. 33,6 g

Đáp án A

Hướng dẫn giải:

2CH3COOH + Zn → H2 + Zn(CH3COO)2

nmuối = n_{H_2}\(n_{H_2}\) = 0,01 mol ⇒ mmuối = 0,01.83 = 1,83 g

Ví dụ 3: Trong các PTHH sau, có bao nhiêu phản ứng không tạo ra chất khí?

Zn + CH3COOH →; HCl + Mg(HCO3)2 →; C2H5OH + HCOOH →; Fe(NO3)2 + Na2CO3

A. 1 B. 2 C. 3 D. 4

Đáp án A

Hướng dẫn giải:

C2H5OH + HCOOH → HCOOC2H5 + H2O

Phản ứng hóa học: Zn + 2FeCl3 → ZnCl2 + 2FeCl2 - Cân bằng phương trình hóa học

Phản ứng hóa học:

Zn + 2FeCl3 → ZnCl2 + 2FeCl2

Điều kiện phản ứng

- FeCl3

Cách thực hiện phản ứng

Cho kim loại Zn tác dụng với dung dịch sắt(III)clorua

Hiện tượng nhận biết phản ứng

Kim loại Zn tan dần tạo thành dung dịch màu lục nhạt

Bạn có biết

Zn tham gia phản ứng với muối của các dung dịch đứng sau nó trong dãy hoạt động hóa học như Cu2+; Pb2+;….

Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Cho thanh kẽm vào dung dịch muối FeCl3 dư sẽ tạo thành

A. FeCl2 và ZnCl2.

B. Fe và ZnCl2.

C. FeCl2 và Zn

D. ZnCl2.

Đáp án A

Hướng dẫn giải:

Zn + 2FeCl3 → ZnCl2 + 2FeCl2

Ví dụ 2: Khi cho Kẽm tác dụng với dung dịch sắt(III)clorua dư. Phản ứng xảy ra là:

A. 3Zn + 2FeCl3 → 2Fe + 3ZnCl2

B. Zn + 2FeCl3 → ZnCl2 + 2FeCl2

C. 3Zn + 2FeCl3 + 6H2O → 2Fe(OH)3 + 4ZnCl2 + 3H2

D. Không xảy ra phản ứng

Đáp án B

Ví dụ 3: Cho 6,5 g Zn tác dụng vừa đủ với dung dịch sắt(III)clorua thu được 2 muối . Khối lượng muối thu được sau phản ứng là:

A. 9,5 g B. 25,4 g C. 39 g D. 36,6 g

Đáp án C

Hướng dẫn giải:

Zn + 2FeCl3 → ZnCl2 + 2FeCl2

nZnCl2 = nZn = 0,1 mol; nFeCl2 = 2nMg = 0,2 mol

mmuối = m_{ZnCl_2}+m_{FeCl_2}=136.0,1+127.0,2=39g\(m_{ZnCl_2}+m_{FeCl_2}=136.0,1+127.0,2=39g\)

Phản ứng hóa học: Zn + 2Fe(NO3)3 → Zn(NO3)2 + 2Fe(NO3)2 - Cân bằng phương trình hóa học

Phản ứng hóa học:

Zn + 2Fe(NO3)3 → Zn(NO3)2 + 2Fe(NO3)2

Điều kiện phản ứng

- Fe(NO3)3

Cách thực hiện phản ứng

Cho kim loại Zn tác dụng với dung dịch sắt(III)nitrat

Hiện tượng nhận biết phản ứng

Kim loại Zn tan dần tạo thành dung dịch màu lục nhạt

Bạn có biết

Mg tham gia phản ứng với muối của các dung dịch đứng sau nó trong dãy hoạt động hóa học như Cu2+; Pb2+;….

Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Vai trò của Zn trong phản ứng

Zn + 2Fe(NO3)3 → Zn(NO3)2 + 2Fe(NO3)2

A. Chất khử

B. Chất oxi hóa

C. Chất bị khử

D. Chất trao đổi

Đáp án A.

Ví dụ 2: Cho Zn tác dụng với dung dịch sắt(III)nitrat dư. Phản ứng xảy ra thuộc loại phản ứng nào?

