Chất nào sau đây không phải chất điện li
Chất nào sau đây là chất điện li
Chất nào sau đây không phải chất điện li được VnDoc biên soạn hướng dẫn bạn đọc trả lời câu hỏi liên quan đến nội dung chất điện li. Cũng như nhắc lại các nội dung, câu hỏi lý thuyết liên quan.
Chất nào sau đây không phải chất điện li
A. BaSO4
B. Ca(OH)2
C. C2H5OH
D. CH3COOH
Đáp án hướng dẫn giải chi tiết
Dung dịch hữu cơ C2H5OH không phân li ra ion nên không dẫn điện.
Đáp án C
Sự điện li
Chất dẫn điện: các axit, bazơ, muối trong dung dịch hoặc trong trạng thái nóng chảy.
Chất không dẫn điện: các chất rắn khan (NaCl, NaOH khan) và các dung dịch ancol etylic, glucozơ, nước cất, …
Nguyên nhân: Tính dẫn điện của dung dịch axit, bazo và muối là do trong dung dịch của chúng cso các tiểu phân mang điện tích chuyển động tự do được gọi là các ion.
Sự điện li là quá trình phân li các chất trong nước ra ion. Sản phẩm của quá trình điện li của các phân tử chất điện li khi tan trong nước là các cation (ion dương) và anion (ion âm) được tách ra từ phân tử đó. Các ion này là nguyên nhân sinh ra khả năng dẫn điện của các dung dịch này.
Những chất tan trong nước (hoặc nóng chảy) phân li ra ion được gọi là những chất điện li. Hay trong một khái niệm hẹp hơn, người ta thường nói, các dung dịch dẫn được điện là chất điện li. Chất điện li chỉ có thể là các hợp chất hóa học, không thể là các nguyên tố. Ví dụ, axit, bazơ và muối là các chất điện li.
Chất điện li: Những chất tan trong nước phân li thành các ion
Vậy axit, bazo, muối là các chất điện li
Phân loại chất điện li
Chất điện li mạnh: Là các chất khi tan trong nước phân li hoàn toàn ra ion
Là các axit manh, bazo mạnh, hầu hết các muối
Chất điện li yếu
Chất điện li yếu là chất khi tan trong nước, chỉ có 1 phần số phân tử hòa tan phân li ra ion, phần còn lại vẫn tồn tại dưới dạng phân tử trong dung dịch
Là axit yếu (H2S, CH3COOH,...), bazo yếu ( Mg(OH)2),....), muối HgCl2,....
Chất không điện li: C6H12O6, C12O22O11, C6H6,....
Câu hỏi bài tập vận dụng liên quan
Câu 1. Trong dung dịch phản ứng trao đổi ion các chất điện li chỉ xảy ra khi
A. các chất phản ứng phải là những chất dễ tan.
B. các chất phản ứng phải là những chất điện li mạnh.
C. Phản ứng không phải là thuận nghịch.
D. một số ion trong dung dịch kết hợp được với nhau làm giảm nồng độ ion của chúng.
Trong dung dịch phản ứng trao đổi ion các chất điện li chỉ xảy ra khi: một số ion trong dung dịch kết hợp được với nhau làm giảm nồng độ ion của chúng.
Câu 2. Dãy ion nào sau đây có thể đồng thời tồn tại trong cùng một dung dịch?
A. Na+, Cl- , S2-, Cu2+.
B. K+, OH-, Ba2+, HCO3-.
C. Ag+, Ca2+, NO3-, OH-.
D. HSO4- , NH4+, Na+, NO3-.
Dãy ion có thể đồng thời tồn tại trong cùng một dung dịch là chúng không có khả năng kết hợp với nhau
Loại A vì S2- và Cu2+ tác dụng tạo ra CuS
Loại B
HCO3− + OH− → CO32−,
Ba2+ + CO32−→ BaCO3↓
Loại C. Ag+, Ca2+, NO3-, OH-.
2Ag+ + 2OH− → Ag2O↓ + H2O
D. đúng
Câu 3. Chất nào dưới đây không phân li ra ion khi hòa tan trong nước?
