Nhận biết butan, but-1-in, but-2-in

Nhận biết butan, but-1-in, but-2-in được VnDoc biên soạn hướng dẫn các bạn hướng dẫn các bạn học sinh trả lời câu hỏi về nhận biết. Mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây.

Câu hỏi

Trình bày phương pháp hóa học phân biệt các chất sau: Butan, but-1-in và but-2-in. Viết phương trình hóa học minh họa.

Phương pháp giải bài tập

Sử dụng thuốc thử dung dịch AgNO3/NH3 để nhận biết but-1-in

Dùng Brom để nhận biết giữa butan và but-2-in

Hướng dẫn trả lời câu hỏi 

Thuốc thửC4H10CH≡C-CH2-CH3CH3-C≡C-CH3
AgNO3/NH3Không hiện tượngKết tủa vàngkhông hiện tượng
Dung dịch BromKhông hiện tượngXMất màu

Trích mẫu thử và đánh số thứ tự

Cho các mẫu thử tác dụng với dd AgNO3 trong NH3

Mẫu thử nào tạo kết tủa vàng là but-1-in

CH≡C-CH2-CH3 + AgNO3 + NH3→ CAg≡C-CH2-CH3 + NH4NO3

Cho 2 mẫu tử còn tác dụng với dd brom

Mẫu thử nào làm mất màu dd brom là but-2-in

CH3-C≡C-CH3 + 2Br2 → C4H6Br4

Mẫu thử không có hiện tượng gì là Butan

Bài tập vận dụng liên quan

1. Bài tập tự luận 

Bài 1. Nhận biết các chất khí mất nhãn sau: CH4, C2H2, C2H4, CO2

Hướng dẫn giải chi tiết

Dẫn cả 4 khí qua dung dịch nước vôi trong Ca(OH)2. Chất làm dung dịch đục màu thì là CO2. Còn lại, không phản ứng là CH4, C2H2, C2H4

Phương trình hóa học

Ca(OH)2 + CO2 → CaCO3↓+ H2O

Cho chất khí còn lại tác dụng với dung dịch brom dư (Br2). Chất không phản ứng là CH4. Còn lại, các chất C2H2, C2H4 làm mất màu dd.

Phương trình hóa học

C2H2 + 2Br2 → C2H2Br4

C2H4 + Br2 → C2H4Br2

Trích một phần mỗi khí, cho tác dụng với AgNO3/NH3. Chất tạo kết tủa vàng là C2H2. Còn lại là C2H4.

Phương trình hóa học: C2H2 + 2AgNO3 + 2NH3 → 2NH4NO3 + Ag2C2

Bài 2. Nêu phương pháp phân biệt các khí: SO2, CO2, C3H8, C2H2 chứa trong các bình mất nhãn.

Hướng dẫn giải chi tiết

Dẫn 4 khí trên lần lượt qua dung dịch nước vôi trong dư.

+ Có 2 khí làm đục nước vôi trong: SO2, CO2 (nhóm 1)

SO2 + Ca(OH)2 → CaSO3↓ + H2O

CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3↓ + H2O

+ 2 khí không làm đục nước vôi trong: C3H8, C2H2 (nhóm 2).

Cho từng khí ở mỗi nhóm lần lượt qua dung dịch nước brom.

Nhóm 1:

+ Khí làm nhạt màu nâu đỏ của dung dịch brom là SO2

SO2 + Br2 + 2H2O → H2SO4 + 2HBr

+ Khí không làm nhạt màu dung dịch brom là CO2.

Nhóm 2:

+ Khí làm nhạt màu nâu đỏ của dung dịch brom là C2H2.

C2H2 + 2Br2 → C2H2Br4

+ Khí không làm nhạt màu dung dịch brom là C3H8.

Bài 3. Nhận biết các lọ khí mất nhãn: Nito, hidro, metan, axetilen, etilen

Hướng dẫn giải chi tiết

Nhận xét :

N2: không cho phản ứng cháy.