A. Phản ứng trao đổi

B. Phản ứng thế

C. Phản ứng oxi hóa khử

D. Phản ứng axit – bazo

Đáp án C

Hướng dẫn giải:

Zn + 2Fe(NO3)3 → Zn(NO3)2 + 2Fe(NO3)2

Zn – 2e → Zn+2; Fe+3 + 1e → Fe+2

Ví dụ 3: Cho 9,75 g Mg tác dụng với dung dịch sắt(III)nitrat dư. Khối lượng sắt(III)nitrat tham gia phản ứng là:

A. 24,2g B. 72,6 g C. 3,6,3 g D. 12,1 g

Đáp án B

Hướng dẫn giải:

nFe(NO3)3 = 2nZn = 0,15.2 = 0,3 mol ⇒ mFe(NO3)3 = 242.0,3 = 72,6 g

Phản ứng hóa học: Zn + 2Fe2(SO4)3 → ZnSO4 + 2FeSO4 - Cân bằng phương trình hóa học

Phản ứng hóa học:

Zn + 2Fe2(SO4)3 → ZnSO4 + 2FeSO4

Điều kiện phản ứng

- Fe2(SO4)3

Cách thực hiện phản ứng

Cho kim loại Kẽm tác dụng với dung dịch sắt(III)sunfat

Hiện tượng nhận biết phản ứng

Kim loại Zn tan dần tạo thành dung dịch màu lục nhạt.

Bạn có biết

Zn tham gia phản ứng với muối của các dung dịch đứng sau nó trong dãy hoạt động hóa học như Cu2+; Pb2+;….

Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Cho Zn tác dụng với dung dịch sắt(III)sunfat dư thu được dung dịch X. Cho dung dịch X tác dụng với BaCl2 dư thu được 2,33 g kết tủa. Khối lượng sắt(III)sunfat tham gia phản ứng là;

A. 2 g B. 1,33 g C. 2,66 g D. 4g

Đáp án B

Hướng dẫn giải:

Phương trình hóa học: Zn + 2Fe2(SO4)3 → ZnSO4 + 2FeSO4

Dung dịch X: Fe2(SO4)3 dư; ZnSO4; FeSO4

SO42- + Ba2+ → BaSO4

nFe2(SO4)3 = nBaSO4/3 = 0,01/3 ⇒ mFe2(SO4)3 = 233.0,01/3 = 1,33 g

Ví dụ 2: Tiến hành các thí nghiệm sau:

(a) Cho Mg vào dung dịch Fe2(SO4)3

(b) Sục khí Cl2 vào dung dịch FeCl2

(c) Dẫn khí H2 dư qua bột CuO nung nóng

(d) Cho Na vào dung dịch CuSO4

(e) Nhiệt phân AgNO3

(f) Điện phân nóng chảy Al2O3

Sau khi kết thúc các phản ứng, số thí nghiệm thu được kim loại là

A. 4 B. 2 C. 3 D. 5

Đáp án C

Hướng dẫn giải:

CuO + H2 → Cu + H2O

2AgNO3 → 2Ag + 2NO2 + O2

2Al2O3 ---đpnc---> 4Al + 3O2.

Ví dụ 3: Cho m gam bột Zn vào 500 ml dd Fe2(SO4)3 0,24M. sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng dd tăng thêm 9,6 gam so với khối lượng dd ban đầu. Giá trị của m là

A. 20,8 B. 29,25 C. 48,75 D.32,5

Đáp án A

Hướng dẫn giải:

Phương trình hóa học: Zn + 2Fe2(SO4)3 → ZnSO4 + 2FeSO4

n_{Fe_2(SO_4)_3}=0,12mol\(n_{Fe_2(SO_4)_3}=0,12mol\)

mdd tăng = mdd giảm = 9,6 g (loại)

Phương trình hóa học: Zn + 2Fe2(SO4)3 → ZnSO4 + 2FeSO4 (1)

3Zn + Fe2(SO4)3 → 3ZnSO4 + 2 Fe (2)

n_{Zn}=n_{Fe_2(SO_4)_3}=0,12mol\(n_{Zn}=n_{Fe_2(SO_4)_3}=0,12mol\)

gọi x là số mol Zn trong phản ứng 2

⇒ x = 0,2

⇒ m = 20,8 g

Phản ứng hóa học: 3Zn + 2Fe2(SO4)3 → 3ZnSO4 + 2Fe - Cân bằng phương trình hóa học

Phản ứng hóa học:

3Zn + 2Fe2(SO4)3 → 3ZnSO4 + 2Fe

Điều kiện phản ứng

- Không điều kiện

Cách thực hiện phản ứng

Cho kim loại Zn tác dụng với dung dịch sắt(III)sunfat

Hiện tượng nhận biết phản ứng

Kim loại Zn tan dần tạo thành dung dịch không màu và có chất rắn màu xám xuất hiện.

Bạn có biết

Zn tham gia phản ứng với muối của các dung dịch đứng sau nó trong dãy hoạt động hóa học như Cu2+; Pb2+;….

Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Cho thanh kim loại Zn tác dụng với dung dịch sắt(III)sunfat. Sau một thời gian đem cân lại thanh Zn thấy khối lượng thanh magie:

A. Tăng B. Giảm C. Không đổi D. Không xác định

Đáp án B

Ví dụ 2: Phương trình hóa học sai là:

A. Zn + 2Fe3+ → 2Fe2+ + Zn2+. B. Cu + Fe2+ → Cu2+ + Fe.

C. Zn + Pb2+ → Zn2+ + Pb. D. Al + 3Ag+ → Al3+ + Ag.

Đáp án B

Ví dụ 3: Cho 11,7 g Zn tác dụng với 100 ml dung dịch sắt(III)sunfat, phản ứng xảy ra vừa đủ. Nồng độ sắt(III)sunfat tham gia phản ứng là:

A. 0,6 M B. 1,2 M C. 1,8M D. 2,4M

Đáp án B

Hướng dẫn giải:

nFe2(SO4)3 = 2.nZn/3 = 0,12 ⇒ CM(Fe2(SO4)3) = 0,12/0,1 = 1,2 M

Phản ứng hóa học: 3Zn + 2Fe(NO3)3 → 3Zn(NO3)2 + 2Fe - Cân bằng phương trình hóa học

Phản ứng hóa học:

3Zn + 2Fe(NO3)3 → 3Zn(NO3)2 + 2Fe

Điều kiện phản ứng

- Không điều kiện

Cách thực hiện phản ứng

Cho kim loại Zn tác dụng với dung dịch sắt(III)nitrat

Hiện tượng nhận biết phản ứng

Kim loại Zn tan dần tạo thành dung dịch không màu và có chất rắn màu xám xuất hiện.

Bạn có biết

Zn tham gia phản ứng với muối của các dung dịch đứng sau nó trong dãy hoạt động hóa học như Cu2+; Pb2+;….

Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Cặp chất không xảy ra phản ứng là:

A. Fe + Cu(NO3)2

B. Zn + Fe(NO3)3

C. Ag + Cu(NO3)2

D. Zn + Fe(NO3)2

Đáp án C

Ví dụ 2: Khi cho Zn vào dung dịch hỗn hợp các muối AgNO3, Cu(NO3)2, Fe(NO3)3 thì Zn sẽ khử các ion kim loại theo thứ tự sau:

A. Ag+, Fe3+,Cu2+

B. Fe3+,Ag+, Cu2+

C. Cu2+, Ag+, Fe3+

D. Ag+, Cu2+, Fe3+

Đáp án A

Ví dụ 3: Hòa tan 3,28 gam hỗn hợp muối ZnCl2 và Fe(NO3)3 vào nước được dung dịch A. Nhúng vào dung dịch A một thanh Zn. Sau một khoảng thời gian lấy thanh Zn ra cân lại thấy giảm 0,8gam. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam muối khan. Giá trị m là:

A. 4,08 gam B. 2,48 gam C. 4,13 gam D. 1,49 gam.

Đáp án A

Hướng dẫn giải:

Zn + Fe(NO3)3 → Zn(NO3)2 + Fe

mZn giảm = 0,8 gam ⇒ mdd giảm = 0,8 gam (theo định luật bảo toàn khối lượng)

⇒ mdd = mdd bđ + 0,8 = 3,28 + 0,8 = 4,08 g

Phản ứng hóa học: 3Zn + 2FeCl3 → 3ZnCl2 + 2Fe - Cân bằng phương trình hóa học

Phản ứng hóa học:

3Zn + 2FeCl3 → 3ZnCl2 + 2Fe

Điều kiện phản ứng

- Không điều kiện

Cách thực hiện phản ứng

Cho kim loại Zn tác dụng với dung dịch sắt(III)clorua

Hiện tượng nhận biết phản ứng

Kim loại Zn tan dần tạo thành dung dịch không màu và có chất rắn màu xám xuất hiện.

Bạn có biết

Zn tham gia phản ứng với muối của các dung dịch đứng sau nó trong dãy hoạt động hóa học như Cu2+; Pb2+;….

Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Cho một lượng bột Zn vào dung dịch X gồm FeCl3. Khối lượng chất rắn sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn nhỏ hơn khối lượng bột Zn ban đầu là 0,9 gam. Khối lượng muối ZnCl2 tạo thành là

A. 2,72 gam. B. 13,6 gam. C. 27,2 gam. D. 40,8 gam.

Đáp án D

Hướng dẫn giải:

Pt phản ứng: 3Zn + 2FeCl3 → 2Fe + 3ZnCl2

Theo đề ta có:

Mcr giảm = 9g/ mol; mcr giảm = 0,9 g ⇒ n = 0,1 mol

⇒n_{ZnCl_2}=0,3mol⇒m_{ZnCl_2}=0,3.136=40,8g\(⇒n_{ZnCl_2}=0,3mol⇒m_{ZnCl_2}=0,3.136=40,8g\)

Ví dụ 2: Hai kim loại đều phản ứng với FeCl3 giải phóng sắt là:

A. Al và Zn B. Cu và Zn C. Pb và Mg D. Ni và Al

Đáp án A

Hướng dẫn giải:

Phương trình phản ứng: Al + FeCl3 → Fe + AlCl3

3Zn + 2FeCl3 → 2Fe + 3ZnCl2

Ví dụ 3: Ngâm một thanh Zn sạch trong 200ml dung dịch FeCl3. Sau khi phản ứng kết thúc, lấy Zn ra khỏi dung dịch rửa sạch nhẹ bằng nước cất và sấy khô rồi đem cân thấy khối lượng Zn giảm 0,83 gam so với ban đầu. Nồng độ mol của dung dịch FeCl3 đã dùng là

A. 0,05M B. 0,1M C. 0,20M D. 0,01M.

Đáp án B

Hướng dẫn giải:

3Zn + 2FeCl3 → 2Fe + 3ZnCl2

3.65 --------------- 2.56 ⇒ Mgiảm = 83 g/mol

⇒ ngiảm = 0,83/83 = 0,01 mol

⇒ nFeCl3 = 0,01.2 = 0,02 mol ⇒ CM(FeCl3) = 0,02/0,2 = 0,1 M

Phản ứng hóa học: Zn + CuCl2 → ZnCl2 + Cu - Cân bằng phương trình hóa học

Phản ứng hóa học:

Zn + CuCl2 → ZnCl2 + Cu

Điều kiện phản ứng

- Không điều kiện

Cách thực hiện phản ứng

Cho kim loại Zn tác dụng với dung dịch đồng(II)clorua

Hiện tượng nhận biết phản ứng

Kim loại Zn tan dần tạo thành dung dịch không màu và có chất rắn màu đỏ xuất hiện.

Bạn có biết

Zn tham gia phản ứng với muối của các dung dịch đứng sau nó trong dãy hoạt động hóa học như Cu2+; Pb2+;….

Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Cho m gam Zn vào 100 ml dung dịch A chứa ZnCl2 và CuCl2, phản ứng hoàn toàn cho ra dung dịch B chứa 2 ion kim loại và một chất rắn D nặng 1,95 gam. Cho D tác dụng với dung dịch HCl dư còn lại một chất rắn E không tan nặng 1,3 gam. Giá trị của m là:

A. 0,13 gam B. 1,95 gam C. 1,3 gam D. 0,65 gam

Đáp án D

Hướng dẫn giải:

Zn + CuCl2 → ZnCl2 + Cu

Theo bài ta suy ra: Mg tan hết, CuCl2 phản ứng hết, ZnCl2 còn dư.

⇒ mCu = mE không tan = 1,3g ⇒ nCu = 1,3/64 = 0,02 mol

⇒ mZndư = mD - mCu = 1,95 - 1,3 = 0,65g ⇒ nZn = 0,65/65 = 0,01 mol

⇒ nZn = nZndư + nCu = 0,03 mol ⇒ mZn = 0,03.65 = 1,95g

Ví dụ 2: Ngâm một kim loại Zn trong dung dịch CuCl2. Nếu biết khối lượng đồng bám trên thanh Zn là 9,6 gam thì khối lượng lá kẽm sau ngâm tăng giảm bao nhiêu gam so với ban đầu?

A. tăng 0,15 gam.

B. tăng 1 gam.

C. giảm 0,15 gam.

D. giảm 1gam

Đáp án C

Hướng dẫn giải:

Zn + CuCl2 → ZnCl2 + Cu

65 --------------------------64 ⇒ Mgiảm = 65 - 64 = 1 g/mol

⇒ ngiảm = nCu = 9,6/64 = 0,15 mol ⇒ mgiảm = 0,15 . 1 = 0,15 gam

Ví dụ 3: Cho một lượng bột Zn vào dung dịch X gồm FeCl2 và CuCl2. Khối lượng chất rắn sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn nhỏ hơn khối lượng bột Zn ban đầu là 0,5 gam. Cô cạn phần dung dịch sau phản ứng thu được 13,6 gam muối khan. Tổng khối lượng các muối trong X là

A. 13,1 gam. B. 17,0 gam. C. 19,5 gam. D. 14,1 gam.

Đáp án A

Hướng dẫn giải:

Pt phản ứng:

Zn + FeCl2 → Fe +ZnCl2

x............x.......x

Zn + CuCl2 → Cu +ZnCl2

y............y.......y

Theo đề ta có:

65(x + y) - 56x - 64y = 0,5 hay 9x + y = 0,5 (1)

136(x + y) = 13,6 hay x + y = 0,1 (2)

Từ (1),(2), ta có: x = 0,05 và y = 0,05

⇒ mX = mFeCl2 + mCuCl2 = 0,05.127 + 0,05.135 = 13,1g

Phản ứng hóa học: Zn + Cu(NO3)2 → Zn(NO3)2 + Cu - Cân bằng phương trình hóa học

Phản ứng hóa học:

Zn + Cu(NO3)2 → Zn(NO3)2 + Cu

Điều kiện phản ứng

- Không điều kiện

Cách thực hiện phản ứng

Cho kim loại Zn tác dụng với dung dịch đồng(II)nitrat

Hiện tượng nhận biết phản ứng

Kim loại Zn tan dần tạo thành dung dịch không màu và có chất rắn màu đỏ xuất hiện.

