Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Bài 14 hóa 11: Bài thực hành 2: Tính chất của một số hợp chất nitơ, photpho

Bài 14 hóa 11: Bài thực hành 2: Tính chất của một số hợp chất nitơ, photpho được VnDoc biên soạn gửi tới bạn đọc là nội dung bài thực hành 2 hóa 11, giúp các bạn học sinh có thể chuẩn bị tốt nhất cho bài thực hành 2 này. Nội dung tài liệu hướng dẫn các em làm thí nghiệm từ đó đưa ra các hiện tượng, giải thích cho mỗi thí nghiệm.

Mời các bạn tham khảo. 

I. Nội dung thí nghiệm và cách tiến hành

1. Thí nghiệm 1: Tính oxi hóa của axit nitric

  • Dụng cụ:

2 ống nghiệm, đèn cồn, bông tẩm, kẹp gỗ, bộ giá thí nghiệm....

  • Hóa chất

dung dịch HNO3 đặc, dung dịch NaOH, Cu

  • Tiến hành thí nghiệm

Cho vào ống nghiệm 1: 0,5ml dung dịch HNO3 đặc (68%)

Cho vào ống nghiệm 2: 0,5ml dung dịch HNO3 loãng 15%

Cho vào mỗi ống nghiệm 1 mảnh đồng nhỏ. Nút 2 ống nghiệm bằng bông tẩm dung dịch NaOH

Đun nhẹ ống nghiệm 2

  • Hiện tượng

Mảnh đồng tan dần, dung dịch trong ống nghiệm chuyển thành màu xanh đậm dần.

+ Ở ống 1: Có khí màu nâu đỏ bay lên, dung dịch trong ống nghiệm chuyển thành màu xanh

+ Ở ống 2: Có khí bay lên ban đầu sau chuyển nhanh sang màu nâu đỏ, dung dịch trong ống nghiệm chuyển thành màu xanh lam.

  • Giải thích

Ống nghiệm 1: HNO3 đặc có tính oxi hóa mạnh đã oxi hóa Cu kim loại thành Cu và bị khử thành NO2 có màu nâu đỏ

Ống nghiệm 2: HNO3 loãng, nóng đã oxi hóa Cu và giải phóng khí NO là 1 khí không mài, sau đó NO bị oxi hóa thành khí NO2 có màu nâu đỏ.

Dung dịch ở trong ống nghiệm (1) và (2) đều có màu xanh lam của muối đồng

  • Phương trình phản ứng

Cu + 4HNO3 đặc → Cu(NO3)2 + 2NO2↑ + 2H2O

3Cu + 8HNO3 loãng → 3Cu(NO3)2 + 2NO↑ + 4H2O

2NO + O2 → 2NO2

2. Thí nghiệm 2. Tính oxi hóa của muối kali nitrat nóng chảy

  • Dụng cụ:

Giá sắt, ống nghiệm, chậu cát, đèn cồn, kẹp sắt.

  • Hóa chất:

tinh thể KNO3, hòn than

  • Tiến hành thí nghiệm: 

Cho vào ống nghiệm 1 thìa nhỏ KNO3

Kẹp ống nghiệm trên giá thí nghiệm

Dùng đèn cồn đun để muối KNO3 nóng chảy hết

Lấy kẹp sắt kẹp 1 mẩu than gỗ bằng hạt ngô, đốt trên ngọn lửa đèn cồn. Khi than nóng đỏ, cho nhanh vào ống nghiệm chứa KNO3

  • Hiện tượng:

Mẩu than bùng cháy trong KNO3 nóng chảy, có tiếng nổ lách tách do KNO3 bị phân hủy.

  • Giải thích:

Hòn than cháy mãnh liệt hơn vì có O2. Có tiếng nổ lách tách là do KNO3 nhiệt phân giải phóng khí O2.

  • Phương trình hóa học:

2KNO3 → 2KNO2 + O2

C + O2 → CO2

3. Thí nghiệm 3. Phân biệt một số loại phân bón hóa học

Cho các mẫu phân bón hóa học sau: amoni sunfat, kali clorua và supephotphat kép.

  • Dụng cụ:

Ống nghiệm, kẹp gỗ, giá đựng ống nghiệm

  • Hóa chất:

nước, amoni sunfat, kali clorua và supephotphat kép.

  • Tiến hành thí nghiệm:

a) Thử tính tan

Lấy mối loại một ít vào từng ống nghiệm riêng biệt.

Cho vào mỗi ống nghiệm 4 -5 ml nước cất và lắc nhẹ ống nghiệm cho đến khi các chất tan hết.

b) Phân biệt đạm amoni sunfat

Lấy 1 ml dung dịch của mỗi loại phân bón vừa pha chế được vào từng lọ riêng biệt.

Cho mỗi ống nghiệm khoảng 0,5 ml dung dịch NaOH.

Kẹp và đun trên ngọn lửa đèn cồn

c) Phân biệt kali clorua và phân supephotphat kép

Lấy khoảng 1 ml dung dịch vừa pha chế của kali clorua vào 1 ống nghiệm và của supephotphat kép vào 1 ống nghiệm khác.

