Có thể dùng dãy chất nào sau đây để làm khô khí ammonia
Có thể dùng chất nào sau đây để làm khô khí ammonia
Có thể dùng dãy chất nào sau đây để làm khô khí amoniac được VnDoc biên soạn hướng dẫn bạn đọc giải đáp câu hỏi liên quan đến tính chất hóa học của amoniac chất nào sau đây có thể làm khô khí NH3. Hy vọng với nội dung chi tiết dưới đây sẽ giúp bạn đọc nắm được phương pháp từ đó vận dụng giải các dạng câu hỏi bài tập liên quan. Mời các bạn tham khảo.
Có thể dùng chất nào sau đây để làm khô khí ammonia
A. CaCl2 khan, CaO khan, NaOH rắn
B. CaCl2 khan, P2O5, CuSO4 khan.
C. H2SO4 đặc, CaO khan, P2O5
D. NaOH rắn, K, CaO khan.
Đáp án hướng dẫn giải chi tiết
Đáp án A
CaCl2 khan, CaO khan, NaOH rắn.
H2SO4 đặc, K, P2O5 không thể dùng để làm khô khí amoniac vì
NH3 + H2SO4 → (NH4)2SO4.
2NH3 + 2K → 2KNH2 + H2.
P2O5 + H2O→ H3PO4. Sau đó NH3 + H3PO4 → (NH4)3PO4
( có thể tạo thành muối (NH4)2HPO4, NH4H2PO4 tùy tỉ lệ)
Nguyên tắc chung để làm khô các chất cần ghi nhớ
- Chất làm khô là chất có khả năng hút ẩm mạnh.
- Chất làm khô không tác dụng, không hòa tan với khí (cả khi có nước)
- Trong quá trình làm khô khí thì không giải phóng khi khác.
Điều kiện của chất làm khô
không phản ứng với khí cần làm khô và nếu chất làm khô phản ứng với nước tạo thành chất mới thì chất mới đó cũng không được phản ứng với khí cần làm khô
Một số chất hay dùng làm khô như:
- H2SO4 đặc:
Làm khô được: Cl2, NO2, CO2, SO2, O3
Không làm khô được: NH3, CO, H2S, NO
- P2O5:
Làm khô được: CO2, SO2, H2S, Cl2, NO2, NO, CO, O3
Không làm khô được: NH3
- CaO:
Làm khô được: NH3, CO, O3, NO
Không làm khô được: CO2, SO2, NO2, H2S, Cl2
- NaOH, KOH rắn (khan):
Làm khô được: NH3, CO, O3, NO
Không làm khô được: CO2, SO2, NO2, H2S, Cl2
- CaCl2 khan: Dùng để làm khô tất cả các khí
Làm khô được:CO2, SO2, NO2, H2S, Cl2, NO, CO, O3
Câu hỏi vận dụng liên quan
Câu 1. Chất nào sau đây không được dùng để làm khô khí CO2?
A. H2SO4 đặc.
B. P2O5 khan.
C. KOH rắn.
D. CuSO4 khan.
KOH rắn không làm khô được khí CO2 vì có phản ứng với CO2
2KOH + CO2 → K2CO3 + H2O
Câu 2. Chất nào sau đây không thể dùng để làm khô khí HCl?
A. P2O5
B. KOH rắn
C. H2SO4 đậm đặc
D. CaCl2 khan
KOH rắn không làm khô được khí HCl vì có phản ứng với CO2
KOH + HCl → KCl + H2O
Câu 3. Chất dùng để làm khô khí Cl2 ẩm là
A. dung dịch H2SO4 đậm đặc.
B. Na2SO3 khan.
C. CaO.
D. dung dịch NaOH đặc.
Chất dùng để làm khô khí Cl2 ẩm là dung dịch H2SO4 đậm đặc.
Câu 4. Có thể dùng chất nào dưới đây làm khô khí O2 có lẫn hơi nước
A. SO3
B. SO2
C. CuO
D. P2O5
Có thể dùng chất nào dưới đây làm khô khí O2 có lẫn hơi nước P2O5
Câu 5. Nhận định đúng về tính chất NH3 là
A. Trong phân tử NH3, N chỉ còn 1 electron hóa trị.
B. Amoniac là chất khí mùi khai, không màu, nhẹ hơn không khí.
C. Amoniac tan nhiều trong nước tạo dung dịch bazo mạnh.
D. Amoniac tác dụng với tất cả các dung dịch muối.
A sai vì trong phân tử NH3 nguyên tử N có 1 cặp e hóa trị.
B đúng.
C sai, dung dịch NH3 có tính bazo yếu.
D sai NH3 tác dụng với một số dung dịch muối (bởi tính chất bazo yếu)
Câu 6. Cho dung dịch NH3 dư vào dung dịch chứa FeCl3, CuCl2, AlCl3, ZnSO4, MgCl2 thu được kết tủa Y. Thành phần của Y gồm
A. Fe(OH)3, Al(OH)3.
B. Fe(OH)3, Al(OH)3, Mg(OH)2.
C. Fe(OH)2, Al(OH)3, Cu(OH)2.
D. Fe(OH)3, Cu(OH)2, Mg(OH)2.
NH3 dư có Cu(OH)2 và Zn(OH)2 tạo phức tan
=> kết tủa thu được gồm Fe(OH)3, Al(OH)3, Mg(OH)2.
Câu 7. Để làm khô khí ammonia có thể dùng hóa chất nào dưới đây?
A. H2SO4 đặc
B. P2O5 khan
C. CaO khan
D. CuSO4 khan
Để làm khô khí amoniac có thể dùng CaO khan vì CaO khan có khả năng hút ẩm nhưng không phản ứng với amoniac:
CaO + H2O → Ca(OH)2
Không lựa chọn H2SO4 đặc vì:
2NH3+ H2SO4→ (NH4)2SO4
Không lựa chọn P2O5 vì:
P2O5+ 3H2O → 2 H3PO4
Sau đó H3PO4 phản ứng với NH3 theo PT:
3NH3+ H3PO4→ (NH4)3PO4
Không lựa chọn CuSO4 khan vì:
2NH3+ CuSO4+ 2H2O→ Cu(OH)2+(NH4)2SO4
4NH3+ Cu(OH)2 → [Cu(NH3)4](OH)2
Chất được chọn để làm khô phải có khả năng hút nước và không phản ứng với chất cần làm khô
.........................................