Bạn có biết

Zn tham gia phản ứng với muối của các dung dịch đứng sau nó trong dãy hoạt động hóa học như Cu2+; Pb2+;….

Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Nhúng một thanh kim loại Zn sạch vào dung dịch Cu(NO3)2. Sau một thời gian lấy thanh Zn ra, làm khô, thấy khối lượng thanh Zn giảm 0,1 gam. Khối lượng Zn đã phản ứng là

A. 6,5 gam. B. 0,65 gam. C. 1,2 gam. D. 0,6 gam..

Đáp án A

Hướng dẫn giải:

Zn + Cu(NO3)2 → Zn(NO3)2 + Cu

65-----------------------------------64 ⇒ Mgiảm = 1 g

⇒ ngiảm = 0,1/1 = 0,1 mol ⇒ nZn = 0,1 mol ⇒ mMg = 0,1 .65 = 6,5 g

Ví dụ 2: Cho bột kẽm lấy dư vào dung dịch Cu(NO3)2, phản ứng xảy ra hoàn toàn, thấy khối lượng dung dịch giảm 0,01g. Khối lượng muối Cu(NO3)2 có trong dung dịch là

A. < 0,01 g B. 1,88 g C. ~ 0,29 g D. Giá trị khác.

Đáp án B

Hướng dẫn giải:

nZn = nCu = x

Có p/ứ: Zn + Cu2+ → Zn2+ + Cu ⇒ 65x - 64x = 0,01 ⇒ x = 0,01 mol

⇒m_{Cu(NO_3)_2}=1,88gam\(⇒m_{Cu(NO_3)_2}=1,88gam\)

Ví dụ 3: Hoà tan hoàn toàn 6,5 gam bột Zn vào dung dịch Cu(NO3)2 lấy dư, khối lượng chất rắn thu được sau phản ứng có khối lượng là

A. 6,4 gam. B. 3,2 gam. C. 8,6 gam. D. 5,4 gam.

Đáp án A

Hướng dẫn giải:

Zn + Cu(NO3)2 → Zn(NO3)2 + Cu

nCu = nZn = 0,1 mol ⇒ mCu = 0,1.64 = 6,4 g

Phản ứng hóa học: Zn + CuSO4 → ZnSO4 + Cu - Cân bằng phương trình hóa học

Phản ứng hóa học:

Zn + CuSO4 → ZnSO4 + Cu

Điều kiện phản ứng

- Không điều kiện

Cách thực hiện phản ứng

Cho kim loại Zn tác dụng với dung dịch đồng(II)sunfat

Hiện tượng nhận biết phản ứng

Có chất rắn mày đỏ bám ngoài dây kẽm, màu xanh lam của dung dịch đồng (II) sunfat nhạt dần, kẽm tan dần.

Bạn có biết

Zn tham gia phản ứng với muối của các dung dịch đứng sau nó trong dãy hoạt động hóa học như Cu2+; Pb2+;….

Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Thí nghiệm nào sau đây không xảy ra phản ứng hóa học?

A. Cho kim loại Fe vào dng dịch Fe2(SO4)3

B. Cho kim loại Zn vào dung dịch CuSO4.

C. Cho kim loại Ag vào dung dịch HCl

D. Cho kim loại Mg vào dung dịch HNO3.

Đáp án C

Hướng dẫn giải:

A: Fe + 2Fe(NO3)3 → 3Fe(NO3)2.

B: Zn + CuSO4 → ZnSO4 + Cu.

C: Ag đứng sau H trong dãy điện hóa nên không tác dụng với HCl.

D: 12HNO3 + 5Mg → 6H2O + 5Mg(NO3)2 + N2.

Ví dụ 2: Ngâm một lá kẽm nhỏ trong một dung dịch có chứa 2,24 g ion kim loại có điện tích 2+. Phản ứng xong, khối lượng lá kẽm giảm thêm 0,02 g.

A. Sn2+. B. Fe2+. C. Pb2+. D. Cu2+.

Đáp án D

Hướng dẫn giải:

Zn + M2+ → Zn2+ + M

2,24 g ion M2+ bị khử sẽ sinh ra 2,24 g kim loại M bám trên lá kẽm

nZn = nM = (1,28 + 0,02)/65 = 0,02 mol ⇒ M = 1,28/0,02 = 64

Ví dụ 3: Ngâm một thanh Zn trong 200 ml dung dịch CuSO4 x M. Sau khi phản ứng kết thúc lấy đinh sắt ra khỏi dung dịch rửa nhẹ, làm khô thấy khối lượng thanh Zn giảm 0,2 g. Giá trị của x là

