Bài tập điện li lớp 11 từ Cơ bản đến Nâng cao
Bài tập sự điện li
Bài tập điện li lớp 11 là tài liệu học tập môn Hóa học hay dành cho thầy cô và các bạn tham khảo. Nội dung tài liệu này bao gồm một số bài tập cơ bản và nâng cao Hóa 11 Chương 1: Sự điện li. Đây cũng là môt dạng câu hỏi sẽ xuất hiện trong bài thi Trung học phổ thông quốc gia. Mời các bạn cùng tham khảo.
A. Bài tập Hóa 11 chương 1 điện li
Bài 1: Trộn 100 ml dung dịch HNO3 0.1M với 100 ml dung dịch H2SO4 0.05M thu được dung dịch A.
a. Tính nồng độ các ion trong A.
b. Tính pH của dung dịch A.
c. Tính thể tích dung dịch NaOH 0.1M để trung hòa dung dịch A.
Bài 2: Dung dịch X chứa NaOH 0.1M, KOH 0.1M và Ba(OH)2 0.1M. Tính thể tích dung dịch HNO3 0.2M để trung hòa 100 ml dung dịch X.
Bài 3: Cho dung dịch X chứa a mol Ba2+; b mol H+; c mol NO3- và d mol Cl-. Tìm mối liên hệ giữa a, b, c và d.
Bài 4: (CĐA-07): Một dung dịch chứa 0,02 mol Cu2+, 0,03 mol K+, x mol Cl- và y mol SO42-. Tổng khối lượng muối tan có trong dung dịch là 5,435 gam. Xác định giá trị của x và y.
Bài 5: Viết PT điện li của các chất sau:
a. HNO3, Ba(OH)2, NaOH, H2SO4, Ca(OH)2, Na2CO3, BaCl2, NaHCO3, H2S.
b. CuSO4, Na2SO4, Fe2(SO4)3, NaHPO4, Mg(OH)2, CH3COOH, H3PO4, HF.
Bài 6: Viết PT phân tử và ion rút gọn của các phản ứng (nếu có) khi trộn lẫn các chất sau:
a. dd HNO3 và CaCO3
b. dd KOH và dd FeCl3
c. dd H2SO4 và dd NaOH
d. dd Ca(NO3)2 và dd Na2CO3
e. dd NaOH và Al(OH)3
f. dd Al2(SO4)3 và dd NaOH vừa đủ
g. dd NaOH và Zn(OH)2
h. FeS và dd HCl
i. dd CuSO4 và dd H2S
k. dd NaOH và NaHCO3
l. dd NaHCO3 và HCl
m. Ca(HCO3)2 và HCl
Bài 7: Nhận biết dung dịch các chất sau bằng phương pháp hóa học.
a. NH4NO3, (NH4)2CO3, Na2SO4, NaCl.
b. NaOH, NaCl, Na2SO4, NaNO3
c. NaOH, H2SO4, BaCl2, Na2SO4, NaNO3 (chỉ dùng thêm quỳ tím).
Bài 8: Viết phương trình phân tử ứng với phương trình ion thu gọn của các phản ứng sau
a. Ba2+ + CO32- → BaCO3
b. NH4+ + OH- → NH3 + H2O
c. S2- + 2H+ → H2S↑
d. Fe3+ + 3OH- → Fe(OH)3↓
e. Ag+ + Cl- → AgCl↓
f. H+ + OH- → H2O
Bài 9: Viết PT dạng phân tử và ion rút gọn của các phản ứng trong dd theo sơ đồ sau:
a. Pb(NO3)2 + ? → PbCl2↓ + ?
b. FeCl3 + ? → Fe(OH)3 + ?
c. BaCl2 + ? → BaSO4↓ + ?
d. HCl + ? → ? + CO2↑ + H2O
e. NH4NO3 + ?→ ? + NH3↑ + H2O
f. H2SO4 + ? → ? + H2O
Bài 10: Tính nồng độ các ion trong các dung dịch sau
a. dung dịch NaOH 0,1M
b. dung dịch BaCl2 0,2 M
c. dung dịch Ba(OH)2 0,1M
Bài 11. Tính độ điện li của axit HCOOH 0,007M trong dung dịch có [H+] = 0,001M
Bài 12. Trộn 100 ml dung dịch NaCl 0,10M với 100ml dung dịch Na2SO4 0,10M. Xác định nồng độ các ion có mặt trong dung dịch.
Bài 13. Tính nồng độ mol của các ion CH3COOH, CH3COO-, H+ tại cân bằng trong dung dịch CH3COOH 0,1M có α = 1,32%.
Bài 14.
a) Tính độ điện li của dung dịch NH3 0,010M.
b) Độ điện li thay đổi ra sao khi
Pha loãng dung dịch ra 50 lần.
Khi có mặt NaOH 0,0010M.
