Cách trình bày bảng lớp của giáo viên Tiểu học 2025
Cách trình bày bảng lớp của giáo viên Tiểu học theo các phân môn học: Toán, Tập đọc, Chính tả, Luyện từ và câu,.... chi tiết cho các thầy cô cùng theo dõi chuẩn bị cho năm học mới sắp tới đây.
Cách trình bày bảng ở Tiểu học
1. Cách viết bảng Tiểu học
Bảng là một thiết bị rất hữu hiệu, thiết thực của lớp học trong quá trình dạy học. Dù sau này các kỹ thuật và phương pháp dạy học có tân tiến đến đâu thì bảng vẫn là dụng cụ gần gũi, thiết thực hỗ trợ giáo viên và học sinh trong quá trình học tập ở mọi nơi mọi chỗ.
Để sử dụng bảng hiệu quả, giáo viên nên tránh: Dùng bảng như là bình phong để treo bảng phụ và các tài liệu khác mà đáng lẽ ra giáo viên hoặc học sinh có thể kẻ, vẽ nhanh được trên bảng...; chép tất cả nội dung bài học lên bảng...
Giáo viên cần sử dụng bảng trong mọi trường hợp như: Khi bảng khi thấy cần thiết như nội dung hoạt động chung cả lớp, tên bài học, các nhiệm vụ chuyển giao cho học sinh, các ý kiến của học sinh (nếu cần thiết) và hệ thống hóa kiến thức, những gợi ý hoạt động như cách thức hoạt động, yêu cầu thiết bị và học liệu cũng như sản phẩm của hoạt động…; Ghi những điểm cần khắc sâu như công thức, mệnh đề... để các em lưu ý khi hệ thống hóa kiến thức; tránh ghi trùng lặp kiến thức đã có ở bảng phụ, slide và các tài liệu khác một cách quá thái không cần thiết...
a. Đối với giáo viên
Để mỗi tiết trở nên hay hơn, hấp dẫn hơn khi trước mặt các em là bảng lớp một đồ dùng trực quan để các em nhìn vào đó trong suốt tiết học thì giáo viên cần có một số kỹ năng trình bày bảng đẹp – khoa học khi dạy bất cứ môn học nào. Muốn đạt được điều đó giáo viên cần thực hiện tốt các biện pháp sau:
- Cần đưa ra một số quy định về cách trình bày bảng đen của lớp như là:
Từ dưới bàn học sinh nhìn lên ở góc bảng phía trên bên trái kẻ 1 khung hình chữ nhật có kích thước (20 x 40 cm) dùng để ghi sĩ số học sinh hàng ngày. Tính từ mép bảng phía trên trở xuống: Dòng kẻ thứ hai ghi chủ điểm hàng tháng ( bằng phấn màu). Dòng kẻ thứ 4 ghi thứ…..ngày….tháng….năm…… ở giữa bảng.
Dòng kẻ thứ sáu: Ghi tên của môn học (VD: Toán) lùi sang trái so với thứ, ngày, tháng, năm khoảng 15 – 20 cm tùy theo đề bài dài hay ngắn. Sau đó dùng dấu hai chấm cách ra khoảng 1 ô bảng ghi tên bài học ( VD: Ôn tập về phép cộng và phép trừ). Từ dòng kẻ thứ năm trở xuống: Tùy theo nội dung của từng môn học, bài học, ta có thể chia bảng 3 phần để trình bày nội dung cung cấp kiến thức mới, cũng như hướng dẫn học sinh luyện tập, thực hành, củng cố kiến thức đã học.
- Trình bày viết bảng từ trái sang phải nếu bài có hình thành kiến thức mới thì bắt đầu ghi nội dung cần thiết vào cột đầu tiên bên trái bảng. Nếu là bài không có kiến thức mới thì bắt đầu trình bày bài 1 vào cột đầu tiên bên trái bảng.
- Lựa chọn các nội dung ngắn gọn, cụ thể để viết vào các phần được chia, biết treo tranh ảnh phù hợp.