A. 1,000. B. 0,001. C. 0,040. D. 0,200.

Đáp án A

Hướng dẫn giải:

Mg + CuSO4 → MgSO4 + Cu

nCuSO4 = ngiảm = 0,2/1 = 0,2 mol ⇒ x = 0,2/0,2 = 0,2 M

Phản ứng hóa học: Zn + PbSO4 → ZnSO4 + Pb - Cân bằng phương trình hóa học

Phản ứng hóa học:

Zn + PbSO4 → ZnSO4 + Pb

Điều kiện phản ứng

- Không điều kiện

Cách thực hiện phản ứng

Cho kim loại Zn tác dụng với dung dịch chì(II)sunfat

Hiện tượng nhận biết phản ứng

Kim loại Zn tan dần tạo thành dung dịch không màu và có chất rắn màu xám trắng xuất hiện.

Bạn có biết

Zn tham gia phản ứng với muối của các dung dịch đứng sau nó trong dãy hoạt động hóa học như Cu2+; Pb2+;….

Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Ngâm một thanh Zn sạch trong 200ml dung dịch PbSO4 0,1M. Sau khi phản ứng kết thúc, lấy thanh Zn ra khỏi dung dịch rửa sạch nhẹ bằng nước cất và sấy khô rồi đem cân thấy khối lượng thanh kẽm tăng m gam so với ban đầu. Giá trị của m là

A. 1,42 g B. 1,83 g C. 0,8 g D. 2,4 g

Đáp án A

Hướng dẫn giải:

Zn + PbSO4 → ZnSO4 + Pb

Theo bài ta có:nZn = nPb = 0,01 mol

Theo PTHH ta có:

⇒ mZn = 0,01.65 = 0,65g

⇒ mPb = 0,01. 207 = 2,07 g

⇔ mtăng = 2,07 – 0,65 = 1,42g

Ví dụ 2: Cho Zn tác dụng với dung dịch chì sunfat theo phương trình ion rút gọn sau: Zn + Pb2+ → Zn2+ + Pb. Trong các kết luận sau, kết luận sai là:

A. Zn2+ có tính oxi hóa mạnh hơn Pb2+

B. Pb2+ có tính oxi hóa mạnh hơn Zn2+

C. Zn có tính khử mạnh hơn Pb.

D. Pb có tính khử yếu hơn Zn.

Đáp án A

Ví dụ 3: Cho hỗn hợp X gồm Zn và Fe tác dụng với dung dịch Y chứa CuSO4 và PbSO4 đến khi phản ứng xong, thu được chất rắn T gồm 3 kim loại. Chất chắc chắn phản ứng hết là

A. Fe, CuSO4 và PbSO4.

B. Zn, Fe và CuSO4.

C. Zn, CuSO4 và PbSO4.

D. Zn, Fe và PbSO4.

Đáp án C

Hướng dẫn giải:

Chỉ có Zn tham gia phản ứng hết với dung dịch Y khi đó phản ứng xảy ra là

Zn + PbSO4 → ZnSO4 + Pb

Zn + CuSO4 → ZnSO4 + Cu

Phản ứng hóa học: Zn + Pb(NO3)2 → Zn(NO3)2 + Pb - Cân bằng phương trình hóa học

Phản ứng hóa học:

Zn + Pb(NO3)2 → Zn(NO3)2 + Pb

Điều kiện phản ứng

- Không điều kiện

Cách thực hiện phản ứng

Cho kim loại Zn tác dụng với dung dịch chì nitrat

Hiện tượng nhận biết phản ứng

Kim loại Zn tan dần tạo thành dung dịch không màu và có chất rắn màu xám xuất hiện.

Bạn có biết

Zn tham gia phản ứng với muối của các dung dịch đứng sau nó trong dãy hoạt động hóa học như Cu2+; Pb2+;….

Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Cho 32,5 Zn vào dung dịch chứa hai muối Fe(NO3)2 và Pb(NO3)2 có cùng nồng độ 2M, thể tích dung dịch là 100ml. Sau đó lấy dung dịch sau phản ứng cho tác dụng với dung dịch KOH dư. Tính khối lượng kết tủa thu được.

A. 23,2g B. 22,3 g C. 24,6 g D. 0 g

Đáp án A

Hướng dẫn giải:

Sau phản ứng Zn dư

Zn + Pb(NO3)2 → Zn(NO3)2 + Pb

Zn + Fe(NO3)2 → Zn(NO3)2 + Fe

Zn(NO3)2 + 2KOH → Zn(OH)2 + 2 KNO3

Zn(OH)2 + KOH → K[Zn(OH)3]

⇒ mkết tủa = 0 (g)

Ví dụ 2: Cho bột Zn vào dung dịch Pb(NO3)2 dư, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch gồm các chất tan:

A. Zn(NO3)2, Pb(NO3)2.

B. Pb(NO3)2.

C. Zn(NO3)3.

D. H2O; Zn(NO3)2, Pb(NO3)2

Đáp án A

Hướng dẫn giải:

Phương trình phản ứng: Zn + Pb(NO3)2 → Zn(NO3)2 + Pb

Ví dụ 3: Cho các kim loại: Ni, Fe, Cu, Zn; số kim loại tác dụng với dung dịch Pb(NO3)2

A. 4 B. 3 C. 2 D. 1

Đáp án B

Hướng dẫn giải:

Các kim loại đứng trước Pb đều có thể đẩy Pb2+ ra khỏi muối của nó.