Nhỏ dung dịch AgNO3 vào từng ống. Phân biệt hai loại phân bón trên bằng cách quan sát hiện tượng trong hai ống.

  • Hiện tượng:

a) Các mẫu phân đều tan và tạo dung dịch không màu.

b) Phân đạm amoni sunfat:

Ống nghiệm có khí thoát ra mùi khai chứa dung dịch (NH4)2SO4 đưa giấy quỳ tím ẩm lên miệng ống nghiệm chuyển xanh.

2NaOH + (NH4)2SO4 → Na2SO4 + 2NH3↑ + 2H2O

NH4+ + OH- → NH3↑ + H2O

c) Phân kali clorua và phân supephotphat kép:

Ở ống nghiệm có xuất hiện kết tủa trắng chính là dung dịch kali clorua (KCl)

Ống nghiệm không có kết tủa supephotphat kép (dung dịch Ca(H2PO4)2)

AgNO3 + KCl → AgCl↓ + KNO3

Ag+ + Cl- → AgCl↓

II. Viết tường trình bài thực hành 2 hóa 11

STTTên thí nghiệmCách tiến hànhHiện tượngGiải thíchPhương trình phản ứng (nếu có)
1Thí nghiệm 1: Tính oxi hóa của axit nitric

Cho vào ống nghiệm 1: 0,5ml dung dịch HNO3 đặc (68%)

Cho vào ống nghiệm 2: 0,5ml dung dịch HNO3 loãng 15%

Cho vào mỗi ống nghiệm 1 mảnh đồng nhỏ. Nút 2 ống nghiệm bằng bông tẩm dung dịch NaOH

Đun nhẹ ống nghiệm 2

2Thí nghiệm 2. Tính oxi hóa của muối kali nitrat nóng chảy

Cho vào ống nghiệm 1 thìa nhỏ KNO3

Kẹp ống nghiệm trên giá thí nghiệm

Dùng đèn cồn đun để muối KNO3 nóng chảy hết

Lấy kẹp sắt kẹp 1 mẩu than gỗ bằng hạt ngô, đốt trên ngọn lửa đèn cồn. Khi than nóng đỏ, cho nhanh vào ống nghiệm chứa KNO3

3Thí nghiệm 3. Phân biệt một số loại phân bón hóa học

a) Thử tính tan

Lấy mối loại một ít vào từng ống nghiệm riêng biệt.

Cho vào mỗi ống nghiệm 4 -5 ml nước cất và lắc nhẹ ống nghiệm cho đến khi các chất tan hết.

b) Phân biệt đạm amoni sunfat

Lấy 1 ml dung dịch của mỗi loại phân bón vừa pha chế được vào từng lọ riêng biệt.

Cho mỗi ống nghiệm khoảng 0,5 ml dung dịch NaOH.

Kẹp và đun trên ngọn lửa đèn cồn

c) Phân biệt kali clorua và phân supephotphat kép

Lấy khoảng 1 ml dung dịch vừa pha chế của kali clorua vào 1 ống nghiệm và của supephotphat kép vào 1 ống nghiệm khác.

Nhỏ dung dịch AgNO3 vào từng ống. Phân biệt hai loại phân bón trên bằng cách quan sát hiện tượng trong hai ống.

.............................

Trên đây VnDoc đã gửi tới bạn đọc chi tiết nội dung Bài 14 hóa 11: Bài thực hành 2: Tính chất của một số hợp chất nitơ, photpho. Nội dung bài thực hành hóa 8 bài 14 gồm 2 thí nghiệm:

Thí nghiệm 1: Tính oxi hóa của axit nitric

Thí nghiệm 2. Tính oxi hóa của muối kali nitrat nóng chảy

Thí nghiệm 3. Phân biệt một số loại phân bón hóa học

Để có thể hoàn thành tốt bài thực hành thí nghiệm trên lớp một cách tốt nhất, cũng như biết cách viết báo cáo sau khi thực hành một cách chính xác bạn đọc cần:

Nắm được các nội quy của phòng thí nghiệm, cũng như cách sử dụng, dụng cụ thí nghiệm hóa chất, tránh gây đổ vỡ, mất an toàn. Tuyệt đối tuân theo sự hướng dẫn của giáo viên bộ môn.

Trong quá trình thực hành để thu được kết quả tốt nhất các bạn học sinh cần chú ý:

+ Tập trung quan sát giáo viên bộ môn hướng dẫn

+ Chú ý các thao tác cầm kẹp gỗ, sử dụng giá ống nghiệm, hay cách lấy hóa chất, ....

+ Chuẩn bị đọc bài thật kĩ, trước khi đến lớp.

.......................

Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Bài 14 hóa 11: Bài thực hành 2: Tính chất của một số hợp chất nitơ, photpho. Để có thể nâng cao kết quả trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Giải bài tập Toán 11, Chuyên đề Hóa học 11, Giải bài tập Hoá học 11. Tài liệu học tập lớp 11 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm giảng dạy và học tập môn học THPT, VnDoc mời các bạn truy cập nhóm riêng dành cho lớp 11 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 11 để có thể cập nhật được những tài liệu mới nhất.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
12
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Hóa 11 - Giải Hoá 11

    Xem thêm