B. Đáp án hướng dẫn giải chi tiết bài tập điện li
Bài 1.
nHNO3 = 0,1×0,1 = 0,01 mol
nH2SO4 = 0,1×0,05 = 0,005 mol
Vdd = 0,1 + 0,1 = 0,2 lít
CMNO3− = 0,010,2 = 0,05 M
CMSO42−= 0,005/0,2 = 0,025 M
nH+ =0,01 + 0,005×2 = 0,02 mol
CMH+ = 0,02/0,2 = 0,1M
pH = −log([H+]) = −log(0,1) = 1
Bài 2.
nNaOH = 0,1.0,1 = 0,01 mol
nKOH = 0,1.0,1 = 0,01 mol
nBa(OH)2 = 0,1.0,1 = 0,01 mol
nOH- = nNaOH + nKOH + 2nBa(OH)2 = 0,04 mol
Bản chất của các phản ứng này là
H+ + OH- → H2O
0,04 0,04
VHNO3 = nHNO3/CM = 0,04/0,2 = 0,2 lít
Bài 3.
Bảo toàn điện tích: n(+) = n(-) => 2nBa2+ + 2nMg2+ = nNO3- + nCl-
=> 2a + 2b = c + d
Bài 4.
Bảo toàn điện tích : 2nCu2+ + nK+ = nCl- + nSO42- => 0,02.2 + 0,03 = x + 2y
Có mmuối = mion = 0,02.64 + 0,03.39 + 35,5x + 96y = 5,435
=> x = 0,03 ;
y = 0,02 mol
Bài 5. Học sinh tự làm
Bài 6.
a) 2HNO3 + CaCO3 → Ca(NO3)2 + H2O + CO2 ↑
2H+ + CaCO3 → Ca2+ + H2O + CO2 ↑
b) H2SO4 + 2NaOH → Na2SO4 + 2H2O
H+ + OH - → H2O
c) 3KOH + FeCl3 → Fe(OH)3↓ + 3KCl
Fe3+ + 3OH- → Fe(OH)3↓
d) Ca(NO3)2 + Na2CO3 → CaCO3 ↓ + 2NaNO3
Ca2+ + CO32- → CaCO3 ↓
e) NaOH + Al(OH)3 → Na[Al(OH)4]
OH- + Al(OH)3 → [Al(OH)4]-
f) 2NaOH + Zn(OH)2 → Na2[Zn(OH)4]
2OH- + Zn(OH)2 →[Zn(OH)4]2-
g) FeS + 2HCl → FeCl2 + H2S↑
FeS + H+ → Fe2+ + H2S ↑
h) CuSO4 + H2S → CuS ↓ + H2SO4
Cu2+ + S2- → CuS ↓
i) NaHCO3 + HCl → NaCl + H2O + CO2 ↑
HCO3- + H+ → H2O + CO2 ↑
j) Ca(HCO3)2 + 2HCl → CaCl2 + H2O + CO2
HCO3- + H+ → H2O + CO2 ↑
Bài 7.
a)
Cho các dung dịch tác dụng với dung dịch Ba(OH)2
Có khí có mùi khai thoát ra là NH4NO3
Có khí có mùi khai thoát ra và có kết tủa trắng là (NH4)2CO3
Có kết tủa trắng là Na2SO4
Còn lại là NaCl
2NH4NO3 + Ba(OH)2 → Ba(NO3)2 + 2NH3 + 2H2O
(NH4)2CO3 + Ba(OH)2 → BaCO3 + 2NH3 + 2H2O
Na2SO4 + Ba(OH)2 → 2NaOH + BaSO4
b)
Cho quỳ tím vào các dung dịch trên
Quỳ tím hóa xanh là NaOH
Quỳ tím không đổi là NaCl, Na2SO4, NaNO3
Cho dung dịch BaCl2 vào 3 dung dịch trên
Có kết tủa là Na2SO4
Còn lại là NaCl và NaNO3
Cho 2 chất còn lại tác dụng với AgNO3
Có kết tủa là NaCl
Còn lại là NaNO3
Na2SO4 + BaCl2 → 2NaCl + BaSO4
AgNO3 + NaCl → AgCl + NaNO3
c)
Cho quỳ tím vào các dung dịch trên
Quỳ tím hóa xanh là NaOH
Quỳ tím hóa đỏ là H2SO4
Quỳ tím không đổi là BaCl2, Na2SO4
Cho dung dịch BaCl2 vào 3 dung dịch trên
Có kết tủa là Na2SO4
Còn lại là BaCl2
Na2SO4 + BaCl2 → 2NaCl + BaSO4
...................................
Trên đây Vndoc gửi tới bạn đọc Bài tập điện li lớp 11 được VnDoc sưu tầm, tổng hợp lại các câu hỏi trắc nghiệm bài sự điện li. Các câu hỏi được chắt lọc, bám sát nội dung chương trình học. Giúp củng cố nâng cao cũng như giúp các em ôn tập. Học tốt môn Hóa học 11.
Các bạn có thể các em cùng tham khảo thêm một số tài liệu các môn tại: Toán học 11, Chuyên đề Hóa học 11, Chuyên đề Sinh học 11, Chuyên đề Tiếng Anh 11....
Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu ôn tập THPT miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 11 Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu, đề thi mới nhất.