Đó là: Ni, Fe, Zn

Phản ứng hóa học: Zn + 2AgNO3 → Zn(NO3)2 + Ag - Cân bằng phương trình hóa học

Phản ứng hóa học:

Zn + 2AgNO3 → Zn(NO3)2 + Ag

Điều kiện phản ứng

- Không điều kiện

Cách thực hiện phản ứng

Cho kim loại Zn tác dụng với dung dịch bạc nitrat.

Hiện tượng nhận biết phản ứng

Kim loại Zn tan dần tạo thành dung dịch không màu và có chất rắn màu xám xuất hiện.

Bạn có biết

Zn tham gia phản ứng với muối của các dung dịch đứng sau nó trong dãy hoạt động hóa học như Cu2+; Pb2+;….

Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Dãy nào sau đây chỉ gồm các chất vừa tác dụng được với dung dịch HCl, vừa tác dụng được với dung dịch AgNO3?

A. Fe, Ni, Sn

B. Zn, Cu, Mg

C. Hg, Na, Ca

D. Al, Fe, CuO

Đáp án A.

Hướng dẫn giải:

- Các kim loại đứng trước cặp H+/H2 có thể tác dụng được với HCl.

- Các kim loại đứng trước cặp Ag+/Ag có thể tác dụng được với AgNO3.

Ví dụ 2: Ngâm một thanh kim loại Zn có khối lượng 10gam trong 250 gam dung dịch Ag(NO3)2 4%. Khi lấy vật ra khỏi dd thì khối lượng dung dịch Ag(NO3)2 giảm 0,76 gam. Khối lựợng của thanh kim loại sau phản ứng là?

A. 10,76 g B. 10,26 g C. 11,5 g D. 17,6 g

Đáp án A

Hướng dẫn giải:

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có:

mkim loại + mdd = m'kim loạị sau + m'dd sau

→ m'kim loại - mkim loại = mdd – m’dd = 0,76 gam

→ Khối lượng dung dịch giảm đi chính là khối lượng tăng lên của thanh kim loại

Khối lựợng của thanh kim loại sau phản ứng là: 10 + 0,76 = 10,76 gam.

Ví dụ 3: Cho hỗn hợp Zn và Fe vào dung dịch hỗn hợp Cu(NO3)2 và AgNO3, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp hai kim loại. Hai kim loại đó là

A. Fe, Cu. B. Cu, Ag. C. Zn, Ag. D. Fe, Ag.

Đáp án B

Hướng dẫn giải:

Zn, Fe + {Cu(NO3)2, AgNO3 }

→ Hỗn hợp 2 kim loại có tính khử yếu nhất.

→ Hai kim loại là Cu và Ag .

Phản ứng hóa học: 8NaNO3 + 7NaOH + 4Zn → 2H2O + NH3+4Na2ZnO2 - Cân bằng phương trình hóa học

Phản ứng hóa học:

8NaNO3 + 7NaOH + 4Zn → 2H2O + NH3+4Na2ZnO2

Điều kiện phản ứng

- Nhiệt độ

Cách thực hiện phản ứng

Cho kim loại Zn tác dụng với dung dịch NaNO3 trong dd NaOH.

Hiện tượng nhận biết phản ứng

Chất rắn màu xám nhạt Kẽm (Zn) tan dần và xuất hiện khí mùi khai Amoniac (NH3) làm sủi bọt khí.

Bạn có biết

Zn tan trong dung dịch kiềm đặc tạo ra zincat.

Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Hòa tan hết 0,65 g Zn vào 200ml dd hỗn hợp gồm NaNO3 0,1M và NaOH 0,5M. Kết thúc phản ứng thu được V lit hỗn hợp khí ở đktc. Giá trị của V là:

A. 0,448 lit B. 0,056 lit C. 0,896 lit D. 1,12 lit

Đáp án B

Hướng dẫn giải:

nZn = 0,65/65 = 0,01 (mol)

n_{NaNO_3}=0,2.0,1=0,02(mol)\(n_{NaNO_3}=0,2.0,1=0,02(mol)\)

nNaOH = 0,5.0,2 = 0,1(mol)

8NaNO3 + 7NaOH + 4Zn → 2H2O + NH3 + 4Na2ZnO2

0,02------0,1-------0,01-------------------2,5.10-3

V= 22,4.2,5.10 - 3 = 0,056 lít

Ví dụ 2: Cho kim loại Zn tác dụng với dung dịch NaNO3 dư trong dd NaOH sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được khí Z. Khí Z là

A. N2 B. NH3 C. H2 D. O2

Đáp án B

Hướng dẫn giải:

Phương trình phản ứng: 8NaNO3 + 7NaOH + 4Zn → 2H2O + NH3 + 4Na2ZnO2

Ví dụ 3: Cho kim loại Zn tác dụng với dung dịch NaNO3 dư trong dd NaOH. NaOH đóng vai trò là chất gì trong phản ứng?