H2: phản ứng cháy, sản phẩm cháy không làm đục nước vôi trong.

CH4: phản ứng cháy, sản phẩm cháy làm đục nước vôi trong.

Các khí còn lại dùng các phản ứng đặc trưng để nhận biết.

Lấy mỗi khí một ít làm mẫu thử.

Dẫn lần lượt các khí đi qua dd AgNO3/NH3. Khí nào tạo được kết tủa vàng là C2H2.

C2H2 + Ag2O → AgC≡CAg ↓ + H2O

Dẫn các khí còn lại qua dd nước Brom (màu nâu đỏ). Khí nào làm nhạt màu nước brom là C2H4.

H2C=CH2 + Br2 → BrH2C-C2Br

Lần lượt đốt cháy 3 khí còn lại. Khí không cháy là N2. Sản phẩm cháy của hai khí kia được dẫn qua dd nước vôi trong. Sản phẩm cháy nào làm đục nước vôi trong là CH4. Mẫu còn lại là H2.

CH4 + 2O2 → CO2 + 2H2O

CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3↓ +H2O

H2 + 1/2O2 → H2O

2. Câu hỏi trắc nghiệm khách quan

Câu 1: Ankan X có chứa 14 nguyên tử hiđrô trong phân tử. Số nguyên tử cacbon trong một phân tử X là

A. 4

B. 5

C. 6

D. 7.

Xem đáp án
Đáp án C

Câu 2: Ankan X có chứa 82,76% cacbon theo khối lượng. Số nguyên tử hiđro trong một phân tử X là

A. 6

B. 8

C. 10

D. 12.

Xem đáp án
Đáp án C

Đặt CTPT X là CnH2n+2

Ta có theo công thức phân tử:

12n/(14n + 2).100% = 82,76% => n = 4

Công thức phân tử của X là: C4H10

Câu 3: Ankan X có chứa 20% hiđro theo khối lượng. Tổng số nguyên tử trong một phân tử X là

A. 8

B. 11

C. 6

D. 14.

Xem đáp án
Đáp án A

Đặt CTPT X là CnH2n+2

Theo bài :

%H = (2n + 2)/(14n + 2).100% = 20%

n = 2 → C2H6

Tổng số nguyên tử trong phân tử là 8

Câu 4: Đốt cháy hoàn toàn 2,9 gam ankan X, thu được 4,48 lít CO2 (đktc). Công thức phân tử của X là

A. C3H8

B. C4H10

C. C5H10

D. C5H12.

Xem đáp án
Đáp án B

Đặt CTPT X là CnH2n+2

CnH2n+2 + (3n + 1)/2O2 → nCO2 + (n + 1)H2O

nCO2 = 0,2 mol

nCnH2n+2 = 2,9/(14n + 2) mol

Ta luôn có tỉ lệ: (0,2/n) = (2,9/14n + 2)

vậy n = 4 suy ra C4H10

Câu 5. Dẫn 8,96 lít hỗn hợp khí X gồm metan và etilen vào dung dịch brom dư, thấy dung dịch nhạt màu và còn lại 2,24 lít khí thoát ra. (Thể tích các khí đều đo (đktc)). Thành phần phần trăm thể tích của metan trong X là

A. 25,0%

B. 50,0%

C. 60,0%

D. 37,5%

Xem đáp án
Đáp án A

nhh = 8.96/22,4 = 0,4 mol

vì CH4 không phản ứng dung dịch Br2 => khí thoát ra là CH4

=> nCH4 = 2,24/22,4 = 0,1 mol

%n CH4 =%

VCH4 = (0,1/0,4).100 = 25%

Câu 6. Axetilen có tính chất vật lý

A. là chất khí không màu, không mùi, ít tan trong nước, nặng hơn không khí.

B. là chất khí không màu, không mùi, ít tan trong nước, nhẹ hơn không khí.

C. là chất khí không màu, không mùi, tan trong nước, nhẹ hơn không khí .

D. là chất khí không màu, mùi hắc, ít tan trong nước, nặng hơn không khí.

Xem đáp án
Đáp án B

Axetilen có tính chất vật lý là chất khí không màu, không mùi, ít tan trong nước, nhẹ hơn không khí.