- Không nên viết quá ít sẽ làm bảng không cân phần chữ và phần bảng hoặc viết quá nhiều sẽ làm bảng rối khó nhìn. Điều tránh không nên làm là để bảng trắng chỉ viết đầu bài như vậy khi dạy và học xong sẽ không biết học cái gì.
- Cần thường xuyên rèn chữ viết, viết đúng mẫu chữ trên bảng, không viết to quá sẽ chiếm hết bảng hay viết nhỏ quá học sinh lại không nhìn thấy. Cần viết chữ thật đều, viết thẳng hàng không lên dốc, xuống dốc. Viết cỡ chữ đủ lớn, đủ đậm để mọi học sinh đều nhìn thấy rõ.
- Cần viết bảng một cách chân phương, câu đầy đủ, hình vẽ thẳng nét.
- Khi treo tranh ảnh cần treo thắng tránh xộc xệch sẽ làm xấu bảng.
- Dùng thước kẻ cho thẳng các vạch chia bảng hay các gạch chân đầu đề, đầu bài, khi vẽ các sơ đồ bài toán, vẽ các hình học…
- Không viết hay vẽ dày đặc, chi chít trên bảng, trình bày cả những thông tin vụn vặt.
- Tùy theo từng môn học, bài học, ta trình bày bảng sao cho phù hợp và khoa học, tránh trình bày bảng rườm rà, tran lan, làm mất đi sự thẩm mĩ của bảng.
- Dùng phấn màu để ghi các tiêu đề hay các con số cho phù hợp để khi nhìn vào thấy ngay nội dung cần học.
- Trong tất cả các môn học nếu có sử dụng bảng nhóm ( từ 2 bảng trở lên) , thì ta sắp xếp gắn số bảng nhóm đó thành một hàng thẳng kể từ trái sang phải, theo mép bảng ở phía dưới.
- Tất cả các bảng nhóm đều được trình bày trên bảng, sau đó chọn một bảng đẹp nhất và có kết quả đúng, để nhận xét cả về hình thức trình bày cũng như kết quả của bài tập. Từ đó đối chiếu nhận xét các bảng nhóm khác vì thế yêu cầu giáo viên phải chuẩn bị bảng nhóm và nam châm đầy đủ khi treo cần treo cho thẳng hàng.
- Để chữ viết dễ nhìn thấy và dễ viết giáo viên cần xóa bảng sạch sẽ khi hết tiết học hoặc khi đang dạy mà không cần nội dung đó nữa.
- Khi xóa bảng giáo viên nên dùng giẻ đã giặt sạch để hơi ướt (không ướt quá hoặc khô quá) như vậy sẽ không làm bảng trắng vì còn vết phấn.
- Nếu muốn học sinh lên bảng lớp trình bày nội dung bài học thì giáo viên cần hướng dẫn cho các em cách viết, chữ viết, viết chỗ nào để khi nhìn vào chữ viết của cô và trò không lệch nhau quá.
- Có những từ, cụm từ hay thuật ngữ, địa danh có thể viết tắt nhưng phải tuân thủ các qui định.
- Ngoài các cách trình bày ở trên khi dạy học giáo viên cần linh hoạt khi trình bày bảng cùng một môn học như bài toán luyện tập, bài toán có kiến thức mới.
- Tùy vào nội dung bài học mà thiết kế cách trình bày bảng khác nhau vì có bài cần nhiều tranh, có bài lại ít tranh.
- Lưu ý khi dạy xong bài thì bảng lớp phải thể hiện đủ nội dung của tiết học vậy nên cần xác định rõ mục tiêu để trình bày bảng.
- Cần tạo cho bản thân có thói quen trình bày bảng cẩn thận khi có giáo viên dự giờ cũng như khi chỉ có cô và trò. Ban đầu khi chưa có kinh nghiệm giáo viên dành thời gian vào những tiết học trống tập trình bày, tự chỉnh sửa khi cảm thấy chưa hài lòng.
- Lắng nghe ý kiến góp ý của mọi người khi họ dự giờ từ đó rút ra được những cái hay, cần thiết cho việc trình bày bảng lớp của mình.