A. Chất khử

B. Chất oxi hóa

C. Chất xúc tác

D. Chất môi trường.

Đáp án D

Hướng dẫn giải:

Phương trình phản ứng: 8NaNO3 + 7NaOH + 4Zn → 2H2O + NH3 + 4Na2ZnO2

Phản ứng hóa học: 2NaOH + Zn → Na2ZnO2 + H2 - Cân bằng phương trình hóa học

Phản ứng hóa học:

2NaOH + Zn → Na2ZnO2 + H2

Điều kiện phản ứng

- Nhiệt độ

Cách thực hiện phản ứng

Cho kim loại Zn tác dụng với dung dịch dd NaOH.

Hiện tượng nhận biết phản ứng

Chất rắn màu xám nhạt Kẽm (Zn) tan dần và xuất hiện khí không màu, sủi bột khí.

Bạn có biết

Zn tan trong dung dịch kiềm đặc tạo ra zincat.

Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Dãy nào sau đây chỉ gồm các kim loại vừa tác dụng với dung dịch HCl, vừa tác dụng với dung dịch NaOH?

A. Al, Zn, Na.

B. Al, Zn, Cr.

C. Ba, Na, Cu.

D. Mg, Zn, Cr.

Đáp án B

Ví dụ 2: Cho hỗn hợp gồm Na và Zn có tỉ lệ mol tương ứng là 1:2 vào nước dư. Sau khi các pứ xảy ra hoàn toàn, thu được 8,96 l H2(đkc) và m (g) chất rắn ko tan. Giá trị của m là:

A. 6,5 g B. 13 g C. 19,5 g D.39 g

Đáp án C

Hướng dẫn giải:

Đặt số mol tương ứng: nNa = x; nZn = 2x

(Na; Al) cho vào H2O

⇒ Xảy ra phản ứng như sau:

(1) Na + H2O → NaOH + 1/2H2

-----x----------------x---------x/2

(2) Zn + 2NaOH → Na2ZnO2 + H2

----2x------x

----0,5x-------x---------------------x/2...

-----1,5x

Ta có:

+n_{H_2}=\frac{x}{2}+\frac{x}{2}=x=0,4⇒x=0,4mol\(+n_{H_2}=\frac{x}{2}+\frac{x}{2}=x=0,4⇒x=0,4mol\)

+ Chất rắn không tan là Zn: nZndư = 1,5 x = 0,6 mol

⇒ mZndư = 0,6 x 65 = 39 (g)

Ví dụ 3: Hỗn hợp X gồm Na và Zn. Cho m gam X vào một lượng dư nước thì thoát ra V lít khí. Nếu cũng cho m gam X vào dd NaOH (dư) thì được 1,75V lít khí. Thành phần phần trăm theo khối lượng của Na trong X là (biết các thể tích khí đo trong cùng điều kiện).

A. 39,87%. B. 29,87%. C. 49,87%. D. 77,93%.

Đáp án D

Hướng dẫn giải:

Na + H2O → NaOH + 1/2H2

Zn + 2NaOH → Na2ZnO2 + H2

⇒\ \frac{x}{2}+\frac{x}{2}=1⇔x=1\(⇒\ \frac{x}{2}+\frac{x}{2}=1⇔x=1\)

Ta tính số mol do Zn sinh ra là = 1,75 - 1/2 = 1,25 mol

Zn + NaOH → Na2ZnO2 + H2

1,25 mol <---------- --------- ------- 1,25 mol

% mZn = ( 1,25.65 ) / (1,25.65 + 1.23) x 100% = 77,93%

............................................

Ngoài Phản ứng hóa học của Kẽm (Zn) và Hợp chất của Kẽm - Cân bằng phương trình hóa học. Mời các bạn học sinh còn có thể tham khảo các đề thi học kì 1 lớp 8, đề thi học kì 2 lớp 8 các môn Toán, Văn, Anh, Lý, Địa, Sinh mà chúng tôi đã sưu tầm và chọn lọc. Với tài liệu lớp 8 sẽ giúp các bạn ôn tập tốt hơn. Chúc các bạn học tập tốt

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Từ điển Phương trình hóa học

    Xem thêm