A. MgCl2.
B. HClO3.
C. Ba(OH)2.
D. C6H12O6 (glucozơ).
Chất không dẫn điện: các chất rắn khan (NaCl, NaOH khan) và các dung dịch ancol etylic, glucozơ, nước cất, …
Trong nội dung câu hỏi này chất không điện li là C6H12O6 (glucozơ)
Câu 4. Dung dịch chất nào sau đây không dẫn điện được?
A. HCl trong C6H6 (benzen).
C. Ca(OH)2 trong nước.
B. CH3COONa trong nước.
D. NaHSO4 trong nước.
Chất không dẫn điện: các chất rắn khan (NaCl, NaOH khan) và các dung dịch ancol etylic, glucozơ, nước cất, …
Trong nội dung câu hỏi này chất không điện li là HCl trong C6H6 (benzen).
Câu 5. Trong dung dịch axit nitric (bỏ qua sự phân li của H2O) có những phần tử nào?
A. H+, NO3-.
B. H+, NO3-, H2O.
C. H+, NO3-, HNO3.
D. H+, NO3-, HNO3, H2O.
Axit nitric HNO3 là axit mạnh phân li hoàn toàn trong dung dịch
HNO3 → H+ + NO3-
Nên trong dung dịch axit nitric (bỏ qua sự phân li của H2O) gồm những phần tử: H+, NO3-, H2O.
Câu 6. Trong số các chất sau: HNO3, CH3COOH, KMnO4, C6H6, HCOONa, HCOOCH3, C6H12O6, C2H5OH, SO2, Br2, NaClO, C2H4, NaOH, H2S. Số chất thuộc loại chất điện li là
A. 8.
B. 7.
C. 9.
D. 10.
Số chất thuộc loại chất điện li là: HNO3, CH3COOH, KMnO4, HCOONa, NaClO, NaOH, H2S
HNO3 → H+ + NO3−
CH3COOH ⇔ CH3COO– + H+
KMnO4 → K+ + MnO4-
HCOONa → HCOO- + Na+
NaClO → Na+ + ClO-
NaOH → Na+ + OH−
H2S ⇄ H+ + HS−
HS− ⇆ H+ +S2−
Câu 7. Nhận định nào sau đây đúng:
A. Chỉ có hợp chất ion mới bị điện li khi hoà tan trong nước.
B. Độ điện li chỉ phụ thuộc vào bản chất chất điện li.
C. Độ điện li của chất điện li yếu có thể bằng 1.
D. Với chất điện li yếu, độ điện li bị giảm khi nồng độ tăng.
A sai vì hợp chất cộng hóa trị cũng có thể bị phân ly khi hòa tan trong nước, ví dụ như HCl,...
B sai vì độ điện ly phụ thuộc vào nhiệt độ, nồng độ dung dịch, bản chất của chất tan và dung môi.
C sai vì chất điện ly yếu phân ly không hoàn toàn thành ion nên độ điện ly luôn nhỏ hơn 1 và lớn hơn 0.
D đúng.
Câu 8. Khi pha loãng dung dịch axit axetic, không thay đổi nhiệt độ, thấy độ điện li của nó tăng. Nhận định nào sau đây là đúng?
A. Hằng số phân li của axit (Ka) giảm.
B. Ka tăng.
C. Ka không đổi.
D. Không xác định được.
Ka là hằng số phân ly axit. Giá trị Ka chỉ phụ thuộc vào bản chất axit và nhiệt độ.
Nhiệt độ không đổi và vẫn axit đó nên Ka không thay đổi.
Câu 9. Cho các chất sau tan trong nước: Na2CO3, CH3COOCH3, HCOOH, MgCl2, HF. Số chất điện li mạnh và điện li yếu lần lượt là:
A. 2; 2.
B. 3; 2.
C. 1; 4.
D. 3: 1.
Chất điện li mạnh:
Na2CO3 → 2Na+ + CO32-
MgCl2 → Mg2+ + 2Cl-
Chất điện li yếu:
HCOOH ⇄ HCOO- + H+
HF ⇄ H+ + F-
Chất không điện li: CH3COOCH3
Câu 10. Cho các nhận xét sau:
(1) Những chất điện li mạnh là các axit mạnh như HCl, HNO3, H2SO4…; các bazơ mạnh như NaOH, KOH, Ba(OH)2… và hầu hết các muối.
