Bài tập hóa vô cơ giải theo phương pháp bảo toàn electron

Bài tập hóa vô cơ giải theo phương pháp bảo toàn electron là tài liệu củng cố kiến thức, luyện kỹ năng trắc nghiệm hoá học, giới thiệu đến các bạn bí quyết giải nhanh bài tập hoá học. Mời các bạn học sinh hệ trung học phổ thông, ôn thi tốt nghiệp môn Hóa và ôn thi đại học - cao đẳng tham khảo ôn tập để củng cố kiến thức.

BÀI TẬP PHƯƠNG PHÁP BẢO TOÀN ELECTRON

BÀI TẬP HÓA VÔ CƠ GIẢI THEO PHƯƠNG PHÁP BẢO TOÀN ELECTRON

1/ Nguyên tắc: Trong quá trình phản ứng thì: Số e nhường = số e thu hoặc số mol e nhường = số mol e thu.
Khi giải không cần viết phương trình phản ứng mà chỉ cần tìm xem trong quá trình phản ứng có bao nhiêu mol e do chất khử nhường ra và bao nhiêu mol e do chất oxi hoá thu vào. Cách giải này chỉ áp dụng cho phản ứng oxi hóa – khử. Trong trường hợp có nhiều quá trình oxi hóa - khử nên giải theo cách này.

Lưu ý: Với phương pháp này cần nắm các vấn đề sau:

- Một chất có thể cho hoặc nhận e nhiều giai đoạn, ta chỉ viết 1 quá trình tổng cho và 1 quá trình tổng nhận.

Ví dụ : Để m gam bột sắt ngoài không khí, sau một thời gian biến thành hh (A) có khối lượng 12g gồm Fe, FeO, Fe3O4 ,Fe2O3. Cho (A) td hoàn toàn với dd HNO3 thấy sinh ra 2,24l khí NO duy nhất ở đktc. Tính m

=> Bài toán này Fe có nhiều quá trình nhường e , nhưng cuối cùng đều tạo thành Fe3+. Do đó để ngắn gọn ta chỉ cần viết 1 quá trình Fe→ Fe3+ + 3e .

- Một chất có thể vừa cho e và vừa nhận e, ví dụ cho 2e và nhận 6e thì coi như là nhận 4e. Do đó với nguyên tố này ta chỉ cần viết 1 quá trình cho 4e.

Ví dụ : Trộn 60g bột Fe với 30g lưu huỳnh rồi đun nóng (không có không khí) thu được chất rắn A. Hoà tan A bằng dd axit HCl dư được dd B và khí C. Đốt cháy C cần V lít O2 (đktc). Tính V, biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn .

=> Bài toán này S nhận 2e của Fe tạo S2-, sau đóS2- nhường 6e tạo S4+ ( SO2 ). Do đó có thể coi S nhường 4e (S →S4++ 4e)
- Một chất nếu giai đoạn đầu cho bao nhiêu e, giai đoạn 2 nhận bấy nhiêu e thì coi như chất này không nhận và không nhường e, tức không viết quá trình cho và nhận của chất này.

Ví dụ : Cho 2,22 g hỗn hợp Al, Fe vào dung dịch chứa hỗn hợp Fe(NO3)3 và Cu(NO3)2 . Sau một thời gian cho tiếp dung dịch HNO3 dư vào thấy thoát ra 1,12 l khí NO (đktc) . Tính khối lượng của Al và Fe

=> Bài toán này nếu Fe3+ và Cu2+ nhận bao nhiêu e khi tác dụng với Al và Fe thì sẽ nhường bấy nhiêu e khi tác dụng với HNO3. Do đó có thể coi Fe3+ và Cu2+ không nhận và không nhường e. Vậy trong bài toán có thể coi như chỉ có Al và Fe nhường e , còn N+5 nhận e.

Đánh giá bài viết
4 5.381
Sắp xếp theo

Luyện thi đại học khối A

Xem thêm