Câu 7. Khi ném đất đèn xuống ao sẽ làm cá chết, đó là do

A. khí axetilen sinh ra có độc tính

B. cacbua canxi (thành phần chính của đất đèn) là một chất độc

C. trong thành phần của đất đèn, ngoài canxi cacbua CaC2 còn có một số muối sunfua, photphua gây độc cho cá

D. khí axetilen tác dụng với nước sinh ra chất độc làm cá bị chất

Xem đáp án
Đáp án C

Khi ném đất đèn xuống ao sẽ làm cá chết, đó là do  trong thành phần của đất đèn, ngoài canxi cacbua CaC2 còn có một số muối sunfua, photphua gây độc cho cá

Câu 8. Tiến hành thí nghiệm dẫn khí etilen vào dung dịch Brom dư đựng trong ống nghiệm. Sau phản ứng có quan sát thấy

A. màu của dung dịch brom nhạt dần, có chất kết tủa

B. màu của dung dịch brom nhạt dần, có chất lỏng không tan chìm xuống đáy ống nghiệm

C. màu của dung dịch brom nhạt dần, có khí thoát ra

D. màu của dung dịch brom không thay đổi

Xem đáp án
Đáp án B

CH2=CH2 + Br­2 → CH2Br-CH2Br

(màu nâu đỏ) (không màu)

Vậy hiện tượng xảy ra khi dẫn khí etilen qua bình đựng dung dịch brom dư là dung dịch nhạt màu dần.

Câu 9. Có hỗn hợp gồm C2H4; CH4; CO2. Để nhận ra từng khí có trong hỗn hợp trên có thể sử dụng lần lượt các hóa chất là

A. dung dịch nước brom, lưu huỳnh đioxit.

B. KOH; dung dịch nước brom.

C. NaOH; dung dịch nước brom.

D. Ca(OH)2; dung dịch nước brom.

Xem đáp án
Đáp án D

Để nhận biết 3 khí trên ta sử dụng lần lượt các hóa chất là Ca(OH)2; dung dịch nước brom.

Dùng dung dịch Ca(OH)2 ta nhận biết được CO2 do tạo kết tủa trắng

CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 ↓ + H2O

Còn lại hai khí C2H4, CH4

Dùng dung dịch nước brom

→ Nhận biết được C2H4 do làm mất màu dung dịch nước brom

C2H4 + Br2 → C2H4Br2

Khí còn lại không hiệu tượng là CH4

Câu 10. Etilen có các tính chất hóa học sau:

A. Tham gia phản ứng cộng, phản ứng trùng hợp, phản ứng với thuốc tím và phản ứng cháy.

B. Chỉ tham gia phản ứng thế và phản ứng với dung dịch thuốc tím.

C. Chỉ tham gia phản ứng cháy.

D. Chỉ tham gia phản ứng cộng, phản ứng trùng hợp, không tham gia phản ứng cháy.

Xem đáp án
Đáp án A

Etilen có các tính chất hóa học sau:

Tham gia phản ứng cộng, phản ứng trùng hợp, phản ứng với thuốc tím và phản ứng cháy.

..........................

Trên đây VnDoc.com vừa giới thiệu tới các bạn Nhận biết butan, but-1-in, but-2-in. Mong rằng qua đây các bạn có thể học tập tốt hơn môn Hóa học nhé. Mời các bạn cùng tham khảo thêm mục Phương trình phản ứng hóa học, Trắc nghiệm Hóa học 11...

>> Mời các bạn tham khảo thêm một số tài liệu liên quan:

Đánh giá bài viết
12 83.840
Sắp xếp theo

    Hóa 11 - Giải Hoá 11

    Xem thêm