(2) Dãy các chất H2S, H2CO3, H2SO3 là các chất điện li yếu.
(3) Muối là hợp chất khi tan trong nước chỉ phân li ra cation kim loại và anion gốc axit.
(4) Nước cất có khả năng dẫn điện tốt do nước có thể phân li ra ion H+ và OH-.
Số nhận xét đúng là?
A. 1.
B. 4.
C. 2.
D. 3.
(1) đúng Những chất điện li mạnh là các axit mạnh như HCl, HNO3, H2SO4…; các bazơ mạnh như NaOH, KOH, Ba(OH)2… và hầu hết các muối.
(2) đúng Dãy các chất H2S, H2CO3, H2SO3 là các chất điện li yếu.
(3) Sau vì Muối là hợp chất khi tan trong nước phân li ra cation kim loại (hoặc cation NH+4) và anion gốc axit.
(4) vì nước cất không dẫn điện
Câu 11. Trộn 200 ml dung dịch chứa 6 gam MgSO4 với 300 ml dung dịch chứa 17,1 gam Al2(SO4)3 thu được dung dịch X. Nồng độ ion SO42- trong X là
A. 0,2 M.
B. 0,8 M.
C. 0,6 M.
D. 0,4 M.
Phản ứng điện li:
MgSO4 → Mg2+ + SO42-
0,05 → 0,05 (mol)
Al2(SO4)3 → 2Al3+ + 3SO42-
0,0,5 → 0,15 (mol)
nSO42- = 0,2 mol ⇒ CM(SO42-) = 0,2/0,5 = 0,4 M
Câu 12. Trộn 150 ml dung dịch MgCl2 0,5M với 50 ml dung dịch NaCl 1M thì nồng độ ion Cl- trong dung dịch mới là
A. 1,5M.
B. 2M.
C. 1M.
D. 1,75M.
nMgCl2 = 0,15; nNaCl = 0,05.1 = 0,05 mol
MgCl2 và NaCl là các chất điện li mạnh, khi hòa tan vào nước phân li hoàn toàn thành các ion:
MgCl2 → Mg2+ + 2Cl-
0,075 → 0,15 (mol)
NaCl → Na+ + Cl-
0,05 → 0,05 (mol)
=> nCl− = 0,15 + 0,05 = 0,2 mol
[Cl−] = n/V = 0,2/(0,15 + 0,05) = 1M
Câu 13. Dung dịch chất điện li dẫn điện được là do trong dung dịch có chứa:
A. Các electron chuyển động tự do.
B. Các cation và anion chuyển động tự do.
C. Các ion H+ và OH- chuyển động tự do.
D. Các ion được gắn cố định tại các nút mạng.
Các chất điện li khi hòa tan vào nước phân li ra các ion (+) và (-) chuyển động tự do nên dẫn điện được.
Câu 14. Nhận định nào sau đây đúng khi nói về sự điện li?
A. Sự điện li là sự hoà tan một chất vào nước thành dung dịch.
B. Sự điện li là sự phân li một chất dưới tác dụng của dòng điện.
C. Sự điện li là sự phân li một chất thành ion khi tan trong nước hay ở trạng thái nóng chảy.
D. Sự điện li là quá trình oxi hoá - khử.
Sự điện li là sự phân li một chất thành ion khi tan trong nước hay ở trạng thái nóng chảy.
Câu 15. Dụng dịch X có chứa 5 ion: Mg2+, Ba2+, Ca2+; 0,125 mol Cl- và 0,25 mol NO3-. Thêm dần V lít dung dịch Na2CO3 1M vào X đến khi thu được lượng kết tủa lớn nhất. Giá trị của V là:
A. 0,1250
B. 0,1500
C. 0,1875
D. 0,3750
.................................................
>> Mời các bạn tham khảo thêm một số tài liệu liên quan:
- Dãy nào dưới đây chỉ gồm chất điện li mạnh
- Chất nào sau đây là chất điện li mạnh
- Chất nào sau đây là chất điện li yếu
- Chất nào sau đây không dẫn điện được
- Chất nào sau đây khi hòa tan vào nước không bị điện li
- Chất nào dưới đây không phân li ra ion khi hòa tan trong nước
- Các dung dịch sau đây có cùng nồng độ mol dung dịch nào dẫn điện tốt nhất