- Chịu khó dự giờ đồng nghiệp trong và ngoài nhà trường, đúc rút kinh nghiệm tạo điều kiện cho việc trình bày bảng của mình được tốt hơn.
- Không lảng tránh hay bực bội khi học sinh phát hiện ra sai sót trên bảng. Nên cảm ơn các em và sữa chữa ngay hoặc rút kinh nghiệm lần sau.
b. Đối với học sinh
Ở lứa tuổi học sinh Tiểu học đa số các em rất hay bắt chước giáo viên và làm theo những gì giáo viên hướng dẫn. Chính vì vậy người giáo viên cần quan tâm nhiều đến đặc điểm tâm lý này để hướng dẫn cho các em trong khi dạy học cũng như việc trình bày bảng lớp của mình.
Bên cạnh đó các em cũng cần lưu ý một số nội dung cần thiết nhằm góp phần làm cho việc trình bày bảng lớp của giáo viên đẹp hơn.
- Cần theo dõi và quan sát các thao tác trình bày bảng bảng kết hợp với lời nói của giáo viên để ghi nhớ bài học một cách hệ thống.
- Quan sát cách trình bày của giáo viên để trình bày vào vở của mình cho đẹp và khoa học. Chú ý từ dòng đầu tiên đến dòng cuối cùng cần viết ở đâu lùi vào như thế nào.
- Khi được giáo viên gọi lên bảng làm bài tập cần viết cẩn thận, chữ viết thẳng hàng với chữ viết của giáo viên.
- Trình bày trên bảng nhóm cần lưu ý trình bày đẹp để khi mang lên bảng lớp treo không bị lệch quá so với chữ giáo viên. Khi treo chú ý treo cho thẳng hàng, tránh xộc xệch làm xấu bảng.
- Có ý thức giữ gìn bảng lớp không bôi bẩn, vẽ bậy lên bảng, luôn lau bảng sạch sẽ.
- Cần tạo thói quen viết cẩn thận khi cầm phấn ghi lên bảng, luôn coi bảng lớp như chính vở của mình.
2. Mẫu trình bày bảng môn Toán
3. Mẫu trình bày bảng môn Luyện từ và câu
4. Mẫu trình bày bảng môn Tập đọc
>> Tham khảo: Quy trình giờ dạy Tập đọc lớp 4, 5
5. Mẫu trình bày bảng môn Chính tả
6. Mẫu trình bày bảng môn Tự nhiên xã hội
7. Mẫu trình bày bảng môn Tập viết
Lưu ý:
1. Trước khi viết bảng
- Lập dàn ý nội dung viết chính xác.
- Dự tính cách bố trí nội dung lên bảng (phần bảng vẽ hình, phần bảng ghi ví dụ minh họa, phần bản treo tranh…)
2. Viết bảng
- Chữ viết, hình vẽ phải rõ ràng đủ để mọi người quan sát được.
- Ghi bảng đẹp, gọn, tập trung và bám lấy trọng tâm.
- Làm nổi bật tên bài và các đề mục
+ Tên bài: Ghi chữ in hoặc chữ thường cỡ chữ to…
+ Đề mục: gạch chân, viết đậm…, khi đánh đề mục thì mục nhỏ lùi sâu hơn so với mục lớn theo thứ tự: I > 1 > a > “–“ > “+” > “.”.
- Đứng xa bảng (khoảng 20 cm) và đứng sang một bên để tận dụng được ánh sáng, đảm bảo người học dễ quan sát, ghi chép và giáo viên quan sát lại được người học (bao quát lớp).
- Cầm phấn thoải mái, khi viết bảng xoay đầu phấn theo chiều kim đồng hồ để phấn mòn đều và các nét viết đều nhau.
8. Giáo án bài giảng cấp tiểu học
1. Giáo án Stem
2. Giáo án bài giảng điện tử
- Giáo án điện tử lớp 1
- Giáo án điện tử lớp 2
- Giáo án điện tử lớp 3
- Giáo án điện tử lớp 4
- Giáo án điện tử lớp 5
Tham khảo các Tài liệu học tập hay: