Kinh nghiệm dạy học sinh giỏi
Một số kinh nghiệm dạy học sinh giỏi
VnDoc xin chia sẻ một số kinh nghiệm dạy học sinh giỏi đến quý thầy cô. Hy vọng với các kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi dưới đây sẽ giúp thầy cô đào tạo thêm được nhiều học sinh có thành tích xuất sắc.
Kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi
I. Các bước bồi dưỡng học sinh giỏi:
Bước 1: Chọn học sinh
Tùy đặc trưng từng môn học mà có những yêu cầu khác nhau, tuy nhiên có một số yêu tố học sinh cần có là:
- Quan trọng nhất mà môn nào cũng phải có là lòng yêu thích môn học
- Chữ nghĩa rõ ràng, sạch đẹp
- Có tư duy tốt, chuyên cần trong học tập
- Tự giác trong học tập( yếu tố này có thể ban đầu học sinh chưa có thì giáo viên sẽ hình thành cho học sinh trong quá trình giảng dạy).
Bước 2: Tiến trình dạy học
- Dạy theo chuyên đề
- Sau mỗi chuyên đề cần kiểm tra để biết được học sinh học ở mức độ nào, biết đến đâu.
- Hình thức kiểm tra: nên đa dạng, phong phú
+ Trước tiên là kiểm tra vấn đáp: GV-HS, HS-HS theo cặp đôi
+ Kiểm tra viết để đánh giá mức độ chính xác trong kiến thức của HS khi trình bày vì thực tế có nhiều HS nói thì đúng và đủ ý nhưng khi trình bày hay tâm lí và mắc lỗi (bản lĩnh thi đấu chưa vững vàng)
Bằng hình thức này giáo viên sẽ phát hiện và giúp HS khắc phục hạn chế.
Bước 3: Liên kết, móc nối các chuyên đề với nhau
Bước 4: Sưu tập đề, các dạng bài tập và câu hỏi theo chuyên đề.
Bước 5: Làm đề kiểm tra (làm nhiều đề) và Chấm, chữa bài có lưu kết quả các lần kiểm tra.
Bước 6: Trên cơ sở các bài kiểm tra đã lưu kết hợp với đánh giá thường xuyên hàng ngày để chọn học sinh đi thi
- Đảm bảo về kiến thức
- Vững vàng về tâm lí
II. Hình thành động cơ, kỹ năng học tập bộ môn
1. Về phía giáo viên
- Gây hứng thú học tập bộ môn ngay trong quá trình lên lớp theo thời khóa biểu
Thường xuyên sưu tập đề của đồng nghiệp, internet. Chuẩn bị nội dung chu đáo trước khi lên lớp bồi dưỡng.
- Hình thành cho HS tính tự giác tong học tập: theo quan điểm “Từ một người chăm chỉ làm việc và biết nhìn vào ưu điểm của người khác, không săm soi yếu điểm của họ sẽ tỏa ra một thứ năng lượng hấp dẫn những người xung quanh”
Vì thế người GV ngay từ những buổi đầu lên lớp phải thể hiện sự nghiêm túc, nhiệt tình trong công việc, giao nhiệm vụ cụ thể, rõ ràng cho HS tạo thói quen đúng giờ giấc, giáo dục động cơ học tập. Duy trì việc học tập thường xuyên tránh học bập bõm, tuần nào theo lịch chung mất buổi dạy thì phai lên kế hoạch dạy bù. Từ đó HS sẽ có thái độ nghiêm túc và tự giác trong học tập.
- Thường xuyên kiểm tra, đánh giá và phân loại đúng đối tượng HS để lựa chọn chính xác HS đi thi.
- Khi đến giai đến giai đoạn nước rút phải động viên HS chuẩn bị cả về tâm lý và sức khỏe cho HS để đi thi tốt nhất.
+ Chế độ dinh dưỡng như thế nào để đảm bảo sức khỏe.
+ Dạy HS một vài kinh nghiệm lấy hơi, giữ bình tĩnh khi thi, tránh tình trạng HS lo lắng, hồi hộp và run khi viết bài không tốt ảnh hưởng hiệu quả bài làm
2. Về phía học sinh
- Rèn kỹ năng viết, trình bày khoa học, logic.
- Tự lên mạng sưu tầm tài liệu, tham khảo
- Mạnh dạn trao đổi, hởi bài GV
- Không giới hạn không gian học tập: Ở trường học, ở trong lớp học, học ngoài ghế đá ngoài sân trường, có khi lại kết hợp thể dục (đi bộ quanh san trường- học bài)
- Không giới hạn hình thức học bài:
+ Học một mình: kết hợp đọc, viết để nhớ lâu
+ Học cặp đôi
+ Ôn bài vào sáng sớm (hoặc có khi vừa nghe nhạc vừa học thuộc bài tùy vào từng học sinh...)