Phương trình điện li của H3PO4
Phương trình điện li của H3PO4
Phương trình điện li của H3PO4 được VnDoc gửi tới bạn đọc là phương trình điện li axit H3PO4, nội dung tài liệu hướng dẫn bạn đọc viết phương trình điện li H3PO4 cũng như làm các dạng bài tập câu hỏi liên quan.
>> Mời các bạn tham khảo thêm phương trình điện li các chất sau:
- Phương trình điện li Cu(NO3)2
- Phương trình điện li của HBrO4
- Phương trình điện li NaH2PO4
- Phương trình điện li của Na3PO4
- Phương trình điện li H2S
- Phương trình điện li HNO2
- Phương trình điện li của NaHS
- Phương trình điện li của K2SO4
- Phương trình điện li NaHCO3
- Phương trình điện li của Na2HPO4
1. Viết phương trình điện li của H3PO4
H3PO4 \(\rightleftharpoons\) H+ + H2PO4−
H2PO4− \(\rightleftharpoons\) H+ + HPO42−
HPO42- \(\rightleftharpoons\)H+ + PO43-
2. Tài liệu chất điện li
- Chất điện li mạnh là gì?
- Chất nào sau đây là chất điện li yếu
- Phương trình ion rút gọn và các bài toán liên quan
- Bài tập điện li lớp 11 từ Cơ bản đến Nâng cao
- Bài tập trắc nghiệm Hóa học lớp 11 chương 1: Sự điện li
3. H3PO4 là chất điện li mạnh hay yếu
H3PO4 là chất điện li yếu
H3PO4 là một axit trung bình. Trong dung dịch H3PO4 sẽ phân li thuận nghịch theo 3 nấc.
Các axit yếu, bazơ yếu và một số muối là chất điện li yếu.
4. Bài tập vận dụng liên quan
Câu 1. Dãy nào sau đây gồm các chất điện li?
A. H2S, SO2, CH3COOH
B. Cl2, H2SO3, HCl
C. CH4, C2H5OH, NaCl
D. NaCl, HCl, CH3COOH
Dãy nào gồm các chất điện li là: NaCl, HCl, CH3COOH
Phương trình điện li minh họa
NaCl → Na+ + Cl-
HCl → H+ + Cl-
CH3COOH ⇔ H+ + CH3COO-
Loại A vì SO2 không phải là chất điện li
Loại B vì Cl2 không phải chất điện li
Loại C vì CH4 không phải chất điện li
Câu 2. Công thức hóa học của chất mà khi điện li tạo ra ion Fe2+ và SO42- là:
A. FeSO4
B. Fe2(SO4)3
C. Fe(HSO4)2
D. Fe(HSO3)2
Công thức hóa học của chất mà khi điện li tạo ra ion Fe2+ và SO42- là: FeSO4
Phương trình điện li minh họa
FeSO4 → Fe2+ + SO42-
Câu 3. Dung dịch nào sau đây không dẫn điện được?
A. HCl
B. C2H5OH
C. NaCl
D. FeSO4
Chất dẫn điện: các axit, bazơ, muối trong dung dịch hoặc trong trạng thái nóng chảy.
Chất không dẫn điện: các chất rắn khan (NaCl, NaOH khan) và các dung dịch ancol etylic, glucozơ, nước cất, …
Nguyên nhân: Tính dẫn điện của dung dịch axit, bazo và muối là do trong dung dịch của chúng cso các tiểu phân mang điện tích chuyển động tự do được gọi là các ion.
Câu 4. Dãy nào dưới đây gồm các chất điện li mạnh?
A. HCl, NaOH, NaCl
B. HCl, NaOH, CH3COOH
C. KOH, NaCl, HF
D. NaNO2, HNO2, CH3COOH
Dãy gồm các chất điện li mạnh là: HCl, NaOH, NaCl
Phương trình điện li minh họa
HCl → H+ + Cl−
NaOH → Na+ + OH-
NaCl → Na+ + Cl-
B loại vì CH3COOH là chất điện li yếu
C. loại vì HF là chất điện li yếu
D. loại vì CH3COOH là chất điện li yếu
Câu 5. Phương trình ion rút gọn của phản ứng cho biết
A. Những ion nào tồn tại trong dung dịch.
B. Nồng độ những ion nào trong dung dịch lớn nhất.
C. Bản chất của phản ứng trong dung dịch các chất điện li.
D. Không tồn tại phân tử trong dung dịch các chất điện li.
Phương trình ion rút gọn của phản ứng cho biết: Bản chất của phản ứng trong dung dịch các chất điện li.
Câu 6. Cặp chất không xảy ra phản ứng là
A. dung dịch NaNO3 và dung dịch MgCl2.
B. dung dịch NaOH và Al2O3.
C. K2O và H2O.
D. Na và dung dịch KCl.
Cặp chất không xảy ra phản ứng là: dung dịch NaNO3 và dung dịch MgCl2.
B loại vì dung dịch NaOH phản ứng Al2O3.
Al2O3 + 2NaOH → 2NaAlO2 + H2O
C. loại vì K2O phản ứng H2O.
K2O + H2O → 2KOH
D. loại vì Na phản ứng dung dịch KCl.
Câu 7. Có 4 dung dịch trong suốt, mỗi dung dịch chỉ chứa 1 cation và 1 anion trong số các ion sau: Ba2+, Al3+, Na+, Ag+, CO32-, NO3-, Cl-, SO42-. Các dung dịch đó là:
A. AgNO3, BaCl2, Al2(SO4)3, Na2CO3.
B. AgCl, Ba(NO3)2, Al2(SO4)3, Na2CO3.
C. AgNO3, BaCl2, Al2(CO3)3, Na2SO4.
D. Ag2CO3, Ba(NO3)2, Al2(SO4)3, NaNO3.
AgCl là chất kết tủa loại B
Al2(CO3)2 không tồn tại bị thủy phân thành Al(OH)3 và giải phóng khí CO2 loại C
Ag2CO3 là chất kết tủa Loại D
Câu 8. Trong các dung dịch: HNO3, NaCl, Na2SO4, Ca(OH)2, KHSO4, Mg(NO3)2. Dãy gồm các chất đều tác dụng được với dung dịch Ba(HCO3)2 là
A. HNO3, Ca(OH)2, KHSO4, Mg(NO3)2.
B. HNO3, Ca(OH)2, KHSO4, Na2SO4.
C. NaCl, Na2SO4, Ca(OH)2.
D. HNO3, NaCl, Na2SO4.
Dãy gồm các chất đều tác dụng được với dung dịch Ba(HCO3)2 là: HNO3, Ca(OH)2, KHSO4, Na2SO4.
Ba(HCO3)2 + 2HNO3 → Ba(NO3)2 + 2CO2 + 2H2O
Ba(HCO3)2 + Ca(OH)2 → BaCO3 + CaCO3 + 2H2O
2KHSO4 + Ba(HCO3)2 → 2H2O + K2SO4 + 2CO2 + BaSO4
Ba(HCO3)2 + Na2SO4 → H2O + Na2CO3 + CO2↑ + BaSO4↓
Câu 9. Cho dãy các chất: KAl(SO4)2.12H2O, C2H5OH, C12H22O11 (saccarozơ), CH3COOH, Ca(OH)2, CH3COONH4. Số chất điện li là
A. 3
B. 4
C. 5
D. 2
Chất không điện li: C2H5OH, C12H22O11 (saccarozơ) khi tan trong nước không phân li ra được các ion nên dung dịch không dẫn được điện
Chất điện li: KAl(SO4)2.12H2O, CH3COOH, Ca(OH)2, CH3COONH4
...................................
Hy vọng thông qua nội dung câu hỏi, bài tập sẽ giúp bạn đọc củng cố nâng cao kiến thức, kĩ năng giải bài tập dạng viết phương trình điện li. Mời các bạn tham khảo.
Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Phương trình điện li của H3PO4. Để có thể nâng cao kết quả trong học tập mời các bạn tham khảo một số tài liệu: Hóa học lớp 10, Giải bài tập Hóa học lớp 11, Thi thpt Quốc gia môn Toán, đề thi học kì 1 lớp 11, đề thi học kì 2 lớp 11 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.
Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm giảng dạy và học tập môn học THPT, VnDoc mời các bạn truy cập nhóm riêng dành cho lớp 11 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 11 để có thể cập nhật được những tài liệu mới nhất.